EU thông qua một chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu

EU thông qua chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu đối với các cá nhân, tổ chức, cơ quan tham gia vào hoặc liên quan đến những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới, bất kể chúng xảy ra ở đâu.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm nay [7/12/2020], Hội Đồng [Council of the European Union – Hội Đồng Bộ Trưởng] đã thông qua một quyết định và một quy định thiết lập một chế độ trừng phạt nhân quyền toàn cầu. Lần đầu tiên, EU tự xây dựng cho mình một khuôn khổ cho phép EU nhằm vào các cá nhân, tổ chức và cơ quan – bao gồm cả các chủ thể nhà nước và phi nhà nước – phải chịu trách nhiệm khi tham gia vào hoặc liên quan đến những vi phạm và sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới, bất kể chúng xảy ra ở đâu.

Các biện pháp hạn chế như vậy sẽ quy định lệnh cấm đi lại áp dụng đối với các cá nhân và đóng băng các quỹ áp dụng đối với cả các cá nhân và tổ chức. Ngoài ra, các cá nhân và tổ chức ở EU sẽ bị cấm cung cấp tiền cho những cá nhân hay tổ chức bị liệt vào danh sách, dù trực tiếp hoặc gián tiếp.

Khuôn khổ dành cho các biện pháp hạn chế có mục tiêu được áp dụng đối với các hành vi như diệt chủng, tội ác chống lại loài người và những vi phạm hoặc sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng khác (ví dụ: tra tấn, nô lệ, giết người phi pháp, bắt giữ hoặc giam giữ tùy tiện). Những vi phạm hoặc sự lạm dụng nhân quyền khác cũng có thể thuộc phạm vi của chế độ trừng phạt này khi những vi phạm hoặc sự lạm dụng đó phổ biến, có hệ thống hoặc đáng lo ngại đối với các mục tiêu của chính sách an ninh và đối ngoại chung được quy định trong Hiệp Ước (Điều 21, Hiệp Ước về Liên Minh Châu Âu – TEU [Treaty on European Union]).

Trên cơ sở đề xuất của một quốc gia thành viên hoặc Đại Diện Cấp Cao của EU về Chính Sách Đối Ngoại và An Ninh, Hội Đồng sẽ có hành động bao gồm thiết lập, xem xét và sửa đổi danh sách trừng phạt.

Quyết định ngày hôm nay nhấn mạnh rằng việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền vẫn là nền tảng và ưu tiên trong hành động đối ngoại của Liên Minh Châu Âu và nó cho thấy quyết tâm của Liên Minh Châu Âu trong việc xử lý các vi phạm và sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng.

Các đạo luật pháp lý liên quan đã được đăng trên Tạp Chí Chính Thức [của EU – Official Journal of the European Union].

Thông tin nền

Vào ngày 9 tháng 12 năm 2019, Hội Đồng hoan nghênh việc Đại Diện Cấp Cao khởi động công tác chuẩn bị nhằm thiết lập một chế độ chung của EU về các biện pháp hạn chế chống lại những vi phạm và sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng.

Vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, Hội Đồng đã thông qua các kết luận về Kế Hoạch Hành động của EU về Nhân Quyền và Dân Chủ giai đoạn 2020-2024, trong đó đề ra mức độ tham vọng và các ưu tiên của EU ở lĩnh vực này trong quan hệ của mình với tất cả các nước thứ ba. Trong kế hoạch hành động của mình, EU đã cam kết phát triển một cơ chế trừng phạt nhân quyền toàn cầu mới của EU nhằm xử lý những vi phạm và sự lạm dụng nhân quyền nghiêm trọng trên toàn thế giới.

Nguồn: Phái Đoàn EU tại Việt Nam

Bản Anh ngữ:

EU adopts a global human rights sanctions regime

The Council today adopted a decision and a regulation establishing a global human rights sanctions regime. For the first time, the EU is equipping itself with a framework that will allow it to target individuals, entities and bodies – including state and non-state actors – responsible for, involved in or associated with serious human rights violations and abuses worldwide, no matter where they occurred.

Such restrictive measures will provide for a travel ban applying to individuals, and the freezing of funds applying to both individuals and entities. In addition, persons and entities in the EU will be forbidden from making funds available to those listed, either directly or indirectly.

The framework for targeted restrictive measures applies to acts such as genocide, crimes against humanity and other serious human rights violations or abuses (e.g. torture, slavery, extrajudicial killings, arbitrary arrests or detentions). Other human rights violations or abuses can also fall under the scope of the sanctions regime where those violations or abuses are widespread, systematic or are otherwise of serious concern as regards the objectives of the common foreign and security policy set out in the Treaty (Article 21 TEU).

It will be for the Council, acting upon a proposal from a member state or from the High Representative of the EU for Foreign Affairs and Security Policy, to establish, review and amend the sanctions list.

Today’s decision emphasises that the promotion and protection of human rights remain a cornerstone and priority of EU external action and reflects the EU’s determination to address serious human rights violations and abuses.

The relevant legal acts have been published in the Official Journal.

Background

On 9 December 2019, the Council welcomed the launch by the High Representative of preparatory work to establish an EU regime of general scope for restrictive measures against serious human rights violations and abuses.

On 17 November 2020, the Council approved conclusions on the EU Action Plan on Human Rights and Democracy 2020-2024 which set out the EU’s level of ambition and priorities in this field in its relations with all third countries. In the EU Action Planthe EU committed to developing a new horizontal EU global human rights sanctions regime to tackle serious human rights violations and abuses worldwide.

Source: Council of the European Union

https://www.consilium.europa.eu/en/press/press-releases/2020/12/07/eu-adopts-a-global-human-rights-sanctions-regime/

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.