Đan sĩ Thiên An tuần hành phản đối công trình xây dựng ‘phong tỏa’ đan viện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sáng 1/11, các tu sĩ của đan viện Thiên An ở Thừa Thiên-Huế bắt đầu cuộc tuần hành mỗi ngày, kéo dài một tuần lễ, nhằm phản đối việc xây dựng trái phép trên phần đất mà các đan sĩ nói là thuộc về đan viện.

Sự kiện mới nhất diễn ra sau một chuỗi các vụ lấn chiếm, xây dựng, phá hoại… khiến các đan sĩ liên tục kêu cứu trong thời gian qua.

Linh mục Louis Gonzaga Đặng Hùng Tân, bề trên đan viện Thiên An, nói với VOA: “Nhà dòng phải xuống đường để người ta biết là mình phản đối. Vì trước đây, người ta đã lên nhà dòng nói chuyện, xin nhà dòng được sử dụng miếng đất bên cạnh (thuộc về đan viện) để có không gian để vật liệu nhưng nhà dòng không đồng ý”.

Tuy nhiên, chủ công trình vẫn tiếp tục xây tường rào lấn đất đan viện và hiện đang tiếp tục xây cổng cho công trình được cho là miếu, chùa hay nhà tổ ngay trên phần đất của đan viện.

Trong một đoạn video mà các đan sĩ ghi lại, người chủ công trình nói rằng: “Xếp tôi có lên xin mở cửa đó nhưng quý thầy không cho, rồi xếp tôi xuống gặp mấy chú công an thì họ nói mấy anh cứ trổ cái cửa đó đi…”

Theo các đan sĩ, phần đất mà chủ công trình đang xây trước đây thuộc về đan viện, nhưng đã bị chính quyền tịch thu và bán lại cho tư nhân để xây cất. Công trình hiện tại nằm ngay lối đi chính khiến cho cửa ngõ vào đan viện bị thu hẹp, cản trở việc đi lại của nhà dòng và khách hành hương. Chưa kể nhiều cây thông mà các đan sĩ đã dày công chăm sóc nhiều chục năm nay đều bị “bao vây” bên trong bức tường, đe dọa đến cảnh quan và môi trường trong khu vực.

“Bao nhiêu cái đơn trong mười mấy năm nay nhà nước đều không giải quyết”, LM. Tân cho VOA biết.

Đan viện Thiên An, được mệnh danh là “Đà Lạt trên đất Huế”, tọa lạc trên ngọn đồi lớn nhất trong số nhiều ngọn đồi thuộc quyền sở hữu mà đan viện đã có từ năm 1940.

Rừng thông trong khu đất này đã bị chính quyền “tiếp quản” từ năm 1976 đến nay vẫn chưa hoàn trả. Những năm gần đây, đan viện cho biết chính quyền địa phương đã thông qua Công ty TNHH MTV Lâm Trường Tiền Phong để chuyển đổi đất-rừng thông thuộc quyền quản lý và sở hữu của Đan viện Thiên An thành đất tư nhân.

Các đan sĩ nói họ chỉ muốn đòi công lý một cách ôn hòa qua việc gửi đơn, thư và các cuộc họp với chính quyền, nhưng trong những năm qua, đan viện liên tiếp bị sách nhiễu bằng nhiều hình thức như đập phá thánh giá trên đồi thông, cho công an, côn đồ thóa mạ, đánh đập các đan sĩ…

Thông cáo báo chí của đan viện Thiên An về các vụ cháy rừng thông gần đây.

Gần đây, trong khu vực rừng thông của đan viện liên tiếp xảy ra các vụ hỏa hoạn đáng ngờ khiến các đan sĩ phải lên tiếng kêu cứu.

“Trước đây, cháy rừng ít xảy ra lắm, rất hiếm. Mấy năm mới có cháy một lần. Nhưng từ đầu năm tới giờ, trong vòng có 2-3 tháng đã cháy tới 5 vụ, mà đều ở sát nhà dòng hết”, LM. Tân cho biết thêm.

Cho đến nay, chính quyền vẫn chưa phản hồi hay tiến hành điều tra nguyên nhân các vụ hỏa hoạn trên.

Trong báo cáo về nhân quyền công bố hồi tháng 4 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã lưu ý đến trường hợp đan viện Thiên An và làng Đồng Tâm khi cho rằng luật pháp Việt Nam đã tạo điều kiện cho chính quyền đưa ra các quyết định tịch thu đất, định giá và bồi hoàn “thiếu công bằng” cho người dân, dẫn đến khiếu nại khắp nơi liên quan đến đất đai, cũng như tình trạng “thiếu minh bạch”, “tham nhũng” trong quá trình tịch thu đất để thực hiện các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Ngoài ra, báo cáo về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hồi tháng 5 còn đặc biệt đề cập đến vụ hơn 100 côn đồ nghi là công an mặc thường phục đã đột nhập đan viện Thiên An hồi tháng 6 và đánh đập các đan sĩ, cũng như việc chính quyền địa phương can thiệp vào việc thay đổi nhiệm sở của Linh mục Nguyễn Văn Đức, cựu giám quản đan viện, vì cho rằng ông đã tổ chức các hoạt động bất hợp pháp, thách thức pháp luật và không tôn trọng chính quyền và người dân địa phương.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?

Trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Việt Nam giải thích về 24 tỷ USD cứu SCB, chuyên gia nói ‘thuốc chữa bệnh’ quan trọng hơn ‘thuốc bổ’

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hôm 19/4 lên tiếng nói rằng việc “bơm tiền” quy mô lớn là để cứu cho Ngân hàng SCB không sụp đổ, không làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính quốc gia và sự an toàn của hệ thống các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế của VOA cho rằng khoản bơm hàng chục tỷ đô la trên chỉ là liều “thuốc bổ,” tạm thời hồi sức cho một bệnh nhân đang lâm trọng bệnh, biện pháp tái cơ cấu được giám sát chặt chẽ và minh bạch mới là liều thuốc chữa bệnh cho SCB và cả hệ thống ngân hàng Việt Nam.