Đảo chính ở Myanmar làm đảo ngược một nền dân chủ mong manh

Quân đội chặn đường vào Quốc Hội Miến Điện sau khi bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và tổng thống nước nầy trong cuộc đảo chính hôm 1/2/2021. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: “Myanmar coup reverses a fragile democracy,” Financial Times, 02/02/2021.

Người dịch: Phan Nguyên

Cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar là một sự đảo ngược đáng buồn đối với con đường dân chủ ở một trong những đất nước nghèo nhất châu Á và toàn cầu. Chắc chắn, quá trình chuyển đổi hướng tới các quyền tự do chính trị lớn hơn trong thập niên qua ở đây còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện. Hình ảnh quốc tế của lãnh đạo nước này, Aung San Suu Kyi, đã bị làm hoen ố bởi bà bảo vệ cuộc đàn áp quân sự năm 2017 chống lại người Hồi giáo Rohingya. Tuy nhiên, dường như đi ngược lại xu hướng ở những nơi khác, Myanmar dường như là một trong số ít nơi mà bước tiến của dân chủ vẫn tiếp tục – bao gồm cả trong cuộc bầu cử quốc hội mới nhất diễn ra vào tháng Mười Một năm ngoái. Nhưng khi năm 2021 mới chỉ trôi qua được một tháng, tiến trình này đã bị chặn đứng.

Sự chuyển đổi dân chủ của Myanmar luôn là một điều gì đó ít tươi đẹp hơn câu chuyện cổ tích mà ban đầu nó thể hiện. Khi chính quyền quân sự từ chức 10 năm trước – cùng thời điểm các nhà lãnh đạo Trung Đông bị lật đổ trong Mùa xuân Ả Rập – hiến pháp được ban hành vào năm 2008 đã đảm bảo quân đội sẽ giữ được quyền lực. Theo đó quân đội được đảm bảo có được một phần tư số ghế trong quốc hội và quyền kiểm soát ba bộ quyền lực nhất: nội vụ, quốc phòng và các vấn đề biên giới. Đối với Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi, vốn giành được quyền thành lập chính phủ vào năm 2015, việc thay đổi hiến pháp gần như bất khả thi vì điều này đòi hỏi tỉ lệ ủng hộ 75% trong quốc hội.

Cộng đồng quốc tế đã đúng khi bận tâm tới tội ác diệt chủng chống lại người Rohingyas. Nhưng chúng ta đã ít chú ý đến quá trình chuyển đổi dân chủ mong manh và chưa hoàn thành đang diễn ra ở đất nước cực kỳ phức tạp này.

Ở nước ngoài, Aung San Suu Kyi được coi là người bảo vệ, thậm chí là đồng minh của các tướng lĩnh, khi bà bảo vệ cuộc đàn áp người Rohingya tại Tòa án Công lý Quốc tế hồi năm 2019. Trớ trêu thay, trong khi bà vẫn cực kỳ được ủng hộ bởi đa số dân theo đạo Phật ở Myanmar, việc bà bị quốc tế coi là không ủng hộ các giá trị mà bà hiện thân từ lâu trong vai trò một nhà hoạt động đối lập có thể đã khuyến khích các tướng lĩnh lật đổ bà, tin rằng phản ứng từ nước ngoài sẽ không đáng kể.

Không biết có phải ngẫu nhiên hay không, nhưng tuyên bố của phe quân đội rằng chiến thắng trong cuộc bầu cử của đảng NLD vào tháng Mười Một năm ngoái là gian lận được đưa ra cùng lúc vị tổng thống của nền dân chủ quyền lực nhất thế giới cũng tuyên bố tương tự, dù không có bằng chứng, rằng cuộc bầu cử đã bị đánh cắp khỏi tay ông. Các nhà quan sát trong nước cho biết cuộc bầu cử – trong đó NLD giành được 83% số ghế, thậm chí nhiều hơn năm 2015 – là đáng tin cậy mặc dù vẫn còn một số thiếu sót. Các nhà theo dõi quốc tế chỉ trích Myanmar vì cấm người Rohingya, những người chắc chắn là không ủng hộ các tướng lĩnh, đi bỏ phiếu.

Nếu có hy vọng, đó là bối cảnh trong nước và quốc tế giờ rất khác so với năm 1962, khi quân đội lần đầu tiên lên nắm chính quyền, hoặc năm 1990, khi họ bắt giữ bà Aung San Suu Kyi. Một dân số trẻ đã được trải nghiệm các lựa chọn chính trị có thể sẽ không dễ dàng bỏ qua. Cuộc đảo chính là một bài kiểm tra ban đầu đối với chính quyền Biden, và dù nền dân chủ Hoa Kỳ cũng đang chịu nhiều thương tích, thì triển vọng về một phản ứng có phối hợp của phương Tây đối với cuộc đảo chính có vẻ sẽ sáng sủa hơn so với dưới thời Trump.

Các nền dân chủ phương Tây đã phát triển các công cụ gây áp lực tốt hơn so với thời kỳ Myanmar còn nằm dưới chế độ quân sự trong những thập niên trước. Không cần phải nhanh chóng quay trở lại các lệnh trừng phạt kinh tế sâu rộng của thời kỳ đó, vốn khiến đất nước rơi vào cảnh nghèo đói. Nhưng vẫn có dư địa để tái áp dụng và mở rộng các biện pháp có mục tiêu chọn lọc hơn nhắm vào các lợi ích thương mại của quân đội và các nhà tài phiệt có dây mơ rễ má với họ. Dù có rủi ro là các biện pháp này sẽ đẩy Myanmar dịch về phía nước láng giềng Trung Quốc, nhưng các tướng lĩnh của Naypyidaw chưa từng là đồng minh thân thiết của Bắc Kinh. Ngọn lửa dân chủ của Myanmar đã cháy trong bóng tối suốt nhiều năm. Ngay cả bây giờ, nó có thể vẫn chưa hoàn toàn bị dập tắt.

Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.