Dân Chủ Là Sức Mạnh Chống Ngoại Xâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 2-11-2007 Quốc Vụ Viện Trung Quốc (TQ) thông qua việc thiết lập đơn vị hành chính huyện Tam Sa thuộc tỉnh đảo Hải Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đầu tháng 12, 2007. TQ tiến hành lập các cơ sở điều hành trên hai quần đảo này. Giới lãnh đạo VN không ai lên tiếng, toàn thể hệ thống truyền thông quốc doanh làm thinh, ngoài phát ngôn viên bộ Ngoại giao tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN. Ngay sau đó, phía Trung Quốc bác bỏ, nói những luận cứ VN đưa ra là không có cơ sở.

Trước phản ứng yếu ớt của chính quyền Hà Nội, sinh viên và giới trẻ quá tức giận đã tổ chức biểu tình phản đối ngày 9-12-2007 trước toà đại sứ và tổng lãnh sự TQ ở Hà nội và Sài Gòn.

Dĩ nhiên có bàn tay lông lá của chính quyền dính vào qua cán bộ đoàn và công an, nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng nhưng điều tiết cho vừa phải về cường độ và thời gian để cuộc biểu tình không vượt khỏi tầm kiểm soát của đảng. Nhưng một tuần sau, ngày 16-12-2007, trước khi thế sôi sục của giới trẻ, nhà cầm quyền Cộng Sản vừa sợ phương Bắc, vừa sợ nhân dân của mình, đã cứng rắn giải tán hàng ngàn người biểu tình ở Hà Nội, và hàng trăm người ở Sài Gòn. Điều này đã tạo nghịch cảnh là người dân bị ngăn cấm ngay cả khi muốn bầy tỏ lòng yêu nước và ý chí bảo vệ Tổ Quốc.

Đồng bào hải ngoại, sống trong khung cảnh tự do thực sự, đã và đang tổ chức nhiều cuộc biểu tình quyết liệt với khí thế yêu nước chưa từng thấy. Đây là lần đầu tiên, toàn dân trong ngoài nước vượt lên trên mọi bất đồng, có tiếng nói chung trước nạn ngọai xâm.

Tuy nhiên, Bộ chính trị đảng CSVN chỉ muốn mọi người đừng lôi ra những sai lầm của họ trong quá khứ và chấp nhận chuyện “đâm lao phải theo lao” để có phản ứng “vừa phải”; trong khi dân tộc ta muốn hiểu thấu rõ đầu đuôi mọi sự từ trước đến nay, để có phản ứng chính xác và hiệu quả trước sự việc TQ ngang ngược chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường dân tộc:

Theo ý kiến riêng của chúng tôi, lập trường đứng đắn của dân tộc ta là:

- Đất nước Việt Nam là của chung mọi người dân Việt Nam. Tất cả mọi công dân, trong cũng như ngoài nước, đều có bổn phận bảo vệ lãnh thổ, tài nguyên của Việt Nam do tiền nhân đã dày công để lại.

- Không ai được độc quyền yêu nước và cũng không một ai, một đoàn thể hay đảng phái nào trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể nhân danh dân tộc Việt Nam ký kết những văn kiện bán nước cho ngoại bang.

Trên căn bản đó, chúng tôi chủ trương:

- Nhân dân ta không bị ràng buộc bởi hiệp định phân định đường biên giới trên bộ ký ngày 30-12-1999 và trên biển ngày 25-12-2000, mà chỉ coi đây như một hành vi sai lầm của Bộ chính trị đảng CSVN, đặt quyền lợi của Đảng trên quyền lợi Tổ Quốc, dâng đất và biển để được Trung Quốc ủng hộ, hy vọng được tiếp tục ngồi lại thống trị nhân dân ta. Nhân dân ta không coi hai hiệp ước trên có giá trị. Toàn bộ vấn đề phải trở lại các hiệp ước giữa Pháp và nhà Thanh năm 1887 và 1995 và bộ bản đồ đính kèm.

Về Hoàng Sa và Trường Sa

Chúng ta muốn giải quyết hòa bình những tranh chấp về các hải đảo dựa trên:

- Luận cứ và bằng chứng lịch sử các bên đưa ra liên hệ đến sự hiện diện từ xưa trên đảo.
- Kết quả nghiên cứu khoa học về thềm lục địa.
- Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
- Bảo đảm quyền lợi và an ninh cho giới khai thác tài nguyên đáy biển.

Ðiều cần nêu lên ở đây là: Hiện các cường quốc muốn quốc tế hoá các hải đảo chưa có chủ hoặc chủ quyền còn đang trong vòng tranh chấp kéo dài mà không thể giải quyết được để khai thác lợi ích kinh tế với quy chế hư chủ (nghĩa là các nước đang tranh chấp là chủ nhưng không được có các hoạt động quân sự và không có quyền quốc hữu hoá); ngược lại họ có quyền tham gia vào các cuộc thương thảo trong việc khai thác vùng biển xung quanh các đảo này và chia lợi nhuận.

Chúng tôi ủng hộ hướng đi này và dân tộc ta cần nắm vững để bảo vệ quyền lợi đất nước trong những cuộc thương thảo tương lai về quy chế của các đảo.

Điều cần thiết là từ nhà cầm quyền tới người dân phải cương quyết khẳng định và bảo vệ chủ quyền bằng mọi cách, mọi giá, mọi thời điểm, liên tục suốt giòng lịch sử, không bao giờ được ngừng nghỉ, thì sau này mới có tiếng nói trong các cuộc thương lượng. Trong chiều hướng ấy, vào đầu năm 2002, với tư cách Chủ Tịch Cao Trào Nhân Bản, chúng tôi đã gửi văn thư đến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, và Chủ Tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, phản đối các Hiệp Định Biên Giới Trên Bộ ký ngày 30-12-1999 và Trên Biển ngày 25-12-2000.

Vai trò bán nước của Đảng CSVN

Mù quáng vì Mác – Lê – Mao và tin vào ảo tưởng tinh thần quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh và những tập đoàn bộ chính trị đảng CSVN kế tiếp cho đến ngày nay, đã phạm rất nhiều lỗi lầm khủng khiếp khiến dân ta lầm than, máu xương phung phí, hàng triệu người ly hương, mất đất đai và biển cả tiền nhân dầy công gìn giữ để lại…, trong đó không thể bỏ qua công hàm ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng khi đó là Thủ Tướng gửi Chu Ân Lai công nhận hải phận 12 hải lý của TQ, áp dụng cho tất cả các đảo tại Nam Hải, và cũng thời gian này, Phó Ngoại Trưởng Ung Văn Khiêm đã tuyên bố với Tổng Lãnh Sự Li Zhimin, xử lý Đại sứ quán TQ ở Hà Nội là “Theo tài liệu của Việt Nam, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo lịch sử, là một phần của Trung Quốc”. Ngoài ra, nhiều thành viên Bộ chính trị còn ru ngủ dư luận bằng cách nói rằng do mối liên hệ đặc biệt giữa TQ và VN, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù thuộc về TQ hay VN cũng thế thôi.

Theo ý chúng tôi, vì quyền lợi của cả dân tộc, đã đến lúc Bộ chính trị đảng CSVN phải nhìn nhận sai lầm, xin lỗi dân tộc, đi theo con đường dân chủ hoá thực sự, và phải:

1- Nói thật hết và nói rõ toàn bộ những lắt léo trong quan hệ VN – TQ từ trước đến nay. Phải công bố toàn bộ hai hiệp định ký năm 1999 và 2000.

2- Đảng CSVN phải ý thức được rằng trong chiến tranh mình chỉ là công cụ Trung Cộng xử dụng để chống Mỹ. Nay nhu cầu này không còn nữa.

3- Muốn bộc lộ và phát huy hết mọi tiềm năng và khả năng của dân tộc, Bộ chính trị đảng CSVN phải dứt khoát:

- Công nhận quyền tư hữu của người dân.
- Tách hoạt động đảng ra khỏi bộ máy hành chánh công quyền.
- Tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến thực sự tự do công bằng để toàn dân ai cũng có quyền tham gia công việc điều hành đất nước. Từ đó mới có thể chuyển hẳn quốc gia sang hướng phát triển chính trị, kinh tế, xã hội hoàn toàn mới, đoạn tuyệt với những sai lầm trong qúa khứ.

Vai trò lịch sử của Phong trào Dân Chủ Việt Nam

Dân tộc ta đang đứng trước một tình thế quyết định phải có thay đổi. Thật thế:

Về chính trị – ngoại giao: Quan hệ Bắc Kinh – Hà Nội căng thẳng. Hà Nội có muốn lẽo đẽo theo cũng không còn thuận nữa. Muốn quay sang Tây phương thì bắt buộc phải tôn trọng những giá trị phổ quát về nhân quyền và dân chủ.

Về kinh tế – văn hóa: Đầu tư và buôn bán cùng những trao đổi giáo dục – văn hoá với thế giới gần đây tăng rất nhanh và chắc chắn còn đang tiếp tục tăng nhanh nữa nhờ gia nhập WTO. Nhưng phát triển của VN không bền vững vì thiếu đầu tư vào con người và thiếu vắng một nền dân chủ pháp trị.

Về xã hội: Hoàn toàn không có triết lý chỉ đạo rõ ràng, giống như con tầu lênh đênh trên biển cả không có địa bàn, với không biết bao tệ nạn và cách biệt giầu – nghèo đang càng ngày càng khoét sâu thêm.

Trong bối cảnh như vậy, Bộ chính trị đảng CSVN không nên trấn áp những tiếng nói yêu nước để tiếp tục độc quyền lãnh đạo, mà phải cởi mở, nương theo sức mạnh của phong trào dân chủ VN để có được hậu thuẫn của các nước dân chủ trên thế giới, và sự tiếp tay của các nước đồng cảnh ngộ trong vùng. Điều quan trọng là những người tha thiết với dân chủ không thể cứ án binh bất động để mặc cho đảng Cộng sản tiếp tục sai lầm được nữa. Người dân phải được thực sự làm chủ đất nước mình. Khi đó, chống ngoại xâm là vì mình, không phải vì Đảng, hay theo lệnh Đảng. Và chỉ khi đó, mới có thể chống được ngoại xâm.

Tóm lại

Chúng ta chống ngoại xâm bằng cách đưa ngay tiến trình dân chủ hoá lên cao trào để huy động quần chúng hậu thuẫn mọi động thái bảo vệ chủ quyền đất nước, đồng thời có sức mạnh tổng hợp phát triển bền vững nội lực của cả dân tộc.

Chỉ có con đường DÂN CHỦ HOÁ đất nước mới chiếm được con tim và khối óc của người dân nước Việt mọi nơi mọi lúc, mới đoàn kết được cả dân tộc để phát triển bền vững đất nước và bảo vệ hữu hiệu lãnh thổ khi bị ngoại xâm.

Nguyễn Đan QuếDân chủ là sức mạnh chống ngoại xâm Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế

“… Điều quan trọng là những người tha thiết với dân chủ không thể cứ án binh bất động để mặc cho đảng Cộng sản tiếp tục sai lầm được nữa. Người dân phải được thực sự làm chủ đất nước mình …”

Ngày 2-11-2007 Quốc Vụ Viện Trung Quốc (TQ) thông qua việc thiết lập đơn vị hành chính huyện Tam Sa thuộc tỉnh đảo Hải Nam, trong đó có 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Đầu tháng 12, 2007. TQ tiến hành lập các cơ sở điều hành trên hai quần đảo này. Giới lãnh đạo VN không ai lên tiếng, toàn thể hệ thống truyền thông quốc doanh làm thinh, ngoài phát ngôn viên bộ Ngoại giao tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa thuộc VN. Ngay sau đó, phía Trung Quốc bác bỏ, nói những luận cứ VN đưa ra là không có cơ sở.

Trước phản ứng yếu ớt của chính quyền Hà Nội, sinh viên và giới trẻ quá tức giận đã tổ chức biểu tình phản đối ngày 9-12-2007 trước toà đại sứ và tổng lãnh sự TQ ở Hà nội và Sài Gòn.

Dĩ nhiên có bàn tay lông lá của chính quyền dính vào qua cán bộ đoàn và công an, nhằm xoa dịu sự phẫn nộ của quần chúng nhưng điều tiết cho vừa phải về cường độ và thời gian để cuộc biểu tình không vượt khỏi tầm kiểm soát của đảng. Nhưng một tuần sau, ngày 16-12-2007, trước khi thế sôi sục của giới trẻ, nhà cầm quyền Cộng Sản vừa sợ phương Bắc, vừa sợ nhân dân của mình, đã cứng rắn giải tán hàng ngàn người biểu tình ở Hà Nội, và hàng trăm người ở Sài Gòn. Điều này đã tạo nghịch cảnh là người dân bị ngăn cấm ngay cả khi muốn bầy tỏ lòng yêu nước và ý chí bảo vệ Tổ Quốc.

Đồng bào hải ngoại, sống trong khung cảnh tự do thực sự, đã và đang tổ chức nhiều cuộc biểu tình quyết liệt với khí thế yêu nước chưa từng thấy. Đây là lần đầu tiên, toàn dân trong ngoài nước vượt lên trên mọi bất đồng, có tiếng nói chung trước nạn ngọai xâm.

Tuy nhiên, Bộ chính trị đảng CSVN chỉ muốn mọi người đừng lôi ra những sai lầm của họ trong quá khứ và chấp nhận chuyện “đâm lao phải theo lao” để có phản ứng “vừa phải”; trong khi dân tộc ta muốn hiểu thấu rõ đầu đuôi mọi sự từ trước đến nay, để có phản ứng chính xác và hiệu quả trước sự việc TQ ngang ngược chiếm Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường dân tộc:

Theo ý kiến riêng của chúng tôi, lập trường đứng đắn của dân tộc ta là:

- Đất nước Việt Nam là của chung mọi người dân Việt Nam. Tất cả mọi công dân, trong cũng như ngoài nước, đều có bổn phận bảo vệ lãnh thổ, tài nguyên của Việt Nam do tiền nhân đã dày công để lại.

- Không ai được độc quyền yêu nước và cũng không một ai, một đoàn thể hay đảng phái nào trong bất cứ hoàn cảnh nào có thể nhân danh dân tộc Việt Nam ký kết những văn kiện bán nước cho ngoại bang.

Trên căn bản đó, chúng tôi chủ trương:

- Nhân dân ta không bị ràng buộc bởi hiệp định phân định đường biên giới trên bộ ký ngày 30-12-1999 và trên biển ngày 25-12-2000, mà chỉ coi đây như một hành vi sai lầm của Bộ chính trị đảng CSVN, đặt quyền lợi của Đảng trên quyền lợi Tổ Quốc, dâng đất và biển để được Trung Quốc ủng hộ, hy vọng được tiếp tục ngồi lại thống trị nhân dân ta. Nhân dân ta không coi hai hiệp ước trên có giá trị. Toàn bộ vấn đề phải trở lại các hiệp ước giữa Pháp và nhà Thanh năm 1887 và 1995 và bộ bản đồ đính kèm.

Về Hoàng Sa và Trường Sa

Chúng ta muốn giải quyết hòa bình những tranh chấp về các hải đảo dựa trên:

- Luận cứ và bằng chứng lịch sử các bên đưa ra liên hệ đến sự hiện diện từ xưa trên đảo.
- Kết quả nghiên cứu khoa học về thềm lục địa.
- Luật biển của Liên Hiệp Quốc năm 1982.
- Bảo đảm quyền lợi và an ninh cho giới khai thác tài nguyên đáy biển.

Ðiều cần nêu lên ở đây là: Hiện các cường quốc muốn quốc tế hoá các hải đảo chưa có chủ hoặc chủ quyền còn đang trong vòng tranh chấp kéo dài mà không thể giải quyết được để khai thác lợi ích kinh tế với quy chế hư chủ (nghĩa là các nước đang tranh chấp là chủ nhưng không được có các hoạt động quân sự và không có quyền quốc hữu hoá); ngược lại họ có quyền tham gia vào các cuộc thương thảo trong việc khai thác vùng biển xung quanh các đảo này và chia lợi nhuận.

Chúng tôi ủng hộ hướng đi này và dân tộc ta cần nắm vững để bảo vệ quyền lợi đất nước trong những cuộc thương thảo tương lai về quy chế của các đảo.

Điều cần thiết là từ nhà cầm quyền tới người dân phải cương quyết khẳng định và bảo vệ chủ quyền bằng mọi cách, mọi giá, mọi thời điểm, liên tục suốt giòng lịch sử, không bao giờ được ngừng nghỉ, thì sau này mới có tiếng nói trong các cuộc thương lượng. Trong chiều hướng ấy, vào đầu năm 2002, với tư cách Chủ Tịch Cao Trào Nhân Bản, chúng tôi đã gửi văn thư đến Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan, và Chủ Tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân, phản đối các Hiệp Định Biên Giới Trên Bộ ký ngày 30-12-1999 và Trên Biển ngày 25-12-2000.

Vai trò bán nước của Đảng CSVN

Mù quáng vì Mác – Lê – Mao và tin vào ảo tưởng tinh thần quốc tế vô sản, Hồ Chí Minh và những tập đoàn bộ chính trị đảng CSVN kế tiếp cho đến ngày nay, đã phạm rất nhiều lỗi lầm khủng khiếp khiến dân ta lầm than, máu xương phung phí, hàng triệu người ly hương, mất đất đai và biển cả tiền nhân dầy công gìn giữ để lại…, trong đó không thể bỏ qua công hàm ngày 14-9-1958, Phạm Văn Đồng khi đó là Thủ Tướng gửi Chu Ân Lai công nhận hải phận 12 hải lý của TQ, áp dụng cho tất cả các đảo tại Nam Hải, và cũng thời gian này, Phó Ngoại Trưởng Ung Văn Khiêm đã tuyên bố với Tổng Lãnh Sự Li Zhimin, xử lý Đại sứ quán TQ ở Hà Nội là “Theo tài liệu của Việt Nam, các đảo Hoàng Sa và Trường Sa, theo lịch sử, là một phần của Trung Quốc”. Ngoài ra, nhiều thành viên Bộ chính trị còn ru ngủ dư luận bằng cách nói rằng do mối liên hệ đặc biệt giữa TQ và VN, các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa dù thuộc về TQ hay VN cũng thế thôi.

Theo ý chúng tôi, vì quyền lợi của cả dân tộc, đã đến lúc Bộ chính trị đảng CSVN phải nhìn nhận sai lầm, xin lỗi dân tộc, đi theo con đường dân chủ hoá thực sự, và phải:

1- Nói thật hết và nói rõ toàn bộ những lắt léo trong quan hệ VN – TQ từ trước đến nay. Phải công bố toàn bộ hai hiệp định ký năm 1999 và 2000.

2- Đảng CSVN phải ý thức được rằng trong chiến tranh mình chỉ là công cụ Trung Cộng xử dụng để chống Mỹ. Nay nhu cầu này không còn nữa.

3- Muốn bộc lộ và phát huy hết mọi tiềm năng và khả năng của dân tộc, Bộ chính trị đảng CSVN phải dứt khoát:

- Công nhận quyền tư hữu của người dân.
- Tách hoạt động đảng ra khỏi bộ máy hành chánh công quyền.
- Tổ chức bầu cử Quốc Hội Lập Hiến thực sự tự do công bằng để toàn dân ai cũng có quyền tham gia công việc điều hành đất nước. Từ đó mới có thể chuyển hẳn quốc gia sang hướng phát triển chính trị, kinh tế, xã hội hoàn toàn mới, đoạn tuyệt với những sai lầm trong qúa khứ.

Vai trò lịch sử của Phong trào Dân Chủ Việt Nam

Dân tộc ta đang đứng trước một tình thế quyết định phải có thay đổi. Thật thế:

Về chính trị – ngoại giao: Quan hệ Bắc Kinh – Hà Nội căng thẳng. Hà Nội có muốn lẽo đẽo theo cũng không còn thuận nữa. Muốn quay sang Tây phương thì bắt buộc phải tôn trọng những giá trị phổ quát về nhân quyền và dân chủ.

Về kinh tế – văn hoá: Đầu tư và buôn bán cùng những trao đổi giáo dục – văn hoá với thế giới gần đây tăng rất nhanh và chắc chắn còn đang tiếp tục tăng nhanh nữa nhờ gia nhập WTO. Nhưng phát triển của VN không bền vững vì thiếu đầu tư vào con người và thiếu vắng một nền dân chủ pháp trị.

Về xã hội: Hoàn toàn không có triết lý chỉ đạo rõ ràng, giống như con tầu lênh đênh trên biển cả không có địa bàn, với không biết bao tệ nạn và cách biệt giầu – nghèo đang càng ngày càng khoét sâu thêm.

Trong bối cảnh như vậy, Bộ chính trị đảng CSVN không nên trấn áp những tiếng nói yêu nước để tiếp tục độc quyền lãnh đạo, mà phải cởi mở, nương theo sức mạnh của phong trào dân chủ VN để có được hậu thuẫn của các nước dân chủ trên thế giới, và sự tiếp tay của các nước đồng cảnh ngộ trong vùng. Điều quan trọng là những người tha thiết với dân chủ không thể cứ án binh bất động để mặc cho đảng Cộng sản tiếp tục sai lầm được nữa. Người dân phải được thực sự làm chủ đất nước mình. Khi đó, chống ngoại xâm là vì mình, không phải vì Đảng, hay theo lệnh Đảng. Và chỉ khi đó, mới có thể chống được ngoại xâm.

Tóm lại

Chúng ta chống ngoại xâm bằng cách đưa ngay tiến trình dân chủ hoá lên cao trào để huy động quần chúng hậu thuẫn mọi động thái bảo vệ chủ quyền đất nước, đồng thời có sức mạnh tổng hợp phát triển bền vững nội lực của cả dân tộc.

Chỉ có con đường DÂN CHỦ HOÁ đất nước mới chiếm được con tim và khối óc của người dân nước Việt mọi nơi mọi lúc, mới đoàn kết được cả dân tộc để phát triển bền vững đất nước và bảo vệ hữu hiệu lãnh thổ khi bị ngoại xâm.

Nguyễn Đan Quế
Đại Diện CTNBVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.