F1

Một bộ đội Mìền Bắc với vẻ trầm tư trên bậc thềm tòa nhà Quốc Hội VNCH 30/4/75.

Ngày 30 tháng 4

Mỗi người có những cảm nhận khác nhau khi đối diện ngày 30 tháng 4. Nhưng có một cảm nhận chung là không một ai hài lòng về hiện tình đất nước ngày nay kể từ 30 tháng 4 năm 1975.

Tại sao những người Việt tỵ nạn chỉ mất 20 năm từ hai bàn tay trắng đã dựng nên cơ nghiệp rất thành công ở xứ người, trong khi đất nước Việt Nam vẫn lẹt đẹt đi sau nhân loại với đa số người dân vẫn còn ở mức sống nghèo khó?

Nhà cầm quyền Hà Nội thường hay đổ lỗi cho hậu quả tàn phá của những năm tháng chiến tranh, rồi lại đổ lỗi cho sự chống phá của các thế lực thù địch. Nhưng họ đã không nhìn ra chính họ mới là nguyên nhân tạo ra tình trạng trì trệ của đất nước hiện nay.

Tờ lịch ngày 30/4/1975 và thàm trạng bắt đầu.

Ngày 30 tháng Tư – Mãi mãi không quên

Ngày 30/4 không giống như các ngày Anzac Day, ngày 11/9, ngày các Thế Chiến Thứ Nhất và Thứ Nhì chấm dứt khi người ta có thể tổng kết con số những người đã nằm xuống; Ngày 30/4 chỉ là khởi đầu của một cuộc sát hại, âm thầm nhưng tàn khốc, hàng nhiều triệu con người Việt Nam mà tới giờ vẫn chưa chấm dứt. Người dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên Ngày 30/4.

Ngày 30/4 đã, đang, và sẽ mãi mãi là Ngày Tưởng Nhớ Tất Cả Những Nạn Nhân Của Cộng Sản, Còn Sống Hay Đã Nằm Xuống. Để nhớ và để không bao giờ lặp lại!

Quốc Hội, cơ quan được cho là "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất nước CHXHCNVN", (điều 69, Hiến Pháp). Ảnh: Mạng Pháp Luật

Chuyện thật nhưng tưởng như đùa: Hướng dẫn ứng cử viên viết tiểu sử và chương trình hành động

Điều đáng nói ở đây là hôm 24 tháng Tư vừa qua, Hội Đồng Bầu Cử tại TP.HCM đã thực hiện “màn kịch” có một không hai: Tổ chức hướng dẫn người ứng cử đại biểu quốc hội và hội đồng nhân dân thành phố viết tiểu sử và chương trình hành động. Chuyện mới nghe qua tưởng như đùa nhưng lại là chuyện có thật.

Những người biểu tình tụ tập gần chùa Sula, thành phố Yangon, Myanmar, hôm 17/2/2021. Ảnh: AP

Myanmar đứng trước nguy cơ nội chiến

Cuộc đảo chánh của phe quân đội do Tướng Min Aung Hlaing chỉ huy nhằm lật đổ chính quyền dân sự do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo hôm mồng 1 tháng Hai, 2021 là một sai lầm nghiêm trọng. Tính cho đến nay, cuộc chính biến đã trải qua 60 ngày với 738 người bị lực lượng an ninh bắn chết trong các cuộc biểu tình, 3.300 người bị bắt giữ và có 20 người bị kết án tử hình. Không chỉ thiệt hại về nhân mạng, cuộc đảo chánh còn đang tàn phá nền kinh tế của Myanmar và có nguy cơ dẫn đến nội chiến.

Nhà văn, cựu sĩ quan QLVNCH ký tặng hồi ký "Dấu Linh Lửa", một tác phẩm nổi tiếng của ông. Ảnh: Bauxite Việt Nam

Bao giờ có ngày hòa giải thống nhất lòng người?

Đọc thư của Hữu Thỉnh không thể nói đó không là bức thư tình cảm, tôn trọng và đầy thiện chí của Hữu Thỉnh, người đại diện cho hội Nhà Văn Việt Nam với cá nhân Phan Nhật Nam. Nhưng khi đọc thư trả lời của Phan Nhật Nam thì phải thấy cái mà Phan Nhật Nam cần không phải là tình cảm, sự tôn trọng, thiện chí của Hữu Thỉnh đối với mình. Mà cái khác. Cái khác ấy lại không thuộc tầm nghĩ của Hữu Thỉnh.

Gã nhớ tại Houston, một cựu Đại Tá VNCH nói với gã: Kêu gọi hòa giải làm gì. Nhà nước VN cứ làm sao cho Dân Việt Nam hạnh phúc tự do thật sự, không cho tôi về tôi cũng vượt biên lần nữa nhưng để về…

Thông điệp thật sự từ tân thủ tướng và chính phủ mới!

Sau khi ông Phạm Minh Chính phát biểu tại phiên họp chính phủ đầu tiên với vai trò thủ tướng, một số cơ quan truyền thông chính thức đã khái quát phát biểu ấy thành ba thông điệp: Không làm thay, hành động phải có thể chế, lắng nghe phản biện… rồi khẳng định đó chính là… tầm nhìn, phương thức hành động của chính phủ mới.

Bộ Trưởng Ngoại Giao CSVN Bùi Thanh Sơn. Ảnh: Báo Xã Hội Đời Sống

Việt Trung đồng sàng dị mộng

Với phát biểu của Vương Nghị và Bộ Trưởng Bùi Thanh Sơn qua tường thuật khác nhau của báo chí Trung Quốc và Việt Nam cho thấy mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh đang có những đợt sóng ngầm. Những đợt sóng ngầm ấy xô đẩy nhau tạo thế quan hệ đối đầu tương đối dưới tình trạng “bằng mặt không bằng lòng.”

Hay nói khác đi, Việt – Trung đồng sàng mà dị mộng, do thái độ chèn ép của nước lớn quá nhiều tham vọng.

Bộ Trưởng Nguyễn Thanh Nghị sẽ dẹp sạch tham nhũng tại Bộ Xây Dựng?

Ông Nguyễn Thanh Nghị, con trai cả của cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng vào ngày 8/4 vừa qua được Quốc Hội Việt Nam phê chuẩn bổ nhiệm chức bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

Sau khi ông Nguyễn Thanh Nghị bị kỷ luật, kiểm điểm, nhiều người cho rằng có khả năng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng sẽ “đụng đến” những sai phạm của ‘đồng chí X’ khi ông ta làm thủ tướng. Nhiều người đã bất ngờ khi ông Nguyễn Thanh Nghị được bổ nhiệm làm bộ trưởng Bộ Xây Dựng.

Phong trào Dân Chủ Việt Nam: 46 năm nhìn lại và giải pháp cho tương lai

Đảng CSVN áp đặt sự cai trị của họ trên toàn lãnh thổ Việt Nam và tước đoạt các quyền tự do, dân chủ của toàn thể người dân Việt Nam trong suốt 46 năm đã qua.

Nhân dân Việt Nam qua nhiều thế hệ vẫn đang bền bỉ đấu tranh nhằm xóa bỏ chế độ độc tài CSVN để xây dựng lên nước Việt Nam tự do, dân chủ, đa đảng.

Tôi xin điểm lại sự ra đời và những bước phát triển thăng trầm của Phong trào Dân chủ Việt Nam.

Bản đồ Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới 2021 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) cho thấy Việt Nam trong nhóm các nước màu đen vì có môi trường "rất tồi tệ" đối với tự do báo chí. Ảnh: RSF

RSF: Việt Nam tăng cường kiểm soát mạng xã hội, tiếp tục không có tự do báo chí

Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 6 quốc gia có ít tự do báo chí nhất trên thế giới, theo đánh giá mới được tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) công bố, trong đó nhận định rằng quốc gia do đảng Cộng Sản cầm quyền tăng cường kiểm soát mạng xã hội và tiến hành một làn sóng bắt giam các nhà báo độc lập trong năm qua.

Phạm Minh Hoàng: Việt Nam khó trở thành nước có thu nhập trung bình cao vào năm 2030

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần lần nầy, nhà giáo Phạm Minh Hoàng nhận xét về mục tiêu phát triển kinh tế của Việt Nam, về “bẫy thu nhập trung bình,” nan đề lão hóa dân số, vấn đề an sinh xã hội cho người già, cũng như về vụ Tổng Công ty Đường Sắt Việt Nam có nguy cơ bị phá sản và vấn đề đại học gia tăng học phí.

Thanh niên 15-24 tuổi thất nghiệp nhiều nhất, theo một báo cáo của Tổng Cục Thống Kê năm 2019 do báo Tuổi Trẻ đăng lại. Ảnh: Báo Giao Thông Vận Tải

Giật mình con số 42% người thất nghiệp là thanh niên

Trước hết, con số 42% thanh niên trong lứa tuổi từ 15 đến 25 thất nghiệp cho thấy một điều mâu thuẫn đáng lo ngại. Thật sự đó là độ tuổi chưa phải bươn chải lao động kiếm sống theo nghĩa bình thường mà là lứa tuổi phải được đến trường học tập, rèn luyện trước về kiến thức tổng quát cũng như chuyên môn. Thế mà thế hệ thanh niên ấy phải sớm rời ghế nhà trường bước vào môi trường lao động để kiếm sống. Nó cũng cho thấy một cách rõ ràng sự thất bại và bế tắc của nền giáo dục chân chính là xây dựng một thế hệ tương lai đủ sức gánh vác trách nhiệm kiến tạo đất nước.