Dân nghèo kẹt giữa đôi đường!

Dòng người di tản về quê lánh dịch sau khi có lệnh tiếp tục phong tỏa TP.HCM thêm 1 tháng từ 15/8 đến 15/9, bị chặn lại tại chốt kiểm soát gần khi du lịch Suối Tiên, thành phố Thủ Đức trưa 15/5. Ảnh chụp VnExpress 15/8/2021
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều 14/8 vừa nghe tin TP.HCM sẽ tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội tiếp từ 15/8 đến 15/9, thì sáng 15/8 người dân ngoại tỉnh còn trụ lại sau đợt di tản đợt 1, đầu tháng 8, lại ùn ùn chạy xe máy về quê. Hàng ngàn người với toàn bộ gia tài chất lên chiếc xe máy, hối hả tìm về miền quê xa hàng 1.000Km…

Nhưng lần này các lực lượng chức năng không bị bất ngờ, nên đã kịp thời ngăn chặn dòng người chững lại. Sự cãi cọ, bức xúc đã xảy ra giữa lực lượng chức năng và những người di tản.

Lực lượng chức năng có lý, vì họ phải quán triệt Chỉ thị 16, người dân ở đâu phải ở đó. Họ để dân ùn ùn di chuyển, họ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, bị kỷ luật nặng.

Thủ tướng đã yêu cầu các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16 phải làm nghiêm, “tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7 tới khi hết giãn cách, trừ trường hợp được chính quyền cho phép.” Từ ngày 2/8, các tỉnh cũng đã dừng đón người dân về quê tự phát bằng xe máy…

Do vậy lực lượng chức năng đã chặn không cho người dân di tản, yêu cầu quay lại chỗ ở. Ai không chấp hành sẽ bị xử phạt; ai cố tình phản ứng lại quyết định của lực lượng chức năng sẽ bị cho là “chống người thi hành công vụ”…

Quay lại nơi ở thì người dân sống làm sao, khi họ đã mất thu nhập ít ra là 2 tháng rồi, trong khi đã không còn tiền ăn uống, thì tiền nhà, tiền điện, nước vẫn phải trả.

Trong bài “Người dân ùn ùn chạy xe máy rời TP.HCM,” đăng trên VNExpress ngày 15/8/2021 có phỏng vấn một số người dân, được biết:

– Anh Hoàng Văn Trung, quê Nghệ An, làm công nhân ở Bình Dương, chở 5 chai nước suối trong bọc nilon, sau xe còn một vali lớn, treo thêm vài gói mì tôm và chai xăng 5 lít. Anh kể, bị công ty cho nghỉ việc gần 3 tháng nay, không có lương. Mất thu nhập, nhưng chưa nhận được hỗ trợ từ chính quyền, chủ trọ không giảm tiền phòng… Anh chia sẻ: “Tôi hết cách rồi, biết cả nước đang giãn cách xã hội, ai ở đâu ở đó, nhưng nếu ở lại lấy tiền đâu mà sống, lại sợ bị nhiễm bệnh”…

– Gia đình anh Hoàng Văn Hoa, quê Quảng Trị, làm công nhân khu chế xuất Linh Trung 2, TP Thủ Đức, cũng cùng chung hoàn cảnh khi cả 2 vợ chồng thất nghiệp vì dịch. Không có tiền sống buộc anh và vợ dậy sớm từ 5 giờ sáng, chở theo cô con gái 3 tuổi về quê bằng xe máy. “Về quê mình còn có gia đình, bà con thân thích, chứ ở nơi đất khách quê người, mất việc làm thật sự không biết lấy gì sống”…

– Anh Nguyễn Văn Sen, công nhân cho biết thất nghiệp nhiều tháng, gia đình không còn khả năng trụ lại ở thành phố nên định lái xe máy chở vợ và con về Bình Định. “Ở lại TP.HCM thì tuân thủ Chỉ thị 16, nhưng mất việc, hết tiền, bám trụ khó khăn quá tôi chịu không nổi. Bởi vậy tôi muốn về quê có mắm ăn mắm, có muối ăn muối dễ sống hơn…”

Tôi cũng gọi điện hỏi thăm mấy người quen làm nghề tự do đang sống ở TP.HCM xem sao, thì được biết:

– Cô bán hàng ở chợ bảo, vì có khách hàng của cháu F0, nên cháu phải đi cách ly 21 ngày, rồi về nghỉ bán hàng hơn tháng nay rồi. Con lớn của cháu làm bốc vác ở cảng cũng nghỉ hai tháng nay không lương. Tất cả nhà chưa được hỗ trợ gì cả…

– Chủ Công ty xây dựng, sửa chữa nhà cửa, thường thuê 10-15 công nhân, bảo, Công ty nghỉ mấy tháng rồi; doanh nghiệp cũng phá sản còn đâu mà hỗ trợ công nhân. Cả Công ty lẫn công nhân chả ai được hỗ trợ gì!

– Ba đứa cháu làm nghề tự do, cũng mất việc, mất thu nhập 2 tháng rồi, hỏi có được chính quyền hỗ trợ gì không, các cháu bảo không. Nhưng chúng con còn tự cầm cự được, nhiều người mất việc đói khổ lắm…

Tóm lại, người dân hỗ trợ nhau cũng chỉ cứu đói nhất thời, không thể thay cho nguồn THU NHẬP THƯỜNG XUYÊN ĐỂ SỐNG được; còn hỗ trợ của Nhà nước thì chậm trễ vì thủ tục và cũng đến được số ít người, không thể đủ hết các đối tượng cần trợ giúp. Hơn nữa tiền trợ giúp cũng chỉ được 1 đợt, mỗi đợt chừng 1,5 triệu đồng, không đủ cho 1 người sống 1 tháng.

Trong bài viết nói trên, cho biết: “Đến nay, gói cứu trợ thứ nhất với tổng số tiền 886 tỷ đồng cơ bản hoàn thành. Ngoài nhiều nhóm ngành nghề được giúp đỡ, hơn 311.000 lao động tự do (mỗi người nhận 1,5 triệu đồng).”

“Ở gói hỗ trợ thứ hai tổng kinh phí hơn 900 tỷ đồng, cùng với việc bổ sung thêm nhiều hộ nghèo cần giúp đỡ, TP.HCM đặt mục tiêu hoàn thành giải ngân trước ngày 15/8. Tuy nhiên, đến chiều 14/8 Sở Lao động, Thương binh và Xã hội TP.HCM cho biết: “Cụ thể, trong 367.000 lao động tự do cần hỗ trợ, đến chiều 14/8 mới chỉ hơn 100.000 người nhận được tiền, chiếm gần 30%”…

Tình trạng như vậy thì ngay những người được trợ cấp 1,5 triệu đồng cũng làm sao đủ sống đến 15/9? Còn bao nhiêu người chưa và không được trợ cấp thì sống ra sao?

Đây là vấn đề khủng hoảng xã hội rất cấp bách rồi. Nhà nước phải kịp thời giải quyết bằng một trong hai cách:

Một là, tổ chức chở người dân về quê, địa phương đón tiếp, nuôi cách ly 14 ngày rồi thả về để họ “tự cứu lấy mình, trước khi Trời cứu!”

Hai là, Nhà nước chi ngân sách, gấp rút cứu trợ những người dân không có tiền lương, mất thu nhập, đang rất khó khăn ở TP.HCM và nhiều thành phố khác. Làm sao trợ cấp hàng tháng để người dân có thể sống tối thiểu, suốt thời kỳ họ mất thu nhập…

Đây không phải ban ơn mà là vấn đề an sinh xã hội, nhà nước phải giải quyết. Người làm chính sách phải tự đặt mình vào hoàn cảnh người tay trắng, xem 1 tháng chi tiêu tối thiểu là bao nhiêu để mà tính cho sát.

Nhà nước phải chọn một trong hai giải pháp, chứ không thể để người dân kẹt giữa Chỉ thị 16 và chết đói. Có vậy tuyên bố của thủ tướng: “Không để người dân nào đói ăn, thiếu mặc; không để ai tụt lại phía sau” mới là nói THẬT!

TS Mạc Văn Trang

Nguồn: FB Mạc Van Trang

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.

Ông Võ Văn Thưởng tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước Việt Nam ngày 02/03/2023 trước Quốc Hội, Hà Nội, Việt Nam. Ảnh: AP - Nhan Huu Sang

Việt Nam: Chủ tịch nước bị cách chức, tổng bí thư bị tiếm quyền?

Có thể là một số người trong vòng quyền lực thứ nhất biết được tình hình sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng và tự cho phép khơi mào cuộc chiến hay còn gọi là cuộc đấu tranh nội bộ để giữ những vị trí cao nhất trong bộ máy Nhà nước Việt Nam. Có nghĩa là cuộc tranh giành kế thừa ông Trọng đã được phát động. (TS Benoît de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp – IRSEM)

Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thương phát biểu trước giới truyền thông trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại dinh thủ tướng ở Tokyo, Nhật Bản, ngày 27 tháng 11 năm 2023. Ảnh: AP

Các nhà phân tích: Việc chủ tịch nước Việt Nam từ chức cho thấy đấu đá trong nội bộ đảng

Các nhà phân tích cho rằng việc Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng từ chức trong tháng này, chỉ sau một năm trong nhiệm kỳ 5 năm, cho thấy sự đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản và tình trạng bất ổn chính trị tại Việt Nam, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài.

Người dân Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện... hôm 17/3/2024 tại TP. Santiago. Ảnh chụp màn hình video Aljazeera.com

Cuba

Trong 2 ngày 17 – 18/3 (2024) vừa rồi, truyền thông thế giới đưa tin hàng nghìn người, rồi cả vạn người dân Cuba đổ ra đường biểu tình.

… Họ, người Cuba biểu tình, đòi quyền sống, phản đối chính quyền gây nên tình trạng thiếu thốn nghiêm trọng lương thực, thực phẩm, điện. Trước đó mấy ngày, dân chúng cũng biểu tình sau khi nhà nước đột ngột tăng giá xăng đến… 500%. Họ không hô “tự do hay là chết” nữa, mà hô “dân chủ hay là chết,” “quyền sống hay là chết,” “lương thực hay là chết.”