Đất đai ở Việt Nam cứ mỗi 5 năm lại đổi chủ một lần?

Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà Nước là đại diện chủ sở hữu... Ảnh minh họa: Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nếu không gì thay đổi, vào quý 1-2021, đất đai ở Việt Nam sẽ có những chủ nhân ông mới.

Ông chủ mới đó tương ứng với nhiệm kỳ mới của đảng chính trị. Sở dĩ gọi là “ông chủ mới” vì ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Hiến pháp 2013, Điều 4.1 nói rằng đảng cộng sản là lực lượng duy nhất lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Xâu chuỗi các ràng buộc đó, cho thấy vị địa chủ lớn nhất nước, không ai khác chính là những cá nhân quyền lực tối cao ở Bộ Chính trị.

“Sở hữu toàn dân về đất đai đâu phải có nghĩa là bất kỳ một m² đất nào trên lãnh thổ Việt Nam cũng là của chung, của hơn 95 triệu người dân Việt Nam?” – không ít ý kiến thắc mắc về ý nghĩa câu chữ. Thực tế cho thấy hàng triệu thửa đất trên cả nước về danh nghĩa thuộc sở hữu toàn dân, song hơn 95 triệu dân trong nước không thể thực hiện được một cách tập thể các quyền của chủ sở hữu, họ không thể cùng định đoạt và cùng hưởng lợi.

Hệ lụy tất yếu của thắc mắc vừa kể ở trên, là chuyện quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, nhà nước là đại diện chủ sở hữu là không chuẩn về mặt khái niệm. Vì không rõ toàn dân là ai, những ai có quyền nhân danh Nhà nước để nắm quyền sở hữu đó. Do vậy, trong thực tế, quyền sở hữu này trở nên mù mờ và rất dễ bị lạm dụng.

Nói một cách bóng bẩy văn chương, thì đúng chăng, quyền sở hữu toàn dân là một thứ hư quyền, là chẳng phải của ai cả. Trong khi đó, về lý thuyết, người dân chỉ có quyền sử dụng đất. Đó là một thứ quyền rất mỏng manh.

Thế nhưng nếu “nói chẳng phải của ai cả” thì cũng trật, bởi khi còn danh nghĩa sở hữu toàn dân, thì trên mỗi mảnh đất luôn có hai ông chủ: Một ông chủ Nhà nước có quyền sở hữu về nguyên tắc, nhưng rất chung chung. Một ông chủ thực sự là người dân hay tổ chức nhưng chỉ có quyền sử dụng đất, tuy nhiên quyền này trên thực tế lại rộng gần bằng quyền sở hữu. Song một khi ông chủ Nhà nước phô bày sức mạnh kiểu “bá đạo” như ở Thủ Thiêm trước đây, ở Đồng Tâm vừa mới xét xử phiên hình sự sơ thẩm, thì trên thực tế ông chủ Nhà nước vẫn là ông chủ quyền lực duy nhất.

Sử dụng cụm từ “sức mạnh bá đạo” như nhận xét ở đoạn trên, là xuất phát thực tế cho thấy ở nhiều vùng, người dân định cư lâu đời, họ coi đất đai của gia đình là do tổ tiên, ông cha khai phá và sở hữu hàng trăm năm trước để lại cho họ. Do vậy, dù có quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân, thì trong lòng người nông dân họ cũng không nghĩ như vậy. Mặt khác trên thực tế, ngay cả với danh nghĩa Nhà nước thay mặt toàn dân sở hữu đất đai thì sau khi Nhà nước đã giao đất, cho thuê đất, Nhà nước cũng không còn giữ quyền định đoạt hoàn toàn đối với phần đất đó nữa.

“Về mặt pháp lý, hiện người dân chỉ có quyền sử dụng đất thôi. Chúng ta không nói mua bán đất đai, mà nói rằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Nhưng bản chất là việc mua bán đất đai. Đó là một cách nói tránh, làm cho vấn đề hóa ra phức tạp” – một giảng viên của Đại học Luật TP.HCM, nhận xét, và ông cho rằng tất cả điều đó đã tạo nên những khái niệm “giả vờ” như quyền sử dụng đất là tài sản của người sử dụng đất, thị trường quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng đất…

Cũng theo vị giảng viên đại học, rất có thể trong nhiệm kỳ mới của Đảng, khi bàn về chuyện sửa đổi luật về quyền sở hữu đất đai, rồi sẽ lại có những văn bản nghị quyết có nội dung còn “xưa hơn Diễm”:

“Việt Nam đã trải qua các cuộc đấu tranh giải phóng giành độc lập dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, phải kiên trì giành từng tấc đất mới có được ngày hôm nay. Chế độ đất đai của chúng ta qua nhiều thời kỳ khác nhau nên có thể nói tư hữu hóa đất đai hoặc nhiều hình thức sở hữu đất đai sẽ nảy sinh những phức tạp về chính trị, xã hội.

Ở đây không chỉ nằm ở vấn đề sở hữu, mà cốt lõi là quy định quyền của người chủ sở hữu đất thay mặt cho toàn dân trong sở hữu đất, cũng như quyền của người dân được giao quyền sở hữu đất như quyền sở hữu tài sản.

Nếu đất đai tư nhân hóa chế độ sẽ thay đổi, vì đất đai là tư liệu sản xuất là tài sản lớn nhất của giai cấp, của toàn dân. Nhà nước là người đại diện nắm giữ, đây cũng là một trong những điều cơ bản thể hiện bản chất của chế độ nhà nước. Nếu đa sở hữu, tư nhân hóa về sở hữu đất đai thì liệu con đường xã hội chủ nghĩa sẽ tồn tại tiếp tục phát triển hay không?”…

Hoài Nguyễn

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.