Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu vấp phải nhiều phản đối

Hoạt động tại một nhà máy dệt may tại Việt Nam. Ảnh: AFP
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội hôm 14/5 có đề xuất tại buổi hội thảo lấy ý kiến của các bộ ngành về việc tăng độ tuổi nghỉ hưu đối với người lao động Việt Nam. Đề xuất tăng thêm 2 năm từ 60 lên 62 tuổi đối với lao động nam và tăng 5 năm từ 55 lên 60 đối với lao động nữ.

Tuy nhiên đề xuất này vấp phải nhiều ý kiến của các chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành dệt may. Những người phản đối không đồng tình với việc tăng độ tuổi nghỉ hưu vì hầu hết nguồn lao động của ngành này nhất là nữ phải chịu áp lực với khối lượng công việc khổng lồ mỗi ngày.

Báo cáo của Oxfam mới đây cho biết ngành dệt may của Việt Nam hiện có khoảng 2,5 triệu lao động, trong đó 80% là lao động nữ.

Ông Bùi Đức Chính, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần may Sông Hồng trả lời với Vnexpress hôm 14/5 rằng, ông đề nghị nên giữ nguyên tuổi nghỉ hưu theo luật định Bộ Lao Động tức 55 đối với nữ và 60 đối với nam.

Ông giải thích rằng, các nữ công nhân ngành dệt may phải làm việc từ 8-10 tiếng một ngày và phải tập trung cao độ, áp lực công việc cao và mệt mỏi nên thường lao động nữ đến 45 tuổi đã muốn nghỉ hưu nên nếu tăng theo dự luật thì họ sẽ không đủ khả năng làm việc.

Chuyên gia kinh tế, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu trao đổi với chúng tôi rằng, bất kỳ biện pháp nào được đưa ra đều có hai tác động thuận lợi và không thuận lợi.

“Về mặt thuận lợi nếu tăng thời gian nghỉ hưu thì thời gian người lao động sẽ dài hơn, ngoại trừ những trường hợp ngoại lệ thì cho hưu non thế nhưng mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì việc này nó có lợi cho nền kinh tế, xã hội cũng như ngân sách quốc gia. Đối với riêng cá nhân của người lao động thì nhiều người muốn nghỉ hưu sớm vì thời gian mà từ 60 tuổi trở đi thì sức khỏe đã xuống dốc nhiều rồi nên chỉ muốn trở về cuộc sống riêng và thời gian nghỉ hưu là họ có thể dành tất cả thời gian cho chính bản thân họ.”

Đề xuất mới nhiều bất lợi hơn thuận lợi

Chúng tôi liên lạc với một công nhân không muốn nêu tên hiện đang làm việc tại một nhà máy dệt may tại tỉnh Đồng Nai cho biết, anh hoàn toàn không đồng tình với đề xuất mới. Anh giải thích

“Thật sự họ bị áp lực nhiều lắm, lương công nhân bây giờ khoảng 5–6 triệu, nếu làm lâu năm thì 7-9 triệu nhưng mà cũng hết. Họ không có dư và sức lao động trong ngành giày da mà chỉ đứng dập đế lót thôi là phải đứng liên tục mấy tiếng, thời tiết nóng nực, rồi bên tổ trưởng họ hối thúc để chạy truyền cho đủ mặt hàng nên áp lực rất là nhiều. Nên nếu tăng như vậy thì nó không phù hợp với đời sống của người Việt Nam mình.”

Cũng tại buổi hội thảo, đại diện các doanh nghiệp ngành da giày đều cho rằng, nguồn lao động ngành dệt may và da giày không thể chờ được đến 50 tuổi mới về hưu, nhiều lao động nữ đến 35-40 tuổi đã nghỉ việc rồi họ lấy tiền bảo hiểm về quê kinh doanh nhỏ…

Đồng ý với điều này, anh công nhân cho biết công nhân muốn lấy càng sớm càng tốt vì họ muốn thoát khỏi đời sống công nhân, nhưng nhiều người không thể làm được vì nếu mất việc thì không có đủ tiền nuôi gia đình.

“Chính xác họ muốn lấy số tiền đó càng sớm càng tốt, có số tiền lớn để họ ổn định cuộc sống. Ví dụ họ làm bấy nhiêu năm rồi họ lãnh một lúc mấy trăm triệu rồi họ về quê. Hồi xưa thì họ phải mướn phòng trọ rồi này kia, giờ họ về quê mua một miếng đất rồi họ buôn bán nhỏ nhỏ từ từ thì đời sống đỡ vất vả hơn. Họ muốn thoát ra được đời sống như vậy nhưng họ không có cơ hội để thoát ra nên họ chỉ muốn làm rồi nghỉ sớm để họ có tiền đủ để trang trải mọi thứ thôi. Bây giờ tăng tuổi lương hưu lên thì thật sự không đeo nổi đâu vì chính phủ còn quy định thêm giờ, tăng ca nhiều áp lực lắm.”

Ngoài ra, công nhân công ty dệt may tại Đồng Nai này cho biết thêm:

“Thậm chí có những doanh nghiệp nhiều người gần tới tuổi nghỉ hưu họ sẽ tìm cách triệt hẳn để họ không cần phải trả tiền hưu trí một lúc. Ví dụ như mình còn một vài năm nữa là mình nghỉ hưu rồi họ sẽ chuyển vị trí mình. Họ làm cho mình nản. Họ tìm cách cho mình tự nghỉ, để gần đến tuổi nghĩ hưu là mình tự nghỉ, chứ không phải công ty bắt ép gì đâu. Đời sống công nhân họ bị sỉ nhục ghê gớm lắm, họ sử dụng nguồn lao động tận cùng luôn.”

Theo các chuyên gia tại hội thảo thì việc tăng tuổi hưu như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến thị trường lao động và việc làm của giới trẻ.

Đồng ý với điều này Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho hay, nếu độ tuổi nghỉ hưu kéo dài như vậy thì nó thuận lợi cho việc học hỏi kinh nghiệm nhưng mặt khác rất bất lợi cho nguồn lao động trẻ.

“Về thuận lợi nếu thời gian nghỉ hưu kéo dài thì thời gian đó sẽ giúp cho nguồn lao động trẻ có thể học hỏi những người có kinh nghiệm nhiều hơn thì về mặt xã hội, kinh tế thì nó có thuận lợi đó, thế nhưng mặt khác nó sẽ gây bất lợi cho người trẻ vì những người có tuổi giữ một vị trí nào trong công việc thì vị trí đó tồn tại lâu hơn thì nó sẽ lấy cơ hội cho nguồn lao động trẻ, và cơ hội cho những nguồn lao động mới. Tôi thấy nó bất lợi là nhiều hơn là có lợi.”

Theo con số công bố của Tổng Cục Thống Kê, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 1 năm 2019 ước gần 1,1 triệu người giảm 8,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Số thanh niên độ tuổi từ 15-24 thất nghiệp ước tính khoảng hơn 448 nghìn người chiếm hơn 40% tổng số thất nghiệp.

Để giải quyết việc này, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu cho biết cách tốt nhất Quốc Hội Việt Nam nên làm một cuộc trưng cầu dân ý vì đây là một vấn đề nó ảnh hưởng tới toàn thể trong xã hội, bởi vì sớm hay muộn ai cũng sẽ đến lúc hưu và điều này sẽ đụng chạm tới quyền lợi cá nhân.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.