Diễn biến vụ án Đồng Tâm

Nhóm luật sư của các bị cáo trong vụ án Đồng Tâm đã đến Trại tạm giam số 2 Thường Tín, Hà Nội hôm 29/6/2020 để tiếp xúc với các bị cáo, nhưng đã bị từ chối với lý do không “dính” gì đến với các quy định pháp luật có liên quan: Vì chưa biết hồ sơ vụ án đang do cơ quan nào thụ lý! Ảnh: FB Manh Dang
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay, sau 07 ngày phát hành, thì một số luật sư tham gia vụ án Đồng Tâm đã nhận bản Cáo trạng số 241/CT-VKS-P2 ngày 24/06/2020 của VKSND TP. Hà Nội gởi qua đường bưu điện. Kèm theo cáo trạng là văn bản Thông báo về việc quyết định truy tố. Dài 51 trang, nội dung bản Cáo trạng không quá khác biệt với bản Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT TP. Hà Nội.

Trước đó, ngày 29/06/2020, một nhóm luật sư đã đến Trại tạm giam số 2 Thường Tín, Hà Nội để tiếp xúc với các bị cáo trong vụ án. Nhưng đã bị từ chối với lý do không “dính” gì đến với các quy định pháp luật có liên quan: Vì chưa biết hồ sơ vụ án đang do cơ quan nào thụ lý. Đáp trả lại sự đấu tranh của các luật sư, thì các nữ cán bộ trực ban chỉ còn biết cười trừ vô tội.

Cũng thế, cho đến nay, dù đã phát hành cáo trạng, thì các luật sư cũng vẫn chưa tiếp cận được với hồ sơ vụ án.

Tuy vậy, thông qua bản Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT, các luật sư cũng đã phát hiện nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục và đã chọn hai trong số đó để kiến nghị khẩn cấp, gồm:

1. Về cơ quan có thẩm quyền điều tra vụ án:

Chính thức qua bản Kết luận điều tra, thì “tác giả” tấn công và xâm nhập vào tư gia công dân Lê Đình Kình vào rạng sáng ngày 09/01/2020 là các đơn vị thuộc Công an TP. Hà Nội.

Trong vụ án, thì người phối ngẫu của ông Lê Đình Kình là bà Dư Thị Thành đã gởi đơn tố giác tội phạm giết hại ông Lê Đình Kình. Trước đó, thì một số công dân khác cũng có gởi đơn tố giác tương tự. Cả hai đơn đều nghi vấn cá nhân trong lực lượng tấn công vào tư gia ông Lê Đình Kình có thể là tội phạm giết hại công dân. Trong trường hợp này, rõ ràng đơn vị thuộc Công an TP. Hà Nội cũng chính thức là người có quyền và nghĩa vụ liên quan. Đồng thời, cá nhân (chưa rõ danh tính) nổ súng bắn vào công dân Lê Đình Kình là đối tượng đang bị tố giác tội phạm. Theo đó, một đơn vị của Công an TP. Hà Nội là Cơ quan Cảnh Sát Điều tra lại đứng ra thực hiện điều tra vụ án là không thể bảo đảm sự khách quan, vô tư theo quy định tại điều 21 Bộ Luật Tố tụng Hình sự.

2. Về bổ sung người tham gia tố tụng:

Trong việc tấn công, xâm nhập vào tư gia các công dân Lê Đình Chức, Lê Đình Công và Lê Đình Kình vào rạng sáng ngày 09/01/2020, ngoài 03 chiến sĩ thiệt mạng được xác định là bị hại, thì các chiến sĩ còn lại có trực tiếp tham gia đều có tư cách là những nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Trong đó, người trực tiếp bắn vào công dân Lê Đình Kình có tư cách là người bị tố giác tội phạm.

Các luật sư cần có sự hiện diện của các nhân chứng, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, người bị tố giác tội phạm này tại phiên tòa xét xử vụ án để trực tiếp xét hỏi tất cả những sự việc có liên quan được trình bày trong cáo trạng, kể cả nội dung theo đơn tố giác tội phạm của bà Dư Thị Thành và các công dân khác.

Qua đó, các luật sư đã kiến nghị với cơ quan chức năng hai vấn đề: Điều chuyển hồ sơ vụ án đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra khác có thẩm quyền để điều tra vụ án. Đồng thời, bổ sung người tham gia tố tụng.

Saigon, ngày 01/07/2020

LS Đặng Đình Mạnh

Nguồn: FB Manh Dang

Video: Youtube Việt Tân

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?

Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam

Một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) của CHXHCN Việt Nam, tám tổ chức nhân quyền Việt Nam và quốc tế sẽ cùng tổ chức một hội thảo vào ngày 6 tháng 5 năm 2024 để báo động tình trạng vi phạm nhân quyền đang tiếp diễn ở Việt Nam hiện nay.

Hội thảo “Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng tại Việt Nam & hành động để tranh đấu cho nhân quyền” sẽ quy tụ các chuyên gia và nhà hoạt động nhân quyền.

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.