Đề nghị vài cách đối phó khi biểu tình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Nhận dạng, cô lập công an chìm bằng cách kêu gọi bà con ngồi xuống. An ninh thường rất ngại ngồi xuống vì (1) khó nhìn bao quát hiện trường; (2) khó thấy đồng bọn để tiếp ứng; (3) sợ phản ứng chậm, khó chạy, khó kêu cứu nếu bị dân phát hiện và ra tay.

2. Nhận dạng, cô lập công an chìm bằng cách bất ngờ chụp hình thẳng mặt. Phản ứng tự nhiên của công an là quay ngoắt mặt đi, hay giơ các vật dụng trong tay che mặt lại ngay, hay bỏ rớt mặt nạ công an chìm để sừng sộ ngay.

3. Nếu công an dùng ô dù để che các vòng hoa, biểu ngữ, ta có vài cách để giảm thiểu tác dụng mà không cần bạo động.

Đó là tập trung vào cây dù thay vì kẻ cầm dù:

(1) Vì phải giương tay ra nên sức kiểm soát của kẻ cầm dù không mạnh lắm. Ta KHÔNG cần kéo dù xuống nhưng ĐẨY CHO BÀN TAY CẦM DÙ CAO LÊN THÊM. Như thế kẻ cầm dù mất thêm kiểm soát và cùng lúc không che được vòng hoa, biểu ngữ; Nếu đương sự tuột dù khỏi tay thì mọi người chuyển nhanh cái dù đó RA XA các vòng hoa chứ đừng ném xuống đất tại chỗ;

(2) Vì vòng dù bao rộng nên khi có cơ hội chúng ta nắm chặt mép dù rị xuống Ở PHÍA SAU LƯNG người cầm dù. Nếu kẻ cầm dù quay lại xem ai nắm dù thì người nắm cũng quay theo. Ngoài ra cũng cần người chung quanh đứng thật sát để kẻ cầm dù khó xoay trở.

Chúng ta cần thực tập để cách ứng biến thật đương nhiên, không cần phải phân công khi thấy công an giở trò này.

4. Công an chạy theo, bắt lẻ những người phải kiếm nơi đi tiểu. Ban tổ chức nên dặn trước bà con về điều tưởng nhỏ nhưng hệ trọng này.

Một vài cách có thể dùng:

(1) Cần kéo nhau khoảng 7, 8 người trở lên cùng đi.

(2) Cần có những phút giải lao để người biểu tình có thể cùng đi chung. Những ai chưa có nhu cầu cũng ráng đi.

(3) Nếu kẹt lắm, các nam biểu tình viên trong tầm ngắm của công an có thể tận dụng các ly đựng cà phê có nắp để không phải đi xa hiện trường.

5. Khi công an dùng xe buýt dài để che nơi biểu tình. Thường thì họ dùng trò này vừa để che mắt ký giả quốc tế không thấy bà con biểu tình, vừa để không cần dùng nhiều công an sắc phục tại hiện trường.

Một vài cách đối phó là:

(1) Dán các biểu ngữ cầm tay lên thành xe buýt, biến chiếc xe thành bảng quảng cáo cho cuộc biểu tình. Đây là việc hơi khó nhưng có thể làm được. Ban tổ chức có thể in các biểu ngữ cầm tay bằng loại giấy có keo sẵn và mặt sau là giấy láng. Khi thấy xe buýt chỉ cần gỡ lớp giấy láng ra là tờ biểu ngữ có sẵn keo sẽ dính ngay vào xe và khó lột ra;

(2) Làm xì bánh xe. Đây là việc khó hơn nữa nhưng vẫn có thể làm được nếu có một nhóm 3, 4 người che cho một người làm.

Sau vài lần như vậy, công an sẽ phải cắt cử một số công an sắc phục để canh mỗi xe buýt và như thế chủ ý che mắt quốc tế của họ coi như thất bại.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Giới thạo tin cho rằng “lò” có thể sẽ đốt cả bà Trương Thị Mai (phải), thường trực Ban Bí thư kiêm trưởng Ban Tổ chức Trung ương đảng. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vỡ bình, đất nước sẽ ra sao?

Công cuộc đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng cho đến nay, chẳng những đã thất bại, đã không trị được cội rễ của tham nhũng mà còn vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Rải rác đã có lời đồn đoán phen này không chừng chủ lò lại biến thành củi vì “trách nhiệm chính trị của người đứng đầu” khi hàng loạt đảng viên cao cấp – đảm nhiệm từ chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, phó thủ tướng, bộ trưởng, bí thư, chủ tịch tỉnh đến tướng tá quân đội và công an – bị cách chức, bị tống giam đến mức “đã đủ nhân sự lập một chính phủ trong tù!”

Báo cáo viên đặc biệt của LHQ về tình trạng của người bảo vệ nhân quyền. Ảnh: Srdefenders

Báo cáo viên đặc biệt LHQ: Hà Nội cần chấm dứt đàn áp nhân quyền một cách có hệ thống

Hà Nội cần chấm dứt việc đàn áp một cách có hệ thống và sử dụng các điều luật bị cho “nguỵ tạo” để bắt giam các nhà hoạt đông bảo vệ nhân quyền.

Đây là khuyến nghị của một số các tổ chức nhân quyền quốc tế cùng với quan chức Liên Hiệp Quốc và dân biểu Thuỵ Sỹ lên tiếng nhân dịp Việt Nam tham dự phiên Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) vào ngày 7/5/2024.

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.