Dân nghèo kẹt giữa đôi đường!

Dòng người di tản về quê lánh dịch sau khi có lệnh tiếp tục phong tỏa TP.HCM thêm 1 tháng từ 15/8 đến 15/9, bị chặn lại tại chốt kiểm soát gần khi du lịch Suối Tiên, thành phố Thủ Đức trưa 15/5. Ảnh chụp VnExpress 15/8/2021
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều 14/8 vừa nghe tin TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tiếp từ 15/8 đến 15/9, thì sáng 15/8 người dân ngoại tỉnh còn trụ lại sau đợt di tản đợt 1, đầu tháng 8, lại ùn ùn chạy xe máy về quê. Hàng ngàn người với toàn bộ gia tài chất lên chiếc xe máy, hối hả tìm về miền quê xa hàng 1.000Km…

Nhưng lần này các lực lượng chức năng không bị bất ngờ, nên đã kịp thời ngăn chặn dòng người chững lại. Sự cãi cọ, bức xúc đã xảy ra giữa lực lượng chức năng và những người di tản.

Lực lượng chức năng có lý, vì họ phải quán triệt Chỉ thị 16, người dân ở đâu phải ở đó. Họ để dân ùn ùn di chuyển, họ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật nặng.

Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 phải làm nghiêm, “tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách, trừ trường hợp được chính quyền cho phép.” Từ ngày 2/8, các tỉnh cũng đã dừng đón người dân về quê tự phát bằng xe máy…

Do vậy lực lượng chức năng đã chặn không cho người dân di tản, yêu cầu quay lại chỗ ở. Ai không chấp hành sẽ bị xử phạt; ai cố tình phản ứng lại quyết định của lực lượng chức năng sẽ bị cho là “chống người thi hành công vụ”…

Quay lại nơi ở thì người dân sống làm sao, khi họ đã mất thu nhập ít ra là 2 tháng rồi, trong khi đã không còn tiền ăn uống, thì tiền nhà, tiền điện, nước vẫn phải trả.

Trong bài “Người dân ùn ùn chạy xe máy rời TP.HCM,” đăng trên VNExpress ngày 15/8/2021 có phỏng vấn một số người dân, được biết:

– Anh Hoàng Văn Trung, quê Nghệ An, làm công nhân ở Bình Dương, chở 5 chai nước suối trong bọc nilon, sau xe còn một vali lớn, treo thêm vài gói mì tôm và chai xăng 5 lít. Anh kể, bị công ty cho nghỉ việc gần 3 tháng nay, không có lương. Mất thu nhập, nhưng chưa nhận được hỗ trợ từ chính quyền, chủ trọ không giảm tiền phòng… Anh chia sẻ: “Tôi hết cách rồi, biết cả nước đang giãn cách xã hội, ai ở đâu ở đó, nhưng nếu ở lại lấy tiền đâu mà sống, lại sợ bị nhiễm bệnh”…

– Gia đình anh Hoàng Văn Hoa, quê Quảng Trị, làm công nhân khu chế xuất Linh Trung 2, TP Thủ Đức, cũng cùng chung hoàn cảnh khi cả 2 vợ chồng thất nghiệp vì dịch. Không có tiền sống buộc anh và vợ dậy sớm từ 5 giờ sáng, chở theo cô con gái 3 tuổi về quê bằng xe máy. “Về quê mình còn có gia đình, bà con thân thích, chứ ở nơi đất khách quê người, mất việc làm thật sự không biết lấy gì sống”…

– Anh Nguyễn Văn Sen, công nhân cho biết thất nghiệp nhiều tháng, gia đình không còn khả năng trụ lại ở thành phố nên định lái xe máy chở vợ và con về Bình Định. “Ở lại TP.HCM thì tuân thủ Chỉ thị 16, nhưng mất việc, hết tiền, bám trụ khó khăn quá tôi chịu không nổi. Bởi vậy tôi muốn về quê có mắm ăn mắm, có muối ăn muối dễ sống hơn…”

Tôi cũng gọi điện hỏi thăm mấy người quen làm nghề tự do đang sống ở TP.HCM xem sao, thì được biết:

– Cô bán hàng ở chợ bảo, vì có khách hàng của cháu F0, nên cháu phải đi cách ly 21 ngày, rồi về nghỉ bán hàng hơn tháng nay rồi. Con lớn của cháu làm bốc vác ở cảng cũng nghỉ hai tháng nay không lương. Tất cả nhà chưa được hỗ trợ gì cả…

– Chủ Công ty xây dựng, sửa chữa nhà cửa, thường thuê 10-15 công nhân, bảo, Công ty nghỉ mấy tháng rồi; doanh nghiệp cũng phá sản còn đâu mà hỗ trợ công nhân. Cả Công ty lẫn công nhân chả ai được hỗ trợ gì!

– Ba đứa cháu làm nghề tự do, cũng mất việc, mất thu nhập 2 tháng rồi, hỏi có được chính quyền hỗ trợ gì không, các cháu bảo không. Nhưng chúng con còn tự cầm cự được, nhiều người mất việc đói khổ lắm…

Tóm lại, người dân hỗ trợ nhau cũng chỉ cứu đói nhất thời, không thể thay cho nguồn THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN ĐỂ SỐNG được; còn hỗ trợ của Nhà nước thì chậm trễ vì thủ tục và cũng đến được số ít người, không thể đủ hết các đối tượng cần trợ giúp. Hơn nữa tiền trợ giúp cũng chỉ được 1 đợt, mỗi đợt chừng 1,5 triệu đồng, không đủ cho 1 người sống 1 tháng.

Trong bài viết nói trên, cho biết: “Đến nay, gói cứu trợ thứ nhất với tổng số tiền 886 tỷ đồng cơ bản hoàn thành. Ngoài nhiều nhóm ngành nghề được giúp đỡ, hơn 311.000 lao động tự do (mỗi người nhận 1,5 triệu đồng).”

“Ở gói hỗ trợ thứ hai tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng, cùng với việc bổ sung thêm nhiều hộ nghèo cần giúp đỡ, TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành giải ngân trước ngày 15/8. Tuy nhiên, đến chiều 14/8 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết: “Cụ thể, trong 367.000 lao động tự do cần hỗ trợ, đến chiều 14/8 mới chỉ hơn 100.000 người nhận được tiền, chiếm gần 30%”…

Tình trạng như vậy thì ngay những người được trợ cấp 1,5 triệu đồng cũng làm sao đủ sống đến 15/9? Còn bao nhiêu người chưa và không được trợ cấp thì sống ra sao?

Đây là vấn đề khủng hoảng xã hội rất cấp bách rồi. Nhà nước phải kịp thời giải quyết bằng một trong hai cách:

Một là, tổ chức chở người dân về quê, địa phương đón tiếp, nuôi cách ly 14 ngày rồi thả về để họ “tự cứu lấy mình, trước khi Trời cứu!”

Hai là, Nhà nước chi ngân sách, gấp rút cứu trợ những người dân không có tiền lương, mất thu nhập, đang rất khó khăn ở TP.HCM và nhiều thành phố khác. Làm sao trợ cấp hàng tháng để người dân có thể sống tối thiểu, suốt thời kỳ họ mất thu nhập…

Đây không phải ban ơn mà là vấn đề an sinh xã hội, nhà nước phải giải quyết. Người làm chính sách phải tự đặt mình vào hoàn cảnh người tay trắng, xem 1 tháng chi tiêu tối thiểu là bao nhiêu để mà tính cho sát.

Nhà nước phải chọn một trong hai giải pháp, chứ không thể để người dân kẹt giữa Chỉ thị 16 và chết đói. Có vậy tuyên bố của thủ tướng: “Không để người dân nào đói ăn, thiếu mặc; không để ai tụt lại phía sau” mới là nói THẬT!

TS Mạc Văn Trang

Nguồn: FB Mạc Van Trang

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.