Dũng – Sang đánh nhau, Phú Trọng đắc lợi

Nguyễn Phú Trọng (trái) đắc lợi khi Trương Tấn Sang (giữa) và Nguyễn Tấn Dũng mải mê đánh nhau hàng chục năm nay. Ảnh: Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cho đến đại hội 11 (2011) quyền lực của phe Miền Nam trong hệ thống chính trị rất mạnh. Thậm chí, năm đó trong hàng tứ trụ có tới 2 người Miền Nam là Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang.

Ngoài ra, còn có hàng loạt cái tên chính khách nổi bật đến gốc Nam, như Nguyễn Thiện Nhân, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Thị Kim Ngân,…

Thời điểm đó, mặc dù “bậc nhân kiệt” Nguyễn Phú Trọng nắm chức tổng bí thư nhưng quyền lực không lớn. Trong khi, phe Nghệ Tĩnh của Nguyễn Sinh Hùng lại hết sức mờ nhạt.

Tuy nhiên, từ 2011 đến nay hai ông Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng lại lao vào đánh nhau chí tử. Đây cũng là thời điểm xuất hiện hàng loạt các trang blog đánh phá đối thủ, như: Quan Làm Báo, Tư Sang Nham Hiểm, Chân Dung Quyền Lực, v.v.

Bên cạnh đó, hàng loạt đệ tử, phe nhóm lợi ích của cả hai bị bắt, khởi tố, thủ tiêu: Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Dương Chí Dũng, Hà Văn Thắm, Bầu Kiên, Đặng Hoàng Yến, Trần Bắc Hà, Phạm Công Danh,…

Cuộc đấu giữa hai nhân vật gốc Miền Nam là cơ hội tuyệt vời để Nguyễn Phú Trọng ngư ông đắc lợi, tập trung xây dựng quyền lực cho phe mình. Để rồi đến đại hội 12 (2016), cả Nguyễn Tấn Dũng lẫn Trương Tấn Sang phải “về vườn làm người tử tế,” để lại riêng Nguyễn Phú Trọng làm “trường hợp đặc biệt.”

Suốt 5 năm qua, chính trường Việt Nam trở thành sân chơi của riêng Nguyễn Phú Trọng. Ông ta có quyền lực như vua chúa, múa gậy vườn hoang, tùy ý sắp xếp nhân sự. Muốn bắt hoặc kỷ luật ai, thanh trừng phe phái nào cũng được, chỉ cần nhân danh chống tham nhũng.

Phe Nghệ Tĩnh cũng thừa dịp trỗi dậy. Nhóm này trở thành thế lực cát cứ rất mạnh, với số lượng các ủy viên trung ương và tướng tá quân đội, công an nhiều nhất.

Đại hội 13 sắp đến, rò rỉ một số danh sách nhân sự lãnh đạo cấp cao cho thấy phe Miền Nam đang thất bại thê thảm. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, phe này không có chân trong tứ trụ. Theo đó, cả Trương Hoà Bình, đệ tử của Trương Tấn Sang và Nguyễn Thị Kim Ngân, đệ tử của Nguyễn Tấn Dũng đều phải về vườn. Ngoài ra, Nguyễn Thiện Nhân cũng phải về hưu, còn Võ Văn Thưởng mang bệnh án ung thư không biết lay lắt ở lại hay về hưu non.

Hiện có hai nhân sự Miền Nam chắc chắc vào Bộ Chính Trị khoá 13 là Trần Thanh Mẫn, Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc và Nguyễn Văn Nên, Bí Thư Sài Gòn. Tuy nhiên, vị trí của Trần Thanh Mẫn không có nhiều quyền lực, còn Nguyễn Văn Nên là đệ tử ruột của ông Trọng thời làm chánh văn phòng Trung Ương Đảng, thành ra cũng bị “bắc hoá.”

Tóm lại, hàng chục năm qua Sang – Dũng mải mê đấu đá lẫn nhau, để rồi thế lực tiêu hao, và Nguyễn Phú Trọng là người hưởng lợi nhiều nhất.

Miền Nam mạnh về kinh tế, đóng góp phần lớn cho ngân sách quốc gia. Tuy nhiên lại không có tiếng nói về mặt chính trị, và vì vậy nơi này giống như một thuộc địa kiểu mới cho các quan chức phía Bắc bóc lột, vắt kiệt sức.

Nguồn: FB Trang Nguyen

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.