Ðảng Việt Tân Họp Báo Về Phiên Tòa Xử 3 Đảng Viên Bị Bắt Ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bài & hình: Vũ Ðình Trọng/Người Việt

Westminster, CA (NV) – Ngày Thứ Ba, 13 Tháng Năm năm 2008, tại Sài Gòn, chính quyền CSVN đã mở phiên tòa xét xử ba nhà đấu tranh dân chủ, và cũng là ba đảng viên Ðảng Việt Tân về tội danh “khủng bố”. Bị giam giữ tới sáu tháng, nhưng với phiên tòa chỉ dưới sáu giờ đồng hồ, nhà cầm quyền CSVN đã kết án ba nhà dân chủ này như sau:

- Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, 6 tháng tù và trục xuất khỏi Việt Nam.

- Ông Nguyễn Quốc Hải (tức Somsak Khunmi), 9 tháng tù và 3 năm quản chế.

- Ông Nguyễn Thế Vũ, 5 tháng 26 ngày tù và một năm quản chế.

Ðể trình bày những chi tiết liên quan đến việc xử án nói trên, cũng như về những hành động đàn áp của CSVN đối với những người đấu tranh cho dân chủ, Ðảng Việt Tân đã tổ chức cuộc họp báo vào lúc 10 giờ sáng Thứ Ba 13 Tháng Năm, 2008 (ngày giờ California) tại phòng sinh hoạt nhật báo Việt Báo, 14841 Moran St. thành phố Westminster.

Sau phần nghi lễ và giới thiệu quan khách, ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, chủ tịch Ðảng Việt Tân đã sơ lược trình bày hoạt động của Ðảng Việt Tân kể từ ngày thành lập, 10 tháng 9 năm 1982, đến nay, nhất là những hoạt động trong nước hai năm gần đây. Ðề cập đến việc nhà cầm quyền CSVN bắt giam những nhà dân chủ, trong đó có đảng viên Ðảng Việt Tân nói chung và việc CSVN đem ra xét xử 3 đảng viên Ðảng Việt Tân ngày 13 Tháng Năm vừa qua, ông khẳng định:

“Ðảng Việt Tân chủ trương đấu tranh bất bạo động nhằm tạo điều kiện để dân chủ hóa Việt Nam và canh tân đất nước. Những việc làm của các đảng viên và cộng tác viên của Ðảng Việt Tân đều nằm trong chủ trương này. Ðảng Việt Tân phủ nhận mọi vu khống, gán ghép, cáo buộc của nhà cầm quyền CSVN.”

“Những công bố của nhà cầm quyền CSVN đều được công an dàn dựng, do đó tất cả hoàn toàn không có giá trị.”

“Hệ thống pháp lý tại Việt Nam hiện nay đều do Ðảng CSVN chi phối, và mọi quyết định của tòa án đều được định sẵn do nhu cầu chính trị. Do đó, Ðảng Việt Tân phủ nhận giá trị của phiên tòa ngày 13 Tháng Năm xét xử các nhân sự của Ðảng Việt Tân.”

“Ðảng Việt Tân sẽ tiếp tục tranh đấu và kêu gọi dư luận trong, ngoài nước cùng tranh đấu cho những người đang bị giam giữ để CSVN phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện.”

JPEG - 13.7 kb

Sau đó, ông Trần Hùng, một đảng viên Ðảng Việt Tân đã đọc Thông Cáo Báo Chí số 19 nêu nhận định của Ðảng Việt Tân về bản án ngày 13 Tháng Năm của nhà cầm quyền CSVN đối với ba nhà dân chủ Việt Nam. Trong đó có đoạn:

“Kết quả của phiên tòa này đã cho thấy:

- Chế độ CSVN không có chứng cớ nào để hậu thuẫn cho những cáo buộc phi lý của họ.

- Hệ thống pháp lý CSVN đã đuối lý trước công luận trong và ngoài nước.

- Dư luận Việt Nam và quốc tế thấy rọ Ðảng Việt Tân đã và đang cổ xúy cho phương thức đấu tranh bất bạo động, trái ngược với những lời cáo buộc “khủng bố” của chế độ.

- Thủ thuật vu cáo “khủng bố” của bộ máy công an CSVN không lừa dối được công luận.”

“Kết quả phiên tòa này cho thấy ba thành viên của Ðảng Việt Tân không có lý gì phải chịu cảnh tù tội trong 6 tháng vừa qua, những tháng tù sắp tới cũng như tiếp tục bị quản chế bởi bộ máy công an. Với những sai trái của hệ thống pháp lý hiện nay, chế độ CSVN lại càng không có lý do gì để thiếp tục giam cầm các nhà dân chủ khác như Linh Mục Nguyễn văn Lý, Luật Sư nguyễn Văn Ðài, Luật Sư Lê Thị Công Nhân, và các thành viên của các Ðảng Vì Dân, Ðảng Dân Chủ Nhân Dân, Ðảng Thăng Tiến Việt Nam, Hiệp Hội Ðoàn Kết Công Nông, các tổ chức chính trị, xã hội khác. Việc tiếp tục giam cầm các nhà dân chủ này là một thú nhận sợ hãi của chế độ CSVN trước trào lưu dân chủ hóa.”

Trong ba bản án dành cho ba nhà dân chủ, có một điều khó hiểu là bản án dành cho ông Nguyễn Quốc Hải (Somsak Khunmic). Ông Ðỗ Hoàng Ðiềm cho biết do ông Nguyễn Quốc Hải là công dân Thái Lan, nên không biết nhà cầm quyền CSVN làm thế nào để thực hiện 3 năm quản chế cho ông Hải sau khi ông đã thụ án 9 tháng tù và được trở về địa phương (Thái Lan). Ðây cũng là điều khá buồn cười trong một bản án của nhà cầm quyền CSVN!

Một số chi tiết tại phiên tòa ngày 13 Tháng Năm tại Sài Gòn

JPEG - 76.3 kb

Trong buổi họp báo của Ðảng Việt Tân, ban tổ chức đã nối được đường dây điện thoại online với hai thành viên của Ðảng Việt Tân trong nước, những người có mặt tại phiên tòa xử ba nhà dân chủ để nghe họ trình bày những điều trông thấy tại phiên tòa. Chị Thùy An và anh Trần Thanh đã tường thuật và trả lời một số thắc mắc của người tham dự. Chúng tôi xin tóm lược lại lời tường thuật của hai vị trên.

Khoảng 6 giờ cho đến 7 giờ sáng, khu vực tòa án trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) đã xuất hiện nhiều xe công an trang bị áo giáp và vũ khí chống biểu tình (cảnh sát cơ động). Họ được bố trí tại các góc đường với sự hỗ trợ của một số công an mặc thường phục đứng rải rác khắp nơi, kể cả quán cà phê Bách Việt gần tòa án.

Theo ghi nhận của người tường thuật, đã có ít nhất năm người dân oan Lâm Ðồng đến tòa ủng hộ cho ba nhà dân chủ đã bị công an chặn bắt và đưa đi nơi khác. Ngoài ra, công an cũng bắt đi một số nhà người trong Câu Lạc Bộ Báo Chí (chúng tôi nghĩ là CLB Nhà Báo Tự Do – phóng viên Người Việt).

Khoảng 8 giờ 30 sáng, đại diện Lãnh Sự Quán hoa Kỳ và Thái Lan có mặt cùng với một số phóng viên báo, đài. Số phóng viên này chỉ được vào trong phòng xử khoảng 10 phút để làm tin rồi phải ra ngoài. Các vị đại diện chính quyền Hoa Kỳ và Thái Lan chỉ được theo dõi phiên tòa qua màn ảnh truyền hình tại một phòng gần phòng xử, chứ không được vào trong để trực tiếp tham dự.

Trong phòng xử, chỉ có một số ít thân nhân của ba nhà dân chủ bị xử được vào, phần đông là công an mặc sắc phục và thường phục ngồi rải rác khắp phòng. Bên ngoài sân tòa án có khoảng trên 100 người, đa số là thân nhân, thân hữu người bị hai từ xa đến và không được phép vào dự, ngoài ra là công an chìm.

Ông Vũ Phi Long được Ðảng Ủy thành phố Sài Gòn chỉ định ngồi làm thẩm phán chủ tọa phiên tòa cùng với 3 hội thẩm. Trong phiên xử, chánh án đã tóm gọn vụ án và thẩm vấn từng người và yêu cầu công an cung cấp dữ kiện. Tiếp theo là phần luận tội của đại diện Viện Kiểm Sát, phần trình bày của các luật sư bào chữa và cuối cùng là nghị án. Suốt phiên tòa, Viện Kiểm Sát CSVN đã không đưa ra được một bằng chứng nào để có thể buộc tội ba nhà dân chủ này ngoài việc gán ghép cho họ tội danh “khủng bố”.

Theo nhận xét của người tường thuật tham dự phiên tòa, ba nhà dân chủ dù vẻ mặt có thể hiện sự mệt mỏi nhưng rất bình tĩnh khi đứng trước tòa, họ đã vượt qua sự sợ hãi. Riêng Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân, ông rất cam đảm khi nói “KHÔNG” trước lời buộc tội của tòa án CSVN. Trước tòa, ông đã bác bỏ hoàn toàn bản án dành cho mình và hai người đồng chí, đồng thời ông cũng nói rõ quan điểm của mình trong việc đấu tranh bất bạo động nhằm mang lại tự do, dân chủ cho đất nước.

Chia sẻ của bà Ngô Mai Hương

Cũng trong buổi họp báo của Ðảng Việt Tân, đại diện Ðảng là ông Ðỗ Hoàng Ðiềm, chủ tịch Ðảng, và ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư Ðảng, cùng hai đảng viên tại Sài Gòn đã trả lời một số câu hỏi của báo chí và đại diện các đoàn thể. Một số câu hỏi không liên quan đến nội dung buổi họp báo cũng nhận được sự trả lời của chủ tọa đoàn. Nhân có mặt bà Ngô Mai Hương, vợ Tiến Sĩ Nguyễn Quốc Quân tại buổi họp báo, bà Huỳnh Thị Thanh Nhàn (Ban Ðại Diện Cộng Ðồng Nam California) hỏi:

“Tôi gởi lời chúc mừng chị Mai Hương sắp được đoàn tụ gia đình. tôi biết thời gian vừa qua chị đã trải qua những ngày rất căng thẳng khi anh Quân sắp bị đưa ra xét xử. Chị nghĩ thế nào nếu như sau này anh Quân tiếp tục đấu tranh và sẽ trở lại Việt Nam để hoạt động cách mạng? Chị có đồng ý cho anh tiếp tục trở về Việt Nam hay không? Cảm xúc của chị như thế nào trước ngày và sau ngày anh bị xử?”

Bà Mai Hương:

“Ước mơ, lý tưởng của anh Quân là được phục vụ đất nước. Khi chưa về Việt Nam, anh hay nói với tôi là anh mong đất nước sớm có tự do, dân chủ để anh được về khi còn trẻ, còn sức lực đóng góp cho đất nước. Khi tôi nghe chính quyền Việt Nam cấm anh về nước, tức là cấm anh Quân thực hiện lý tưởng của mình, mà điều đó anh sẽ không chấp nhận. Cho nên tôi tin tưởng là anh sẽ tìm cách quay trở về Việt Nam, vì đó là ước mơ của anh.”

“Suốt một tuần trước ngày xử anh Quân, tôi hồi hộp, lo lắng, nhiều khi bị nghẹt thở. Tôi cứ phải tự nhắc mình là không nên nghĩ đến nữa cho đến sau ngày 13 Tháng Năm vì chuyện này làm cho tôi cứ mãi lo lắng. Một số người quen nói với tôi là phải chuẩn bị tinh thần cho cái tình trạng xấu nhất của anh Quân. Tôi nghĩ nếu họ (nhà cầm quyền CSVN) xử án nặng hơn là vì anh Quân không chấp nhận, không đầu hàng, không khuất phục. Vì anh giữ vững lập trường nên chấp nhận phải trả một cái giá gì đó. Tôi nghĩ rằng chồng tôi đã chấp nhận như thế thì tôi phải chia sẻ cái giá đó với anh, dù rằng cái giá đó có đau đớn, có khó khăn đến đâu.”

“Trong khi nhận tin anh được thả, thì tôi rất vui mừng vì chỉ còn ba ngày nữa là anh được về. Tôi nghĩ rằng như vậy những áp lực của quốc tế, của cộng đồng đã giúp được anh Quân trở về với gia đình, như thế thì tôi phải có bổn phận phải trả cái ơn đó cho những nhà dân chủ đang bị tù tại Việt Nam.”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”