Đất vẫn là mồi béo cho quan chức

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tại Việt Nam lại xảy ra một vụ tranh chấp đất giữa chính quyền với dân địa phương mà người dân phản ứng mạnh dẫn đến xô xát, bắt cán bộ làm con tin và rồi cơ quan chức năng điều lực lượng cơ động đến để trấn áp dân phản đối.

Tình trạng này nói lên điều gì?

Vụ mới nhất nhưng theo cách cũ thu hồi đất bán cho doanh nghiệp

Khoảng hai giờ chiều ngày 31 tháng 3, một lực lượng rất đông gồm cảnh sát cơ động và cảnh sát giao thông được cho của xã Đèo Gia và huyện Lục Ngạn thuộc tỉnh Bắc Giang đến trấn áp người dân phản đối cưỡng chế đất tại địa phương.

Hình ảnh video tung lên mạng Internet cho thấy người phản đối dùng đá ném lại lực lượng chức năng. Hậu quả là một số người dân tại hiện trường nằm bất tỉnh, còn một số khác bị lực lượng chức năng bắt đi.

Theo lời kể của người dân một ngày trước tức vào ngày 30 tháng 3 một số người bị lực lượng công an đánh phải nhập viện cấp cứu, nên họ liền bắt một số cán bộ công an và giam giữ tại nhà văn hóa Thôn Đèo Gia.

Nguyên nhân vụ việc được cho biết là do mâu thuẫn đất đai giữa người dân và chính quyền. Theo người dân, khu đất mâu thuẫn nằm tại Thôn Đèo Gia trước đây là đất rừng và hiện đang được chính quyền giao cho dân canh tác, nhưng nay lại có thông tin chính quyền bán một nửa phần đất này cho doanh nghiệp, phần còn lại mới giao cho dân. Một người xin dấu tên cho biết:

Đất này thuộc đất lâm nghiệp, do nhà nước giao cho dân quản lý, không cho ai chặt phá rừng. Đến năm 2016, nhà nước có văn bản giao đất để dân canh tác, làm ăn trên mảnh đất ấy để phát triển kinh tế. Một xã có 7 thôn thì 6 thôn kia đã được nhận đất, giao sổ rồi. Chỉ còn mỗi Thôn Đèo Gia, người ta muốn là một nửa cho công ty, còn một nửa mới giao cho dân. Thế là dân phản ánh, không đồng tình.

Người dân Thôn Đèo Gia cho biết sau khi nghe tin một số cán bộ xã và huyện loan tin bán đất cho doanh nghiệp, họ liền đi chặt cây rừng khoanh lương làm rẫy vì họ cho biết hoàn cảnh khó khăn, sợ không có đất trồng trọt thì sẽ bị đói. Sau đó, chính quyền địa phương được cho rằng đã vịn cớ người dân Thôn Đèo Gia phá rừng nên huy động lực lượng đến đàn áp. Một người có người thân bị đánh nhập viện chia sẻ với chúng tôi.

Dân nghĩ bảo là tự dưng mình gìn giữ đất này bao nhiêu đời từ thời các cụ rồi. Từ thời đấy giữ gìn đất mà bây giờ dân không được canh tác, làm ăn mà phải vượt biên sang Trung Quốc làm ăn. Tại sao đất đấy không giao cho dân canh tác làm ăn mà lại giao cho công ty là thế nào? Dân tức quá mới tự lên phá, rào quanh vùng lại.

Cổng thông tin điện tử Huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang hôm 31 tháng 1 đăng tải thông tin ông La Văn Nam, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy chủ trì cuộc họp với lãnh đạo UBND huyện, Tổ tuyên truyền, Công an huyện, Đảng ủy- UBND xã Đèo Gia và Chi bộ thôn Đèo Gia về công tác giao rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn thôn Đèo Gia. Theo nguyên văn của văn bản thì ‘Công an huyện phối hợp với Công an xã Đèo Gia tăng cường lực lượng tuần tra, kịp thời ngăn chặn các trường hợp phá hoại tài sản; khẩn trương làm rõ các đối tượng vi phạm.’

Chúng tôi liên hệ ông La Văn Nam mong có được thông tin cụ thể hơn về những trường hợp vi phạm cũng như nhận định từ phía chính quyền, và được ông cho biết:

Anh ơi, nguyên tắc phát ngôn là đồng chí Bí thư Huyện uỷ. Điện cho Bí thư Huyện uỷ. Tôi là phó thôi. Cảm ơn anh.

Chúng tôi liên hệ với ông Thân Văn Khánh, Bí thư Huyện uỷ Huyện Lục Ngạn nhưng ông này từ chối trả lời.

Nếu mà có ấy (vấn đề gì) thì anh cứ sang gặp Uỷ ban nhé. Cứ về đây làm việc với Uỷ ban. Tôi không làm việc qua điện thoại đâu nhé.

Cưỡng chế đất đai – Vấn đề nóng

Trong những năm qua, các vụ việc cưỡng chế đất tiếp tục diễn ra. Vụ tại Đèo Gia, Lục Ngạn, Bắc Giang cũng tương tự vụ Thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội vào tháng tư năm ngoái. Khi đó, chính quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi mảnh đất hơn 100 hecta tại Đồng Sênh, thôn Hoành để giao cho Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel vì nói rằng đây là đất quốc phòng. Người dân lại cho rằng đây chỉ là một phần đất quốc phòng, còn lại là đất nông nghiệp. Đỉnh điểm vụ việc xảy ra khi người dân phản ứng dữ dội và bắt giữ 38 người gồm cán bộ huyện Mỹ Đức, công an và cảnh sát cơ động giam trong nhà văn hoá thôn. Đích thân ông Nguyễn Đức Chung – Chủ tịch thành phố Hà Nội phải về tận thôn Hoành để đối thoại với người dân.

Một số vụ được nhiều người biết đến trước đó gồm Dương Nội từ năm 2010 đến nay, vụ ‘tiếng súng hoa cải’ Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng năm 2012 hoặc nhiều câu chuyện đất đai khác đều có điểm chung là người dân đã cương quyết phản kháng, chống lại việc chính quyền tổ chức cưỡng chế, thu hồi đất bằng bạo lực mà người dân trong diện bị thu hồi phát hiện đất được lấy để bán cho doanh nghiệp làm dự án bất chấp qui định chỉ lấy đất của dân để phục vụ mục tiêu công ích hay quốc phòng.

Một tin liên quan vấn đề quản lý đất đai là vào ngày 2 tháng 4 vừa qua, Thanh Tra Chính Phủ Việt Nam về tỉnh Kiên Giang thông báo quyết định tiến hành thanh tra toàn diện những lĩnh vực mà truyền thông Nhà Nước gọi là ‘nhạy cảm’ ở tỉnh này nhất là công tác quản lý đất đai.

Kiên Giang là tỉnh có đảo Phú Quốc đang được xem là thiên đường du lịch. Đất đai trở nên đắt giá vì nhiều nhà đầu tư muốn bỏ vốn để xây dựng các khu nghỉ mát cho khách có tiền.

Nhiều sai phạm tại Phú Quốc như vụ Khách sạn 5 sao Hương Biển vi phạm hành lang biển đến nay vẫn chưa được xử lý. Bí thư tỉnh Kiên Giang hiện nay là ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai ông cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Nguồn: RFA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.