Đời Người và Rừng Cây …

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Rừng xưa đã khép…” Câu nói đượm buồn và xót xa của những ai còn tha thiết với quê hương khi nhìn màu xanh của rừng bị biến dạng thành màu xám ảm đạm, “làm cho lá phổi của nhân loại bị khép lại“. Thế giới đã báo động về những nguy cơ này, nhất là những cánh rừng xanh như Amazon, Nam Mỹ, và rừng nhiệt đới tại Việt Nam. Thế giới đã đôn đốc, tặng tiền viện trợ để cứu nguy lá phổi nhân loại, để các quốc gia liên hệ ra sức bảo vệ rừng. Tại Việt Nam, chính quyền Cộng sản đã nhận tiền và hứa hẹn bằng những chương trình tái tạo rừng được rầm rộ quảng cáo trên báo chí “nhà nước”, những báo cáo “ma” chỉ có trên giấy tờ. Nhưng thực tế thì bi thảm hơn nhiều. Vấn nạn chính vẫn là cách quản trị, điều hành của giới lãnh đạo chính quyền và nạn tham nhũng, hối lộ, ăn cắp của công từ những cán bộ kiểm lâm vô trách nhiệm.

Theo nguyên văn trên báo Kinh Tế Đô Thị trong nước: ”Gần đây, tại một số địa phương, nhiều khu rừng lớn đã biến mất, không phải do lâm tặc mà bởi tay của một số cán bộ kiểm lâm tham nhũng, biến chất và sự thiếu trách nhiệm của lãnh đạo chính quyền sở tại.” Việc chặt cây, khai hoang, phá rừng vô tội vạ đã xảy ra khắp nơi. Những cánh rừng xưa xanh ngắt nay đã trở thành những mảnh đất cỏ hoang, đồi trọc. Rừng Tánh Linh, Bình Thuận nay không còn nữa; rừng tràm U Minh bị cháy vì nạn đốt rừng. Đất rừng bị thu hẹp quá nửa; các mảnh rừng Tây Nguyên trở thành da beo. Vụ mới nhất là tại Ninh Bình, dân chúng báo động về nạn mưa lũ xảy ra do việc phá rừng mất cây cản nước. Nhà nước biết nhưng làm ngơ, kéo dài cho đến bây giờ. Khi ăn chia không đồng đều, họ tranh chấp, tố cáo lẫn nhau, cho nên nội vụ lại nổ ra trước thiên hạ. Không giấu nổi đành phải đưa ra ánh sáng: ”Cơ quan điều tra mới phát hiện việc một số cán bộ kiểm lâm của tỉnh này trong thời gian từ đầu năm 2001 đến tháng 4 năm 2004 đã chủ động “tiếp thị”, bán hơn 20 mẫu đất rừng phòng hộ cho một số cá nhân với giá 40 triệu đồng để những người này phá đi, lấy đất nuôi tôm.” Khi bị phanh phui, hai cán bộ kiểm lâm của trạm Kiểm Lâm Kim Sơn, huyện Kim Sơn tỉnh Ninh Bình, đã vội vàng trám miệng các viên chức điều tra vài triệu đồng tiền “tươi” gọi là chi phí “tiền làm luật” cho các ông quan. Nhưng tai hại lớn là những cánh rừng dùng để phòng chống lũ lụt, bảo vệ đất canh tác và nhà cửa cho dân nay đã bị phá đi, và sẽ không biết phải chờ bao nhiêu năm nữa mới có thể khôi phục được. Bên cạnh đó, những nguy cơ khác luôn luôn rình rập qua sự cấu kết biến chất từ hàng ngũ cán bộ tham nhũng. “Hà Nội” ở xa quá, biết rõ tệ nạn nhưng cứ “lờ đi” vì chính họ cũng đã giàu ra một cách bí mật, khó hiểu, về các khoản “tiền tươi”, được thông cảm trao nhau dưới gầm bàn hoặc bằng các bì thư đi cửa hậu.

Một kiểu phá rừng khác mà cán bộ Hà Công Tuấn, Phó cục trưởng Cục Kiểm Lâm, thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn lên tiếng báo động ”vô cùng đáng ngại” là tình trạng bao che lớn nhỏ tại nhiều địa phương, hô hào bằng các báo cáo về sự tăng trưởng kinh tế “bất ngờ và đáng nghi ngờ”. Nguyên nhân sâu xa cũng là vì địa phương đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp. Mấy năm nay, hàng ngàn mẫu đất rừng khắp nơi đã bị phá sạch, vậy mà các cấp lãnh đạo tại nhiều tỉnh cứ đưa ra đủ loại lý do, báo cáo rằng họ đã chuyển đổi các cánh rừng thành đất nông nghiệp. Nhưng xem lại thì việc chuyển đổi này nhiều khi là do các cơ quan trách nhiệm “chạy theo phong trào” (mà họ gọi là làm kinh tế), được phát động từ trung ương, để “vắt kiệt tài nguyên thiên nhiên”, làm gia tăng các con số kinh tế “giả”, bất chấp những hậu quả tai hại về sau. Theo Cục Kiểm Lâm, các kiểu phá rừng này còn nguy hại gấp mấy chục lần so với cách phá rừng của lâm tặc. Lý do đơn giản là lâm tặc chỉ đem máy đến cưa mấy cây rồi mang đi, còn kiểu phá rừng mạo danh là “chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất rừng sang đất nông nghiệp” thế này thì rất nhanh chóng… biến các cánh rừng xanh thành những vùng đất trống, đồi trọc…

Nhà nước thỉnh thoảng lên tiếng răn đe hay bắt nhốt vài tay cán bộ cò con lấy lệ. Nhà nước cũng rót hàng tỉ đồng viện trợ vào chương trình gọi là “5 triệu mẫu đất rừng tái tạo”. Nhưng đau buồn thay, mức phá hoại rừng lại tiến nhanh hơn mức trồng rừng gấp nhiều lần. Phải chăng, cả một đời người cũng thể nào trồng được một rừng cây!?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?