Chuyến xe tải định mệnh ở Anh Quốc – Dân tộc sám hối*

Nhà chức trách Anh khám nghiệm hiện trường hôm 23/10/2019. Ảnh: AP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày mẹ sinh em, luôn luôn có đủ khí trời để em thở… Nhưng chỉ một khoảnh khắc rất nhỏ trong cuộc đời, trên chuyến xe tìm sinh đạo thì em đã không có đủ khí trời để thở. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn cả một thế giới mênh mông như vốn dĩ. Cho dù, bên ngoài kia vẫn còn một quê hương cũng không phải nhỏ. Sinh tử chỉ cách một bức vách thành xe tải vài cm oan nghiệt.

Em tức tưởi buông tay cuộc đời với dòng nhắn gởi cuối cùng với người đưa em vào đời “Con xin lỗi mẹ mẹ ơi”. Em trót đi tìm sinh đạo nào mà đã thành tử lộ!

***

Tin 39 người chết trong thùng xe tải đông lạnh đều là người Trung Quốc, tuy sinh mạng người đều như nhau, vì họ đều đang là con, là cháu của một gia đình nào đó đang rất trông tin họ. Nhưng thật lòng, tin rằng không phải người Việt, chúng ta đã có thể khe khẽ thở ra.

Nhưng tin tức không dừng lại ở đó. Có vẻ như một cô gái trẻ ở Hà Tĩnh đã là một trong số 39 nạn nhân xấu số. Đọc những dòng tin nhắn cuối đời của em gởi cho bậc sinh thành: “Con chết vì không thở được”, “Con xin lỗi mẹ mẹ ơi…” cứ nhòe dần vì nước mắt, làm thắt lòng những con dân Việt còn sót nguyên lòng thương cảm.

Song, danh sách nạn nhân người Việt lại dường như có thêm một nam thanh niên khác. Con số khắc khoải trêu người cứ nhảy tăng vọt dần: 19, 20, 21 và rồi… đau đớn, bàng hoàng khi dòng tin cuối rằng có thể cả 39 nạn nhân xấu số đều là đồng bào mình!

Đã không trông mong thì lại càng không muốn tin là sự thật. Sự nghèn nghẹn từ cổ họng làm chúng ta muốn tức thở, không chỉ vì sự thương cảm các em và cả sự uất ức vào dân tộc khốn khổ này!

Tại sao gia đình các em không sung túc? Tại sao quê hương các em không thịnh vượng? Tại sao tổ quốc của các em không hùng cường… để các em phải chọn con đường tha phương cầu thực, mạo hiểm đi tìm sinh đạo nhưng lại đâm vào tử lộ bi thảm như vậy! Nhưng khốn khổ. Gia đình các em nghèo khó, quê hương các em không còn những “chùm khế ngọt” mà thay vào đó là những cường hào, ác bá lăm lăm hút máu các em và, tổ quốc thì còn đang bận lòng tranh cãi về “nhân tài” để các em trở thành những người vô dụng trong tổ quốc mình… nên phải ra đi.

Ngẫm xem:

Nếu ai đó hỏi bạn có thấy sự liên quan nào giữa cái chết tức tưởi của các em với những con số nợ công tăng ngất ngưởng vì sự bất lực với nạn tham nhũng? Thì có lẽ bạn sẽ trả lời không.

Xin thưa, nếu không có nạn tham nhũng, thì những số nợ công đầu tư đã phát huy công dụng và sinh lãi để trả nợ, nền kinh tế nhờ đó mà phát triển, thì có thể các em đã là những người cần lao mang lại của cải cho gia đình, xã hội ngay tại quê hương mình mà không cần phải phải tha hương, chui đầu vào chuyến xe tải định mệnh kia.

Nếu ai đó hỏi bạn có thấy sự liên quan nào giữa cái chết tức tưởi của các em với thảm cảnh dân oan khắp ba miền? Thì có lẽ bạn sẽ trả lời không.

Xin thưa, nếu hệ thống ban phát công lý của xứ sở này không bị thao túng bởi những kẻ tham tàn gây thảm cảnh dân oan, thì có thể các em đã vẫn còn nguyên sự tin tưởng vào tiền đồ của đất nước để lao động ngay tại quê hương mình mà không cần phải phải tha hương, chui đầu vào chuyến xe tải định mệnh kia.

Nếu ai đó hỏi bạn có thấy sự liên quan nào giữa cái chết tức tưởi của các em với suy nghĩ “con lãnh đạo làm lãnh đạo là hồng phúc của dân tộc”? Thì có lẽ bạn sẽ trả lời không.

Xin thưa, nếu tất cả các chức vụ lãnh đạo được trao cho những người có khả năng, dù có là con lãnh đạo hay không, thì có thể các em đã có chân đứng ngay trong xã hội này mà không cần phải tha hương để chui đầu vào chuyến xe tải định mệnh kia.

Chúng ta có thể dẫn ra hàng tá những câu chuyện như vậy để thấy rằng: Chung một dân tộc, cùng là đồng bào, chúng ta sống liên đới với nhau và cùng chia sẻ chung một số phận với xứ sở. Số phận do chính thái độ của chúng ta định đoạt. Càng thương cảm cho các con em xấu số đã mất, thì càng phải biết sợ hãi cho các con em còn may mắn sinh thời của mình.

Nếu chúng ta vẫn cứ tiếp tục dửng dưng chọn thái độ nhắm mắt, che tai và bịt miệng để không muốn biết sự liên quan nào giữa cái chết tức tưởi của các em với các vấn đề của xã hội. Thì không phải chỉ có các gia đình mất con em trên chuyến xe tải định mệnh ở Anh Quốc kia đâu, mà lần lượt, tất cả con em chúng ta đều cũng sẽ phải trả giá, chỉ là, cách này, cách khác, và kẻ trước, người sau mà thôi.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, xứ sở đã có lúc bị bôi bẩn bởi cọc đồng Mã Viện “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt”. Nhưng bên cạnh đó, vẫn có vô số những thời khắc hào hùng mà tổ tiên ta “Đánh cho sử tri, Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”… Theo đó, phẩm giá làm nên giá trị dân tộc này đã không dành đất sống cho sự đớn hèn mà thế hệ này đang nghiễm nhiên sở hữu. Tỉnh giấc đi. Sám hối đi. “Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam.”

Giây phút cuối cuộc đời, em ấy đã xin lỗi đấng sinh thành. Nhưng tôi nghĩ, chẳng phải chúng ta đang nợ em ấy lời xin lỗi hay sao?

Dân tộc này, sám hối khi mà còn kịp!

Những ngày tháng Mười đau thương mà uất nghẹn.

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

* Tựa nguyên thủy: Dân tộc sám hối

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.