Diễn Đàn

Ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước Việt Nam. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP via Getty Images

Pháp quyền còn lâu!

Ông Tô Lâm đã thành công trong việc thâu tóm quyền lực tuyệt đối và nếu ông ta sử dụng quyền lực đó phục vụ tham vọng của cá nhân và phe nhóm thì đó là dấu chấm hết của giấc mơ xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Không có dấu hiệu nào cho thấy ông Tô Lâm sẽ thay đổi, đảng CSVN sẽ thay đổi để kiến tạo một đất nước thượng tôn pháp luật dù ông ta có nói hươu nói vượn về nhà nước pháp quyền.

Tờ "Gia Định Báo" ra mắt công chúng Sài Gòn ngày 15/4/1865 là tờ báo đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Lịch sử báo chí Việt Nam có bề dày hơn 150 năm, chớ không phải 99 năm

Lịch sử báo chí Việt Nam có bề dày hơn 150 năm, chớ không phải 99 năm đâu.

Còn tờ Thanh Niên do Nguyễn Ái Quốc làm biên tập thì ra đời ngày 21/6/1925, tức sau tờ Gia Định Báo khá lâu. Cái khổ là ngày nay, người ta không nhớ tới những người tiền phong trong báo chí như Trương Vĩnh Ký và Sương Nguyệt Anh. Thiết nghĩ nên nhắc lại chuyện sử để không quên các vị tiền bối.

Minh họa của Amanda Weisbrod/ RFA. Nguồn ảnh: AP, Adobe Stock

Khất sĩ Thích Minh Tuệ mang đến sự tương phản đáng hổ thẹn cho giới tinh hoa Việt Nam

Thay vì thực hiện các cải cách thể chế, ông Trọng đang nhắm mục tiêu vào một nhà sư khổ hạnh – người đã thu hút được đông đảo người dõi theo và hâm mộ chỉ đơn giản bằng cách đứng hoàn toàn tương phản với giới lãnh đạo quốc gia – những người, bất chấp tinh thần xã hội chủ nghĩa mà họ đã cam kết, đã không còn gắn kết với những giá trị của mình và trở nên sa lầy trong tham nhũng.

Nhà báo Mỹ Quyên phỏng vấn tác giả về hậu trường xuất bản khoa học, nhưng hoá ra là chị ấy tìm hiểu về những bài báo bị rút xuống. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Lượng và phẩm trong khoa học

Trong khoa học, cũng như trong bất cứ lãnh vực nào, phẩm quan trọng hơn lượng. Người ta quan tâm đến phẩm chất hơn là số lượng. Phẩm chất ở đây là chất lượng khoa học và tác động đến thực tế. Chính tác động thực tế mới là thước đo thành tựu của một nhà khoa học. Ở Úc, khi xin tài trợ từ các tổ chức lớn, người ta chỉ xem xét 10 bài báo mà thôi. Nhà khoa học có thể có 1.000 bài, nhưng nhà tài trợ chỉ xem xét 10 bài. Mười bài đó sẽ nói ‘anh là ai và thuộc đẳng cấp nào.’

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.

Số người di cư Trung Quốc đã bị giam giữ ở biên giới với Mexico cao gấp 10 lần vào năm 2023 so với những năm trước đại dịch. Sự suy thoái kinh tế ở quê nhà cùng với những lo ngại về nhân quyền đang thúc đẩy nhiều người tìm kiếm cuộc sống mới ở Mỹ. Ảnh: Reuters

Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ?

Wang Zhongwei [người rời bỏ Trung Quốc, vượt biên giới Mexico-Mỹ vào Mỹ xin nhập cư] nói rằng nếu Trung Quốc muốn người dân ở lại, họ phải cải cách triệt để hệ thống giáo dục và phúc lợi xã hội để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mọi người.

“Mọi người sống vì hy vọng, họ cần có hy vọng,” Wang nói. “Giáo dục không giải quyết được sự bất bình đẳng, nhưng ít nhất nó có thể đưa mọi người đến một vạch xuất phát bình đẳng hơn; nó mang lại cho mọi người niềm hy vọng.”

Sư Thích Minh Tuệ trong một căn chòi tạm ở huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai. Ảnh: Tiền Lê/ Tiền Phong

Sao nhà cầm quyền sợ sư Thích Minh Tuệ?

Tại sao nhà cầm quyền phải sợ? Một vị hành giả đầu trần chân đất đội nắng đội mưa bộ hành trên đường thiên lý, mỗi ngày chỉ ăn một bữa, ai cho gì ăn nấy, y phục chỉ là những mảnh vải bỏ đi ghép lại, một xu cũng không dính túi, buông bỏ mọi tiện nghi vật chất của trần gian thì có gì đáng sợ?

Sư Minh Tuệ không phải là nhà bất đồng chính kiến hay nhà đấu tranh dân chủ, nhân quyền. Sư không truyền bá một ý thức hệ nào đối lập với chủ nghĩa cộng sản. Trên đường vân du, ai thắc mắc gì thì ông trả lời bằng những câu nói giản dị, mộc mạc, chủ yếu khuyên người ta làm lành lánh dữ, ai nghe cũng hiểu, chẳng có gì cao siêu vì đã có sẵn trong đạo xử thế hàng ngàn năm của dân tộc Việt.

Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ lương? Ành: Việt Nam Thời Báo

Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ tiền lương ở doanh nghiệp?

Nhà chức trách chỉ giải thích quy định đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương đã được thực hiện liên tục từ năm 1957 đến nay.

Thực tế 2% phí công đoàn này, theo báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, thì có 75% được để lại cho công đoàn cơ sở hoạt động, còn 25% chuyển lên công đoàn cấp trên. Mà công đoàn cấp trên này thực chất là cánh tay nối dài của nhà chức trách, và các vị trí đầu lĩnh của tổ chức này luôn chịu sự điều phối của đảng.

Sư Minh Tuệ và Thầy Minh Trạng đang song hành với nụ cười hoan lạc. Ảnh: FB Do Duy Ngoc

Sư Minh Tuệ

Nhiều người đi theo Sư cho biết Sư như có một hấp lực, một từ trường khiến khi cạnh Sư sẽ thấy tâm an lạc, thanh thản. Bởi Sư đã buông bỏ tất cả kể cả mạng sống của mình, do vậy lòng Sư an lạc và truyền được sự an nhiên đến được với người chung quanh. Giữa con đường thiên lý, Sư luôn nở nụ cười, nụ cười mang đến cho mọi người hạnh phúc. Đó chính là sức hấp dẫn của Sư.