Dây thòng lọng tên “Bãi Tư Chính”

Cuộc biểu tình chớp nhoáng chống Trung Cộng xâm lấn Biển Đông ngay trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng ở Hà Nội hôm 6 tháng Tám, 2019. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngay trong lúc ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao, nêu đích danh Trung Quốc là xâm phạm lãnh hải của Việt Nam trong phiên họp khoáng đại Ngoại Trưởng Khối ASEAN với một số Ngoại Trưởng Mỹ, Trung Quốc, Úc Châu, Tân Tây Lan, Nga… hôm 31 tháng Bảy tại Bangkok, thì Bắc Kinh đã nâng số tàu hải giám, cảnh sát biển lên gần 80 tàu quanh khu vực Bãi Tư Chính.

Hành động này của Trung Quốc rõ ràng là họ không những coi thường các lên tiếng của phía CSVN, từ nhẹ là gửi công hàm phản đối lên đến mạnh hơn là tố cáo công khai Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền, mà còn bỏ ngoài tai những phản đối khác như Thông cáo chung về Biển Đông của Ngoại Trưởng Khối ASEAN, kể cả các lên tiếng chỉ trích từ Tổng Thống Trump, Bộ Ngoại Giao, và Chủ Tịch Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện Hoa Kỳ.

Không những thế, Bắc Kinh còn ngang ngược khẳng định rằng Bãi Tư Chính nằm trong vùng Trường Sa (mà họ gọi là Nam Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Từ luận cứ này, Trung Quốc trơ trẽn kết án người bạn “16 vàng – 4 tốt” Việt Nam là kẻ đã xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc.

Thái độ của Trung Quốc đã quá rõ ràng. Họ chủ trương cướp Bãi Tư Chính như đã từng cướp Hoàng Sa năm 1974 cùng 7 đảo và bãi đá chìm của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa năm 1988, và cướp Scarborough của Phi Luật Tân năm 2012.

Có 2 lý do khiến Trung Quốc sẽ ra tay lần này:

Một, sự bế tắc đàm phán với Hoa Kỳ và nhất là biến động kéo dài bất ngờ tại Hong Kong đã cảnh báo cho họ Tập thấy là dân chúng Hoa Lục đang mất kiên nhẫn chờ đợi và có thể bộc phát thành làn sóng chống đối. Họ Tập phải làm dậy sóng ở Biển Đông để dùng nó như một lý cớ siết chặt nội bộ, vừa tạo mục tiêu chiến tranh với thế lực bên ngoài để lèo lái sự phẫn nộ của người dân vào một mục tiêu khác, và để phục hồi tư thế của mình trước những biến động mang tính thách đố quyền lực. Nói cách khác, việc chiếm Bãi Tư Chính là thủ thuật nhằm bảo vệ “quyền lực độc tôn” của họ Tập trong lúc nội bộ phân hóa vì cuộc thương chiến với Mỹ.

Hai, sự thủ lợi của CSVN trong cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, sẽ tạo cơ hội cho Hà Nội thoát Trung, đi gần với Hoa Kỳ. Đây là điều mà họ Tập không muốn vì sẽ phá đổ chiến lược và tham vọng “đại cục” vốn kiềm chế Hà Nội từ năm 1990 đến nay. Vì thế, việc các quan chức bên Bộ Ngoại Giao CSVN đã hợp xướng cùng với Hoa Kỳ lên án mạnh mẽ sự xâm phạm của Trung Quốc lần này đã làm cho Bắc Kinh càng phải leo thang sự hiện diện ở Bãi Tư Chính.

Nhìn thấy rõ dã tâm của Tập Cận Bình như vậy, Việt Nam sẽ không chỉ mất Bãi Tư Chính mà sẽ còn mất nhiều biển đảo và lãnh thổ khác, nếu tiếp tục thái độ nhu nhược của lãnh đạo CSVN như hiện nay. Đừng sai lầm nghĩ rằng việc lãnh đạo Hà Nội lên tiếng mạnh mẽ phản đối Trung Quốc, và nhất là nộp đơn kiện Bắc Kinh ra Tòa Án Trọng Tài Liên Hiệp Quốc về Biển Đông, là ngã theo Hoa Kỳ để chống lại Trung Quốc.

Hãy chấm dứt não trạng “du dây” với chủ trương “ba không” trong quan hệ chiến lược với các quốc gia. Thử hỏi trong số 12 quốc gia mà Việt Nam nâng lên tầm “đối tác chiến lược” đã có quốc gia nào lên tiếng hậu thuẫn mạnh mẽ các quan điểm của Việt Nam đối với các vi phạm của Trung Quốc ở Bãi Tư Chính, ngoài Hoa Kỳ.

Muốn bảo vệ Bãi Tư Chính và cho thấy sức mạnh của Việt Nam, lãnh đạo CSVN hãy chấm dứt tư duy nô lệ và để cho người dân Việt Nam bảo vệ lãnh hải bằng chính ý chí và lòng yêu nước. Hà Nội phải coi cuộc thương chiến Mỹ Trung là cơ hội để Việt Nam bước ra khỏi cái bóng “đại cục”. Muốn làm được điều này, những hành động tối thiểu sau đây phải được chuyển động gấp.

Thứ nhất, phải thiết lập hồ sơ và nộp đơn kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng Tài Liên Hiệp Quốc càng sớm càng tốt.

Thứ hai, phải trả tự do ngay tức khắc những tù nhân lương tâm đã bị bắt giữ và bị đàn áp chỉ vì họ đã dám đứng lên chống lại quân xâm lược Trung Quốc. Đây là điều kiện tiên quyết để cho thấy Hà Nội muốn bước ra khỏi bóng đen “đại cục”

Thứ ba, phải chấm dứt việc theo dõi, ngăn chặn và trù dập những đồng bào, trí thức, thanh niên sinh viên… yêu nước kêu gọi nhau tụ họp trước tòa đại diện của Trung Cộng để phản đối hành vi xâm lược. Hà Nội còn phải có bổn phận giúp cho các nhân sĩ, trí thức tổ chức những buổi đàm thoại về tình hình Biển Đông và góp ý cùng nhau bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo và lãnh thổ.

Tóm lại, thách thức tại Bãi Tư Chính lần này ở tầm mức rất nghiêm trọng, nhưng đã mở ra cho lãnh đạo Hà Nội một cơ hội để trở về với dân, đứng cùng với dân trong một chiến tuyến chống kẻ xâm lược bá quyền Trung Quốc. Chỉ trong thế toàn dân và khai dụng thế liên minh với các quốc gia bạn, Việt Nam mới chứng tỏ được sức mạnh đối đầu để ngăn chặn được bước chân xâm lược ngông cuồng của Trung Quốc. Nếu không, những biến động tại Bãi Tư Chính có thể biến thành dây thòng lọng siết cổ chế độ CSVN một khi bá quyền Bắc Kinh nổi giận và chính người dân Việt Nam vùng lên cứu quốc.

Bài học lịch sử chống quân xâm lược chưa hề phai trong tâm trí người Việt.

Trung Điền

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.