Dân chủ và chuyên chế – thể chế nào tốt hơn?

Cư dân Thượng Hải, Trung Quốc, đổ ra đường hôm 27/11/2022 biểu tình phản đối chính sách “không Covid” của ông Tập Cận Bình. Ảnh: Hector Retamal/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc đấu tranh giữa hai thể chế chính trị dân chủ và chuyên chế trên thế giới đang có diễn biến mới, trong đó dân chủ không suy tàn và chuyên chế không thắng thế như lo ngại của những người quan tâm tới thời cuộc. Những cuộc phản kháng mạnh mẽ của người dân Trung Quốc, Iran, Nga cho thấy sự thật đó.

Chỉ vài tháng trước, đã có hồi chuông cảnh báo về cuộc suy thoái của các thể chế dân chủ sau những diễn biến đáng lo ngại.

Ở Hoa Kỳ, sau cuộc bạo loạn tấn công tòa nhà Quốc Hội hồi Tháng Giêng, 2021 mà diễn tiến và động cơ được trình bày khá chi tiết trong chín phiên điều trần công khai tại Hạ Viện, nhiều người Mỹ đã nhận ra tính chất mong manh của nền dân chủ lâu đời nhất hành tinh. Một cuộc thăm dò ý kiến của đài NBC News hồi Tháng Tám cho thấy 21% cử tri cho rằng “mối đe dọa ngày càng tăng đối với nền dân chủ là vấn đề quan trọng nhất mà đất nước phải đối mặt” trong khi vấn đề chi phí sinh hoạt đắt đỏ chỉ chiếm vị trí thứ hai (16%); vấn đề việc làm và nền kinh tế xếp thứ ba (14%); tình trạng di dân ở biên giới chiếm vị trí thứ tư (13%). Trong cuộc khảo sát trước đó ba tháng, người trả lời thậm chí còn chưa đề cập tới mối đe dọa đối với nền dân chủ.

Ngay cả Tổng Thống Joe Biden cũng phá lệ để thẳng thắn cảnh báo các giá trị dân chủ của nước Mỹ đang bị các lực lượng cực đoan trung thành với cựu Tổng Thống Donald Trump tấn công. Đọc diễn văn tại Tòa Nhà Độc Lập ở Philadelphia tối ngày 1 Tháng Chín, ông Biden lên án ông Trump và đảng Cộng Hòa MAGA như là những đại diện cho chủ nghĩa cực đoan làm suy yếu nền tảng của nền cộng hòa và lo lắng về một “làn sóng đỏ” sẽ nổi lên trong cuộc bầu cử giữa kỳ đầu Tháng Mười Một – điều đã không xảy ra.

Ở Châu Âu, cuộc bầu cử Quốc Hội Ý hôm 25 Tháng Chín đưa lên cầm quyền một đảng có nguồn gốc Phát-xít, theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài ngoại, chống di dân. Trước đó, đảng Dân Chủ Thụy Điển theo đường lối cực hữu đã trở thành đảng chính trị lớn thứ hai của nước này. Với các đảng cánh hữu đã cầm quyền ở Hungary, Ba Lan, Châu Âu đang đối mặt với thách thức trầm trọng về thể chế chính trị.

Như vậy, ở cả hai bờ Đại Tây Dương, các nền dân chủ đang gặp khó trước sự trỗi dậy của các xu hướng cực đoan, dân tộc chủ nghĩa.

***

Từ lâu, các nhà độc tài truyền bá quan niệm chế độ dân chủ là hỗn loạn và đề cao chế độ chuyên chế như một phương thức quản trị quốc gia khác, thay thế và hiệu quả hơn chủ nghĩa dân chủ. Với quan niệm “Phương Đông đang trỗi dậy, Phương Tây đang suy tàn,” Chủ Tịch Tập Cận Bình của Trung Quốc là đại diện cho niềm tin đó.

Cho đến gần đây.

Ba quốc gia có chế độ chuyên chế hung bạo nhất hành tinh – Nga, Trung Quốc, và Iran – đang rung lắc tận nền tảng vì phong trào phản kháng của dân chúng, đòi tự do và quyền sống với phẩm giá con người.

Trường hợp gây ngạc nhiên nhất là Trung Quốc. Các cuộc biểu tình lớn chưa từng thấy kể từ thời biến cố Thiên An Môn năm 1989 đã đồng loạt nổ ra ở nhiều thành phố, thu hút đông đảo sinh viên, trí thức và tầng lớp trung lưu đô thị. Nguyên nhân chính của vụ biểu tình là chính sách “không COVID” của ông Tập làm cho cuộc sống của người dân bị đảo lộn, trái hẳn với các quốc gia khác “sống chung với dịch” và đã trở lại sinh hoạt bình thường.

Vấn đề của chế độ độc tài là việc lập chính sách diễn ra trong các phòng họp đóng kín cửa của giới lãnh đạo chóp bu, như Bộ Chính Trị Đảng Cộng Sản chẳng hạn, toàn dân không được quyền bàn bạc hay bày tỏ thái độ. Rồi khi chính sách đã ban hành thì họ không chịu thay đổi, không muốn cho dân biết họ cũng đã có lúc sai lầm. Chính sách “không COVID” đầy tai họa của ông Tập Cận Bình là một ví dụ như vậy. Phải đến khi người dân tức giận đổ ra đường biểu tình và đụng độ với cảnh sát thì nhà cầm quyền Bắc Kinh mới xem xét nới lỏng vài biện pháp phong tỏa để xoa dịu cơn phẫn nộ.

Ở các xã hội dân chủ nhà lãnh đạo luôn bị người dân theo dõi và gây áp lực phải thay đổi chính sách. Phê phán nhà cầm quyền là nghĩa vụ của người dân yêu nước. Các chuyên gia đủ mọi ngành nghề luôn soi mói các quyết sách của chính phủ, vạch ra những chỗ sai lầm hoặc trái luật, đảng đối lập đưa ra những giải pháp khác với đảng cầm quyền mà không sợ bị chụp mũ “phản động.” Giới lãnh đạo biết sự nghiệp của họ phụ thuộc vào lá phiếu của cử tri nên nếu chính sách không đúng thì phải thay đổi chính sách nếu không muốn bản thân họ bị thay đổi.

Ở Nga, nhà độc tài Vladimir Putin vô cớ xua quân xâm lược nước láng giềng Ukraine, hy sinh hàng chục ngàn nhân mạng và đẩy nền kinh tế quốc gia tới chỗ suy sụp. Nhưng không ai có thể ngăn cản hoặc làm ông Putin thay đổi kế hoạch. Báo chí đối lập bị đóng cửa, những ai nói khác với chính quyền, kể cả việc gọi sự việc đúng tên của nó là cuộc chiến tranh, đều bị bắt vô tù với những bản án khắc nghiệt. Ông Putin cùng với đám cận thần của ông mặc sức theo đuổi kế hoạch điên rồ, hoang tưởng và đẫm máu của họ. Rồi trong thế cùng, ông ra lệnh tổng động viên để cung cấp binh lính cho chiến trường thì hàng trăm ngàn người Nga bỏ chạy sang nước khác. Một cuộc bỏ phiếu bằng chân khổng lồ để phản đối một chính sách phi nhân vì người dân không còn cách nào khác để thay đổi quyết định của nhà độc tài.

Ở Iran, một chế độ thần quyền áp đặt sự kiểm soát tư tưởng lên toàn dân, quy định cả lối ăn mặc của họ. Các tăng lữ Hồi Giáo cầm quyền tin rằng giáo luật của đạo Hồi chính thống phải được áp dụng thay cho luật pháp thế tục. Không chịu được sự áp bức như vậy, người dân Iran lại đổ ra đường biểu tình và đến nay hàng trăm người đã bị giết chết! Chế độ dân chủ không bao giờ cố áp đặt tư tưởng cho người dân, không coi tôn giáo nào là quốc giáo mà tin rằng con người phải có quyền tự do lựa chọn niềm tin và mưu cầu hạnh phúc.

***

Các chế độ độc tài chuyên chế, đặc biệt ở Trung Quốc, từng làm cho người bên ngoài có ấn tượng tốt với khả năng huy động toàn bộ năng lực quốc gia vào một số mục đích nào đó, chẳng hạn như tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đường sá, phát triển kinh tế bằng mọi giá… Nhưng về lâu dài, chế độ chuyên chế không linh hoạt ứng phó khi hoàn cảnh thay đổi và rơi vào cái bẫy do chính họ giăng ra.

Nếu chế độ dân chủ huy động được trí tuệ của toàn xã hội vào cuộc tranh luận tìm ra câu trả lời đúng nhất cho từng vấn đề thì chế độ chuyên chế bóp chết tinh thần sáng tạo, mọi người phải suy nghĩ và hành động theo một khuôn mẫu nhất định. Bộ óc của một thiểu số thì không thể so được với cộng đồng xã hội.

Chế độ chuyên chế với quyền lực không bị kiểm soát làm tha hóa người lãnh đạo. Địa vị chức tước càng cao thì càng xa rời thực tế đời sống, rơi vào hoang tưởng và trở thành lực cản cho sự tiến bộ. Đến lúc người dân bị trị không còn chịu đựng được nữa thì họ vùng dậy đòi thay đổi. Tình hình ở Trung Quốc, Nga, và Iran hiện nay là minh chứng cho quy luật đó.

Chế độ dân chủ có những vấn đề của nó, và thật sự rất mong manh. Nhưng như lời cựu thủ tướng nổi tiếng của Anh, ông Winston Churchill, chế độ dân chủ là hình thức chính quyền tệ hại nhất nếu không tính tới tất cả các chế độ khác.

Những cuộc biểu tình rầm rộ ở Iran, Trung Quốc, và Nga có thể chưa dẫn tới sự thay đổi từ gốc rễ, nhưng ít nhất chúng cho thấy chế độ chuyên chế không mạnh, không bền vững như người ta tưởng và chế độ dân chủ tuy mong manh nhưng vẫn có sức sống bền bỉ.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.