Diễn Đàn

Cha con ông Hun Sen (trái) và ông Hun Manet, người là cựu thủ tướng và đương kim chủ tịch Thượng Viện Cambodia, người là đương kim thủ tướng, theo đuổi dự án kênh đào Phù Nam (Funan Techo) vì có sự tiếp tay của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Tang Chhin Sothy/ AFP via Getty Images

Với kênh đào Phù Nam, Trung Quốc siết Việt Nam bằng thòng lọng Cambodia?

Viết trên Nikkei Asia ngày 23/5, ông Sam Rainsy (đồng sáng lập và quyền lãnh đạo đảng Cứu Quốc Cambodia, cựu bộ trưởng Tài Chính), chính trị gia Cambodia lưu vong, nhấn mạnh, yếu tố thương mại lẫn nông nghiệp dường như không phải là lý do thực sự khiến ông Hun Sen, cựu thủ tướng và là đương kim chủ tịch Thượng Viện Cambodia, và ông Hun Manet, đương kim thủ tướng, theo đuổi dự án kênh đào Phù Nam (Funan Techo).

Bộ Trưởng Công An Tô Lâm (phải) được đầu bếp "Thánh Rắc Muối" Nusret Gökçe đưa miếng thịt bò dát vàng lên tận miệng trong chuyến công du Anh Quốc, đầu tháng 11/2021. Ảnh chụp từ clip TikTok của nusr_et

Truyền thông quốc tế: Tân Chủ tịch nước Tô Lâm có tham vọng làm tổng bí thư

Một giảng viên đại học kỳ cựu ở Hà Nội cho rằng ông Tô Lâm chắc chắn có tham vọng trở thành người đứng đầu đảng, nhưng ông cũng có nhiều đối thủ, và không nhận được sự ủng hộ hoàn toàn trong Bộ Công an. Do vậy, con đường dẫn tới cương vị đứng đầu đảng của Tô Lâm sẽ có nhiều chông gai.

Để trở thành người thay thế ông Trọng, ông Tô Lâm còn phải tranh đấu với nhiều ứng cử viên khác, nổi bật là đương kim Thủ tướng Phạm Minh Chính, và cả tân Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Ông Lê Thanh Hải, người vừa bị Ban Chấp hành Trung ương đảng CSVN cách tất cả chức vụ trong đảng hôm 16/5. Trước đó, ông Hải bị Bộ Chính trị cách chức bí thư thành ủy ở Sài Gòn nhiệm kỳ 2010-2015. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/AFP via Getty Images

Rộ tin Lê Thanh Hải ‘vô lò’

Có thể nói mà không sợ sai rằng, trong bầy sâu lúc nhúc được gọi là ban lãnh đạo đảng Cộng Sản Việt Nam thì ông Lê Thanh Hải là con “sâu chúa” mà người dân muốn diệt nhất, dù ông chưa phải là kẻ có quyền thế lớn nhất. Chính vì vậy, tin đồn ông Lê Thanh Hải bị bắt, truy tố và bị giam – được đón nhận và chia sẻ rầm rộ trên các mạng xã hội.

Ông Tô Lâm tuyên thệ nhậm chức chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tại Quốc hội Việt Nam ngày 22/5/2014. Ảnh: AFP

Sau tuyên thệ của Tô Lâm, ‘cuộc chiến cung đình’ có đảo chiều?

Phải nhìn thẳng vào sự thật như thế để tránh mọi ảo tưởng! Đừng thấy lãnh đạo đánh nhau trên thượng tầng mà ngộ nhận rằng, đất nước đứng trước bước ngoặt. Các cuộc tiến hóa không từ trên trời rơi xuống, nó phải từ người dân đi lên. Chừng nào người dân còn thái độ cam chịu, thì không có lý do gì để hy vọng vào bước ngoặt hay sự chuyển đổi hệ thống một cách ngoạn mục.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: FB Mạc Van Trang

Chỉ một người khác biệt

Trong xứ sở “đồng phục”
Sao có thêm những người khác biệt
Đánh động nhân tâm
Thắp lên nhiều ngọn nến trong các hang cùng ngõ hẻm tối tăm?

Bộ trưởng Công an Việt Nam Tô Lâm, được đề cử làm tân chủ tịch nước, tại phiên họp Quốc hội tại Hà Nội vào ngày 20 tháng 5 năm 2024. Ảnh: AFP

Miễn nhiệm chức bộ trưởng công an của Đại tướng Tô Lâm phút 89?

Việc miễn nhiệm chức bộ trưởng công an đối với Tô Lâm được bổ sung vào phút chót trong nghị trình Quốc hội, được dư luận cho là bất ngờ và cho thấy sự mất đoàn kết trong nội bộ lãnh đạo cấp cao.

“… Theo tôi, chính trường Việt Nam sẽ tiếp tục hỗn loạn nếu Tô Lâm vào vị trí chủ tịch nước, vì Tô Lâm có thể miễn nhiệm cả Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ông Chính cũng xuất thân từ công an nên, cả ông Tô Lâm lẫn ông Chính đều nắm trong tay nhiều bằng chứng về nhau. Chính điều đó tôi cho rằng, cuộc đấu đá vẫn còn tiếp diễn và một thời loạn lạc mới đang bắt đầu.” (Một nhà quan sát tình hình chính trị trong nước)

Công ty Foxconn ở Đài Bắc, Taiwan, 31/10/2022. Ảnh: Reuters

Reuters: Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp, trong đó có Foxconn, giảm sử dụng điện

Các quan chức Việt Nam vừa kêu gọi nhà cung cấp Foxconn của Apple tự nguyện giảm 30% mức tiêu thụ điện tại các nhà máy lắp ráp của họ ở miền bắc, khu vực từng xảy ra tình trạng mất điện hồi năm ngoái, Reuters dẫn hai nguồn tin nắm rõ vấn đề cho biết hôm 21/5.

Yêu cầu phải có giải pháp tiết kiệm điện nói trên, mà hai nguồn tin trong ngành khác cho biết cũng đã được đề đạt tới nhiều hãng xưởng, là để đề phòng và nhằm tránh lặp lại tình trạng như mùa hè năm ngoái khi thiếu điện dẫn đến thiệt hại sản lượng hơn 1 tỷ USD.

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?