Đoàn theo Sư Minh Tuệ còn được tự do bao lâu?

Sư Minh Tuệ được người dân vây quanh. Ảnh: screenshot trang 4K Watching
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sư Minh Tuệ đang được rất nhiều người dân Việt Nam trong và ngoài nước ngưỡng mộ. Số lượng người tìm đến ông xin đi theo để tu học, xuống tóc ngày một nhiều hơn, nhất là sau khi Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) hôm 16/5 ra văn bản khẳng định sư Minh Tuệ “không phải là tu sỹ Phật giáo,” không tu tập hay là nhân sự của bất cứ chùa nào thuộc GHPGVN.

“Cái đó một phần cũng xem như là thành quả về tu hành của ông ta. Nó đã trở thành một hương thơm duy nhất bay ngược gió, là cái đạo hạnh của một người tu hành nghiêm chỉnh,” ông Thành Đỗ, từng là Trưởng ban nghiên cứu Phật học, giảng viên trường đại học Phật giáo ở Paris nói với Đài Á Châu Tự do về đoàn du tăng đang trên đường bộ hành từ Bắc vào Nam.

Việc hàng chục Youtuber tụ tập theo đoàn của Sư Minh Tuệ để quay video, phát trực tiếp, phỏng vấn các sư, bình luận… và hàng ngàn Phật tử ở mỗi địa phương tập trung lại để đảnh lễ hay chỉ đơn giản là nhìn sư Minh Tuệ đi qua đã khiến giao thông một số nơi rơi vào tình trạng hỗn loạn, mặc dù công an và cảnh sát giao thông có mặt để phân luồng, điều tiết.

Vì sao chính quyền vẫn để hiện tượng sư Minh Tuệ?

Cụm từ “Sư Minh Tuệ” trên Google trending (xu hướng tìm kiếm trên Google) luôn nằm trong nhóm tìm kiếm thịnh hành của Google suốt hơn một tháng qua trùng với những thay đổi nhân sự lãnh đạo cấp cao của đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam.

Chỉ có khoảng 2000 lượt tìm kiếm chủ đề “Minh Tuệ” trong ngày 30/4 và tăng vọt cho đến ngày 30/5 thì đã có khoảng 100 ngàn lượt tìm kiếm trên các trang web trên toàn cầu.

Nếu nhìn các hiện tượng thời gian qua nổi lên một cách nhanh chóng rồi bị chính quyền ra tay dẹp bỏ như: “5 chú tiểu Thiền am Bên bờ Vũ trụ,” hay nữ doanh nhân Nguyễn Phương Hằng hồi năm 2021 phát trực tiếp mỗi buổi lên đến hàng trăm ngàn người xem cùng lúc để bóc phốt giới giải trí, đặt nghi vấn về những khoản thu chi từ thiện không minh bạch… người ta sẽ đặt câu hỏi về việc đến khi nào chính quyền sẽ “xuống tay.”

Việc sư Minh Tuệ tu theo 13 Hạnh đầu đà như mỗi ngày chỉ ăn một bữa, không nhận tiền cúng dường… đã khiến nhiều Phật tử soi lại những phát ngôn gây phẫn nộ trong thời gian qua của một vị giảng sư thuộc GHPGVN về luật nhân quả như: “đi du lịch nhiều sau này sẽ bị liệt,” “hát karaoke chết thành ma câm,” hay “cúng đất, cúng nhà cho chùa sau này con cháu sẽ giàu sang.”

Người dân nhanh chóng nhìn ra mặt trái của những pháp môn tu hành hiện nay của một số nhà chùa quốc doanh không đưa người ta đến con đường giải thoát mọi sự khổ đau.

Trái ngược với hình ảnh khổ hạnh của sư Minh Tuệ là các sư thầy trắng trẻo với chùa to, Phật lớn, đeo đồng hồ hàng hiệu, đi xe hơi sang trọng, và lúc nào cũng khuyến khích các Phật tử phải cúng dường.

Một đại đức thuộc GHPGVN đang tu tập ở một ngôi chùa ở phía Nam, nói với RFA rằng trong nội bộ của Giáo hội có những công văn để hướng dẫn các trụ trì hay chức sắc tôn giáo về cách ứng xử với hiện tượng sư Thích Minh Tuệ và mọi tăng ni thuộc giáo hội buộc phải tuân thủ. Ông nói trong điều kiện ẩn danh vì tính nhạy cảm của vấn đề:

“Theo thầy, vào thời điểm này nếu bất kỳ thầy nào mà đưa các clip lên khen thầy Minh Tuệ, khen cách tu hành đấy thì sẽ có gặp vấn đề. Nếu mà nhẹ thì sẽ bị bắt lên sám hối để xóa bài, còn nếu nặng thì có thể bị trục xuất luôn, vì nó sai với tôn chỉ của tổ chức là Giáo hội.”

Ngày 18/5, Thượng tọa Thích Minh Đạo, Trụ trì Tu viện Minh Đạo tại Bà Rịa -Vũng Tàu, bị Giáo hội Phật giáo địa phương kiểm điểm bằng cách quỳ sám hối sau khi ông đăng video khen ngợi hạnh tu của sư Minh Tuệ. Chính thầy Minh Đạo sau đó cũng tự xin ra khỏi giáo hội.

Vị đại đức này đánh giá rằng có thể đang có sự thả lỏng của phía Nhà nước trong vụ việc lần này của sư Minh Tuệ để dẫn đến cao trào chỉ trích GHPGVN như hiện nay, mặc dù cũng có các công văn, các vụ xử lý nhỏ lẻ.

“Bởi vì Phật giáo luôn luôn nghĩ mình có mối quan hệ thân thiết với công an, với tất cả các cơ quan ban ngành trong nước. Phương diện các TikToker hay YouTuber đăng tải những thông tin để dư luận chỉ trích giáo hội thì họ có thể đề nghị các cơ quan chức năng xử lý theo luật an ninh mạng nhưng cho đến giờ này vẫn chưa… thì có nghĩa là chính quyền họ chưa muốn làm và muốn hạ [Giáo hội] Phật giáo xuống cho các anh bớt ‘ảo tưởng sức mạnh’ đi để dễ quản lý.”

Ông Thành Đỗ từ Pháp cũng đồng ý với nhận định này, ông cho rằng dường như Nhà nước muốn sử dụng sự kiện này để khỏa lấp những sự kiện ở thượng tầng của đảng và Nhà nước đang rối ren, nội bộ đấu đá nhau trước bàn dân thiên hạ.

“Việc người dân hướng hết tầm nhìn của họ vào hiện tượng sư Minh Tuệ làm cho Nhà nước giải tỏa được áp lực về cái nhìn của người dân đối với bộ máy đảng và Nhà nước.

Chính vì lý do đó có vẻ như họ cũng có một phần nào đó lợi dụng sự kiện này để đánh lạc hướng dư luận,” nhà nghiên cứu Phật giáo khẳng định.

Chỉ trong một thời gian ngắn ba lãnh đạo của Nhà nước, Quốc hội, và đảng Cộng sản Việt Nam phải từ chức vì dính sai phạm, khiến các nhà đầu tư nước ngoài hoang mang và đặt câu hỏi về tính ổn định chính trị của Việt Nam để quyết định có nên mở rộng đầu tư hay không.

Thế nhưng các sự kiện đó dường như không thu hút người dân bằng bước chân chánh niệm của sư Minh Tuệ. Lý do vì “hữu xạ tự nhiên hương” của một bậc chân tu hay vì định hướng dư luận của chính quyền thì thời gian mới có thể trả lời được.

Tuy nhiên nói như vị đại đức thuộc GHPGVN, “Ở nước Mỹ sáu tháng nữa mới bầu cử mà bây giờ người ta đã tranh cãi um sùm rồi, trong khi ở Việt Nam tình hình nó rất bình thường không ai quan tâm để ý. Người ta chỉ đang bận quan tâm đến một ông bận đồ rách đi ngoài đường thôi!”

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.