Đông Âu và Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 21.6 kb
Phá vỡ bức tường ô nhục – 1989

Tháng 6 năm 1989, bắt đầu từ Ba Lan, trận bão “Dân chủ” đã thổi mạnh mẽ đến Đông Âu, quét sạch thành trì vô sản chuyên chính do Stlalin xây dựng vào những năm sau Đệ Nhị Thế Chiến, tính đến nay đúng 15 năm. Trong 15 năm qua, từ những quốc gia cộng sản nằm trong gọng kềm của cựu đế quốc Liên Xô, khối các nước Đông Âu đã không chỉ tẩy xóa xong những tỳ vết vô sản mà còn bắt đầu bước vào hàng ngũ của 25 nước trong khối Âu Châu tiến bộ. Trận bão dân chủ đã xảy ra quá ngoạn mục, trong khoảng thời gian kỷ lục từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1989, nên nhân loại đã chỉ nhớ đến những cuộc xuống đường rầm rộ từ vài chục ngàn người rồi lên đến hàng trăm ngàn người như những giòng nước lũ đã đẩy các đảng cộng sản tại Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lợi, Đông Đức và Lỗ Ma Ni đi đến chỗ tự tan rã.

Thật ra thì trận bão nói trên chỉ là kết quả sau cùng của những cơn địa chấn đã ngấm ngầm bộc phát từ năm 1956, khi người dân Ba Lan và Hung Gia Lợi nổi dậy chống lại gọng kềm của Liên Xô, nhưng đã bị dập tắt bởi Hồng Quân Liên Xô, theo lời cầu cứu của các lãnh tụ cộng sản Ba Lan, Hung Gia Lợi vào lúc đó. Nói cách khác, để giành lấy thắng lợi dân chủ vào năm 1989, cuộc đấu tranh của người Ba Lan, Tiệp Khắc, Hung Gia Lơi, Đông Đức.. đã trải qua 33 năm (1956 – 1989) với rất nhiều cam go và đầy thử thách.

Đương nhiên, cuộc cách mạng dân chủ tại các nước cựu cộng sản ở Đông Âu đã khởi sự vào lúc mà đế quốc Liên Xô rơi vào thế suy thoái toàn diện, không thể nào hành xử khác hơn là “làm ngơ” cho mỗi đảng cộng sản đàn em tự xoay xở lấy từ năm 1985, khi ông Gorbachev tung ra chính sách cởi trói và tái phối trí. Tuy nhiên, trong sự ’tự xoay xở” để sống còn, mỗi đảng cộng sản đã có những hành xử khác nhau trong cách tiếp cận với những quốc gia Tây Âu để vận dụng phương tiện từ bên ngoài nhằm giải quyết tình trạng kiệt quệ ở bên trong; nhưng nói chung, đã bị rơi vào bốn loại khó khăn, gần giống như nhau:

Thứ nhất là chính sách cải cách kinh tế đã dẫn đến tình trạng mất định hướng trong hàng ngũ lãnh đạo của các đảng cộng sản trong sự gằng co giữa mở rộng kinh tế để sống còn hay ôm giữ xã hội chủ nghĩa để củng cố quyền lực độc tôn. Tình trạng này đã đưa đến sự phân hóa cùng cực trong cấp lãnh đạo và tất cả đã tháo chạy khi những phong trào đối lập bao vây toàn bộ các công sở và đường phố.

Thứ hai là do những mầm móng sinh hoạt đa nguyên của xã hội xuất phát từ chính sách cởi trói của ông Gorbachev đã làm nảy sinh những khuynh hướng đối kháng một cách đa diện từ tôn giáo, văn hóa, từ thiện lên đến công đoàn, sinh viên… khiến cho bộ máy bạo lực mất dần khả năng kiểm soát và từ đó những thành phần thi hành bạo lực bị vô hiệu trước những cuộc xuống đường rầm rộ của quần chúng.

Thứ ba là những áp lực dưới nhiều hình thức từ bên ngoài đi kèm với các điều kiện cải tổ những luật lệ thương mại của các quốc gia Tây Âu, cũng đã làm cho các đảng cộng sản mất tinh thần và lúng túng đối phó. Những hỗ trợ về mặt thông tin để phá vỡ bưng bít, loan tải rộng rãi các cuộc xuống đuờng của quần chúng ở các nơi , những lên tiếng tố giác đàn áp nhân quyền, khủng bố chính trị đối với thành phần đối kháng từ các quốc gia trên thế giới, đã phần nào làm các nhân vật lãnh đạo đảng cộng sản ở các nước như bị “tứ bề thọ địch”.

Thứ tư là những cải tổ nửa vời cùng với sự rối loạn của thị trường đã tạo ra rất nhiều nan đề cho xã hội đổi mới, với rất nhiều tệ đoan xã hội đã xảy ra. Hậu quả là những hiện tượng tiêu cực này càng làm gia tăng thêm sự bất mãn của quần chúng, với những vụ khiếu kiện, đình công, lãng công, đánh đập cán bộ để trả thù .. đã xảy ra thường xuyên vào những giai đoạn cuối của cuộc cách mạng dân chủ.

Nói chung, bốn diễn biến nói trên là những đặc điểm đã góp phần đưa đến trận bão dân chủ đã xảy ra ở Đông Âu cách nay 15 năm. Vào lúc đó, Việt Nam đã chưa có những yếu tố “khó khăn” nói trên và nhất là lực lượng đối kháng còn quá yếu, nên đã không thể tạo ra những xoay chuyển lớn mặc dù tại Việt Nam lúc đó đã có một số người can đảm đứng lên đòi dân chủ đa nguyên. Nói cách khác, khi Đông Âu bộc phát thành những phong trào quần chúng đấu tranh vào năm 1989 thì Việt Nam chỉ mới xuất hiện một vài tiếng nói đòi dân chủ đa nguyên, trong khi quần chúng bị bưng bít toàn diện và toàn thể xã hội vẫn còn nằm im trong bóng tối chuyên chính. Nhưng ngày hôm nay, trận bão dân chủ của Đông Âu vào 15 năm trước đang bắt đầu thổi đến Việt Nam.

Mặc dù đảng Cộng sản Việt Nam tung ra chính sách đổi mới vào năm 1986, nhưng họ thực sự tiến hành kể từ năm 1991, khi chính thức áp dụng cơ chế thị trường, trên một xã hội nông nghiệp mang nặng dấu ấn nửa phong kiến, nửa thuộc địa. Do đó, những tác dụng của chính sách đổi mới trên xã hội Việt Nam bắt đầu từ năm 1996 và đang có những dấu hiệu gây khó khăn cho Hà Nội, như đã từng diễn ra tại Đông Âu.

Thứ nhất là lãnh đạo Hà Nội hiện cũng đang rơi vào tình trạng mất định hướng như các đảng Cộng sản tại Đông Âu vào những năm 1987, 1988. Họ đang ở vào sự dằng co giữa hai con đường cộng sản và tư bản, trong khi lãnh đạo ở vào thế cá mè và thế đu giây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ càng càng căng thẳng. Tình trạng này khiến cho đảng và nhà nước rơi vào hoàn cảnh lúng túng và loay hoay với những chính sách vá víu, nửa vời làm nảy sinh thêm nhiều vấn nạn mới cho chính chế độ.

Thứ hai là những áp lực nhân quyền của thế giới ngày một mạnh mẽ, giúp cho phong trào đối kháng lớn mạnh, tạo ra nhiều điểm nóng gây lúng túng đối phó cho đảng Cộng sản Việt Nam. Ngoài ra, những hiện tượng tiêu cực xảy ra trong xã hội đổi mới như nạn xì ke ma túy, mãi dâm, đạo đức suy đồi cũng là dấu hiệu tạo ra sự bất mãn lớn nơi quần chúng trong hiện tại.

Thứ ba là những cải cách do các áp lực của các quốc gia viện trợ và các nhà đầu tư ngoại quốc đã làm nảy sinh những mầm móng đa nguyên trong xã hội Việt Nam. Những mầm móng này là khởi điểm tạo ra những điểm tựa cho các tổ chức quần chúng xuất hiện và vượt ra khỏi khuôn khổ kiểm soát của chế độ.

Nhưng khác với Đông Âu, Việt Nam là một xã hội nông nghiệp mang nặng màu sắc phong kiến Á Đông, chưa từng có những kinh nghiệm đấu tranh quần chúng như các nước tại Đông Âu trước khi bị Stalin nhuộm đỏ, nên Việt Nam đòi hỏi nhiều nỗ lực tác động về ý thức tự do dân chủ trước khi tạo những sức bật của các phong trào quần chúng. Nhưng Việt Nam lại có một ưu điểm mà Đông Âu không có, đó là khối 3 triệu người Việt tỵ nạn tại hải ngoại, luôn luôn hướng lòng mình về Tổ quốc thân yêu. Tập thể 3 triệu người Việt tỵ nạn này không chỉ có nhiều tiềm năng về kinh tế, chất xám mà còn có rất nhiều kinh nghiệm trong sinh hoạt của một xã hội tự do dân chủ. Ngoài ra, khả năng vận động các áp lực quốc tế cho những vấn đề nhân quyền, tự do dân chủ của người Việt tỵ nạn đang tạo thành một lực đối đầu mạnh mẽ với chế độ Hà Nội trong các mối quan hệ với Hoa Kỳ và một số quốc gia Tây Âu. Chính vì thế, với tiềm lực của cộng đồng người Việt tại hải ngoại, chúng ta tin tưởng là sẽ hỗ trợ tích cực cho đồng bào quốc nội để không chỉ đấu tranh gỡ bỏ gông xiềng độc tài mà còn góp một phần quan trọng trong công cuộc canh tân và xây dựng đất nước.

Tóm lại, nếu cuộc cách mạng dân chủ tại Đông Âu đã phải kéo dài 33 năm từ năm 1956 đến năm 1989 thì cuộc cách mạng dân chủ tại Việt Nam đã trải qua gần 3 thập niên tính từ năm 1975. Với những dấu hiệu đang gây nhiều lúng túng cho chế độ Hà Nội trong tiến trình mở cửa để thoát hiểm hiện nay, cùng với những nỗ lực đấu tranh của các lực lượng dân tộc trong thời gian qua, chúng ta tin tưởng là cơn bão dân chủ sẽ thổi đến Việt Nam trong những năm trước mặt.

Lý Thái Hùng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.