Đảo Síp nơi hạ cánh an toàn

Cộng Hòa Síp, cửa ngõ vào EU, một trong những điểm đến của giới quan chức CSVN và đại gia đỏ. Ảnh: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cộng Hòa Cyprus (hay còn gọi Cộng Hòa Síp) là một quốc gia trong Liên Minh Châu Âu nằm ở phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ. Síp có nền kinh tế phát triển, là điểm đến ưa thích của khách du lịch quốc tế, có thu nhập đầu người khá cao.

Síp cũng là nơi được mô tả như thiên đường trốn thuế và là nơi hạ cánh an toàn cho những cán bộ ở các xứ độc tài như Trung Cộng, Việt Nam… muốn an hưởng cuộc sống vinh hoa cùng gia đình sau khi vơ vét đầy túi. Tuần vừa qua, dư luận trong nước xôn xao vụ mua “hộ chiếu vàng” đảo Síp của đám cán bộ đảng làm cách mạng vô sản bằng cách tạo cơ nghiệp ở nước ngoài. Hãng tin Al Jazeera của Qatar đã khai thác một tài liệu mật và công bố phát hiện có ít nhất 26 người Việt Nam trong danh sách bị rò rỉ.

Đây là những đại gia đỏ và chính trị gia cỡ bự của Việt Nam đã chi ra 2,5 triệu EURO, tức gần 3 triệu Mỹ Kim mỗi người để có passport và nhập quốc tịch Síp. Trong số này người ta thấy có tên vợ chồng của Đại Biểu Quốc Hội Phạm Phú Quốc và vợ chồng đại gia Phạm Nhật Vũ.

Phạm Phú Quốc trước đây là tổng giám đốc Công ty Đầu Tư Tài Chánh Nhà Nước của Thành Hồ, nhưng sau khi trở thành đại biểu quốc hội vào tháng Sáu, 2016 trở đi họ Phạm được chuyển sang làm tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Phát Triển Công Nghiệp Tân Thuận. Còn Phạm Nhật Vũ, người em của tỷ phú Phạm Nhật Vượng vào năm 2019 đã bị kết án 3 năm tù về tội hối lộ trong vụ án MobiFone mua AVG. Điều lý thú là Phạm Nhật Vũ đã kịp mua quốc tịch Síp một tháng trước khi bị bắt, nhưng tiếc thay chưa kịp đào tẩu.

Chương trình mua hộ chiếu của Cộng Hoà Síp mà hãng tin Al Jazeera của Qatar tung ra dựa trên tài liệu “The Cyprus Paper”* (Hồ sơ Cyprus). Số tiền người muốn định cư ở Síp phải bỏ ra, gọi là “đầu tư” từ 2,5 triệu đến 3 triệu Mỹ Kim. Phải công nhận đây là một cái giá hãy còn rẻ cho đám cán bộ của đảng CSVN và các tư bản đỏ. Bởi trong hơn 30 năm qua kể từ khi Việt Nam có chính sách gọi là đổi mới, đám người này đã cấu kết nhau sử dụng kinh tế thị trường như lưỡi dao bén xẻ thịt đất nước tan hoang. Chúng mua bán, chia chác nhau từ dự án này đến kế hoạch kia liên quan đến đất đai, công trình giao thông vận tải cũng như hàng chục dự án ngàn tỷ của Bộ Công Thương. Đến nay mỗi tên có trong tay tối thiểu từ 100 triệu đến hàng tỷ USD.

Ngay cả như Phạm Phú Quốc mang danh đại biểu quốc hội, chỉ là tổng giám đốc của một công ty nhà nước, thế mà vẫn có thể bỏ ra hàng triệu USD như một món tiền lẻ để sở hữu “passport vàng” của một quốc gia Châu Âu. Xem như thế, Việt Nam phải có hàng ngàn cán bộ cùng gia đình và hàng ngàn tư bản đỏ đã có quốc tịch Síp, không kể những tên đã có được quốc tịch các nước trong Liên Minh Châu Âu. Như vậy, trường hợp Đại Biểu Quốc Hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường năm 2016 bị khám phá có quốc tịch Malta, một đảo quốc ở Nam Âu cũng là chuyện bình thường ở Việt Nam.

Câu chuyện mua “hộ chiếu vàng” của cán bộ cộng sản ở Síp vừa bị phát hiện cho người ta thấy hai điều:

Một là cán bộ Việt Cộng nắm mọi quyền lực trong tay, tha hồ làm mưa làm gió trên đất nước. Bọn họ đã và đang làm giàu trên xương máu và nước mắt của người Việt Nam. Chúng đã vơ vét và làm giàu bằng những chính sách bất lương và thu tóm quá nhiều tiền. Bây giờ là lúc chúng phải lo thu vén cho bản thân và gia đình, để nếu khi về hưu hay đất nước có biến động thì sẽ cùng vợ con chạy trốn đến một nơi an toàn để giữ thân.

Hai là việc chạy “passport vàng” để phòng thân, không phải là sự cá biệt của một vài kẻ có tiền mà trở thành một phong trào “chạy trốn” được lưu hành trong nội bộ đảng và giữa giới tư bản đỏ vì họ biết thế nào cũng có ngày bị đưa vào lò bởi những phe nhóm quyền lực khác. Mặc dầu diễn ra âm thầm kín đáo, nhưng “dịch vụ chạy trốn” cho thấy đã lan tỏa khá rộng trong hàng ngũ cán bộ nhám nhúa, không làm ai quá ngạc nhiên.

Vì thế vụ Phạm Phú Quốc, Phạm Nhật Vũ và một số cán bộ cộng sản, đại gia khác bỏ một số tiền lớn mua hộ chiếu Cyprus đã hé lộ cho chúng ta thấy, tại sao lãnh đạo CSVN lại ra sức giữ chặt thể chế độc đảng tại Việt Nam cho đến cùng.

Trong thâm tâm cho tới giờ phút này, đám tư bản đỏ không vì lý tưởng cộng sản này nọ mà chúng chỉ cố duy trì chế độ toàn trị tồn tại càng lâu càng tốt để vơ vét thật nhiều. Cho đến khi  không còn ăn được nữa thì mới buông và đào tẩu đến nơi đã chuẩn bị sẵn. Không chỉ Síp mà Anh, Mỹ, Pháp, Úc và các nước Tây phương khác đều là nơi chúng có thể an tâm sống cuộc đời vinh quang nhờ vào số tiền khổng lồ đục khoét được.

Nói tóm lại, 26 cán bộ cao cấp và tư bản đỏ CSVN đã bỏ ra hơn 3 triệu Mỹ Kim để chạy “passport vàng” khi đang còn nắm giữ quyền lực trong chế độ, cho thấy là tình hình chính trị nội bộ đảng CSVN không ổn định như họ rêu rao.

Phạm Nhật Bình

* Cyprus Paper: https://interactive.aljazeera.com/aje/2020/cyprus-papers/index.html

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.