Điện hạt nhân và lương tâm con người

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều tối ngày 31 tháng 10 vừa qua, hầu hết các đài truyền hình Nhật đều loan tải sự việc Thủ tướng Noda của Nhật ký với ông Nguyễn Tấn Dũng bốn văn kiện hợp tác kinh tế, nhưng chú trọng nhiều nhất là việc Nhật sẽ xây hai lò nguyên tử cho nhà máy phát điện tại tỉnh Ninh Thuận. Mỗi lò nguyên tử trị giá từ 300 đến 500 tỷ yen (tức 4 đến 6,6 tỷ mỹ kim). Nếu đây là một giao kèo mua bán xe hơi, đồ điện, v.v. thì chắc chắn người dân Nhật đã vui mừng vì giúp cho nền kinh tế Nhật, dù ít dù nhiều trong thời buổi khó khăn toàn cầu hiện nay. Tuy nhiên, món hàng hai lò phản ứng hạt nhân này lập tức làm bật lên một làn sóng phản đối của chính dân Nhật.

Theo đúng qui định của pháp luật thì mặc dù văn kiện đã được ký kết giữa hai nhân vật đứng đầu ngành hành pháp Nhật-Việt, nhưng nó còn phải được phê chuẩn bởi Quốc hội hai nước rồi mới tiến hành được. Đối với Việt Nam tuy cũng phân chia ba ngành Hành pháp, Lập pháp và Tư pháp, nhưng tất cả đều gom về một mối dưới sự vận hành trực tiếp của nhóm lãnh đạo đảng CSVN nên chuyện phê chuẩn tại Quốc hội chỉ là hình thức và đương nhiên. Nhưng tại Nhật Bản thì khác, trước khi được bỏ phiếu tại Quốc hội, các dân biểu sẽ tranh luận về văn kiện này. Đây là lúc mà các đại diện dân cử có thể phân tích và phê phán chính phủ Noda vô trách nhiệm trong việc thầu cung cấp hai lò phản ứng hạt nhân cho Việt Nam khi mà chính Nhật Bản đang còn lúng túng đối phó với tai nạn nhà máy phát điện nguyên tử Fukushima và đang tính đến chuyện xét lại toàn bộ chính sách điện hạt nhân tại nước này.

Ngày 29/10/2011, người ta thấy trên trang blog của bà Fukushima Mizuho, Chủ tịch đảng Xã hội Dân chủ Nhật, viết như sau: “Chiều mai (30/10/2011) khi gặp ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tôi sẽ nói thẳng với ông ta rằng điện hạt nhân rất nguy hiểm. Việt Nam không nên nhập cảng kỹ thuật xây nhà máy điện hạt nhân vào thời điểm này.”

Ngay đến các dân biểu, nghị sĩ thuộc đảng cầm quyền cũng không đồng quan điểm về việc này. Phía chống đối bày tỏ mối lo ngại vì theo họ tại thời điểm này không ai còn có thể nói điện hạt nhân là phương tiện an toàn. Nếu có xảy ra tai nạn thì trách nhiệm của đảng Dân Chủ Nhật và nước Nhật sẽ rất lớn đối với người dân Việt Nam nói riêng và đối với nhân loại nói chung.

Ngay trong nội các của Thủ tướng Noda cũng có khác biệt quan điểm. Theo ý kiến của ông Edano, Bộ trưởng Kinh tế & Công nghiệp Nhật, thì không nên vội tiến hành việc ký kết xây nhà máy điện hạt nhân cho Việt Nam vào lúc này khi mà chuyện an toàn về nguyên tử lực vẫn còn đang được tranh cãi quyết liệt tại Quốc hội Nhật và trên nhiều diễn đàn.

Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật là ông Genba, thuộc phe ủng hộ, chỉ viện cớ về thủ tục. Ông cho rằng một khi mọi thủ tục đã xong xuôi, thì phải đặt bút ký. Nếu không, Nhật Bản sẽ mất tín nhiệm đối với thế giới. Để trấn an dư luận, ông nói tiếp: “Đành rằng điện hạt nhân có nguy hiểm nhưng chính vì thế mà khi bán kỹ thuật xây nhà máy điện hạt nhân cho một quốc gia nào chúng ta cần phải có thêm một hiệp ước về vấn đề nguyên tử lực với quốc gia đó”.

Nhiều bình luận gia lập tức đặt vấn đề với phát biểu của Bộ trưởng Ngoại giao Genba. Tại sao Nhật lại mất uy tín khi hành sử có trách nhiệm, có lương tâm đối với nhân dân Việt Nam và nhân loại? Và loại hiệp ước rộng về nguyên tử lực sẽ giúp được gì trong các trường hợp thiên tai như vừa xảy ra tại Fukushima.

Các bình luận gia khác bồi thêm rằng: Hiệu quả kinh tế của dự án này gần như số không đối với Nhật. Nhưng nếu xảy ra tai nạn, dù là do thiên tai hay sơ xuất của con người thì Nhật Bản sẽ bị cả thế giới lên án rằng biết là “thứ độc hại” và biết “đội ngũ chuyên viên Việt Nam chưa đủ sức bảo quản một cách đáng tin cậy” mà vẫn cố tình tặng thảm họa cho dân chúng Việt Nam.

Thật vậy, cả thế giới đang lùi xa dần nguồn năng lượng quá nguy hiểm này, cụ thể như Quốc Hội Đức vừa ra quyết định sẽ thay thế dần và chấm dứt hoạt động toàn bộ các nhà máy điện hạt nhân trên toàn nước Đức vào năm 2022. Thay vào đó là các loại năng lượng “xanh” từ sức gió, ánh sáng mặt trời, sức nước thủy triều, khí đốt từ rác phân hủy, và sức ấm từ lòng đất.

Và một thực tế khác không thể chối cãi là đội ngũ chuyên viên cao tay nghề, tận tâm, và có tinh thần trách nhiệm trong lãnh vực hệ trọng và nguy hiểm này chưa có tại Việt Nam. Chỉ nội khâu xây dựng đã khiến nhiều quan sát viên quốc tế xanh mặt. Hiện tượng rút ruột công trình đã được chấp nhận rộng rãi là chuyện đương nhiên bất kể các tai nạn và hư hại gần như lập tức sau ngày khánh thành. Trường hợp điển hình là vụ xập cầu Cần Thơ ngay trong thời gian xây dựng vì nạn rút ruột mà cả ban giám sát công trình người Nhật cũng không thấy và không ngờ. Tai nạn dù ở mức thấp nhất tại một nhà máy điện hạt nhân cũng đã có thể gây thiệt hại nhân mạng gấp trăm lần vụ xập cầu Cần Thơ và ở mức trầm trọng hơn có thể ảnh hưởng toàn vùng Đông Nam Á vì nằm gần bờ biển. Ninh Thuận cũng bị xem là vùng có xác suất sóng thần cao từ các cơn động đất sâu ngoài khơi Philippines.

Kể từ khi xảy ra tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã có nhiều cuộc thăm dò ý kiến người dân Nhật. Tất cả các thống kê đều có số trung bình trên 50% dân chúng mạnh mẽ phản đối việc sử dụng điện hạt nhân. Khoảng 10% muốn ngưng ngay lập tức vì nguy hiểm quá. Chỉ khoảng 30% đành chấp nhận điện hạt nhân vì không biết con đường nào khác. (Khoảng 5% không có ý kiến).

Cộng đồng người Việt tại Nhật biết rõ các yếu tố và mức độ rủi ro của điện hạt nhân vì vừa chứng kiến các cảnh tượng Fukushima ngay trước mắt. Lòng lo âu cho số phận đồng bào ruột thịt tại quê nhà đã khiến bà con kéo đến trước hội quán Keidanren, nơi đón tiếp ông Nguyễn Tấn Dũng, vào trưa ngày 31/10/2011 để cực lực ngăn cản. Họ biết không thể khuyên can tập đoàn của ông Dũng mà chỉ tập trung vận động dân chúng Nhật và chính phủ Nhật chấm dứt dự án nguy hiểm này.

Tựu trung, hiện nay chỉ có nhóm quan chức thượng tầng tại Hà Nội là không lo lắng gì về 2 lò điện hạt nhân này mà còn bắt đầu tính trước cách chia chác các khoản tiền sẽ rút được từ con số 13 tỷ mỹ kim sắp “trên trời rơi xuống”. Còn cái núi nợ ngoại quốc và các tai họa sau này là chuyện của dân. Dân phải lo.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.