F1

Trương Hòa Bình trụ lại ghế phó thủ tướng thường trực trong chính phủ Phạm Minh Chinh sau đại hội 13 của đảng CSVN. Ảnh: Báo Giao Thông

Sau “liêm chính, kiến tạo”… là cái gì? (Phần 2)

Ông Trương Hòa Bình đã nhanh chóng học tập “tấm gương Nguyễn Phú Trọng” khi quyết giữ chặt chiếc ghế “phó thủ tướng thường trực” mặc dù đã hết tuổi và trượt cả Bộ Chính Trị khóa mới. Nhiều người cho rằng đây là một diễn biến bất ngờ ở phút thứ 90. Tuy vậy, việc “cố đấm ăn xôi này” của ông Bình không quá khó hiểu. Cái thế của ông Bình trót leo lên đầu cọp rồi, giờ rớt xuống thì thảm lắm. Cái gương Đinh La Thăng sờ sờ ra đó. Việc ông Bình tiếp tục ở lại cái ghế phó thủ tướng thường trực chắc chắn gây khó dễ cho việc bố trí công việc của chính phủ mới.

Bàn vụ đấu giá mỏ cát trên sông Tiền Giang đừng quên tai họa sạt lở, xâm mặn

Chẳng riêng công chúng mà báo chí, giới doanh nhân đang thảo luận sôi nổi về vụ đấu giá – tranh quyền khai thác mỏ cát trên sông Tiền ở đoạn chảy qua xã Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Rất ít người, rất ít nơi, đặc biệt là trong hệ thống chính trị, hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương bận tâm đến chuyện, tại sao An Giang lại tổ chức đấu giá khai thác mỏ cát trên sông Tiền, khi đủ thứ thảm nạn như hạn hán, sông rạch ruộng vườn nhiễm mặn, sạt lở, sụt lún… đang hủy diệt đồng bằng sông Cửu Long? Tổ chức đấu giá – cho phép khai thác 2,4 triệu khối cát có ảnh hưởng gì đến tương lai đồng bằng sông Cửu Long không?

Tất Thành Cang và Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Ảnh chụp màn hình Đất Việt.

Bàn về vụ Tất Thành Cang bị khai trừ khỏi đảng

Không ai ngạc nhiên khi báo chí lề đảng loan tin Tất Thành Cang bị khai trừ; nhưng có lẽ ai cũng đặt dấu hỏi “sao lại là lúc này mà không sớm hơn?”

Là một trong số các nhân vật chóp bu dưới trào Lê Thanh Hải nắm bí thư thành Hồ, Cang đã gây nhiều sóng gió trong vụ án cướp đất Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Nhưng câu chuyện của Cang trở thành củi của ông Trọng và bị đưa vào lò tưởng trở thành chuyện quá khứ và người ta tưởng đâu nó đã cuốn theo cơn đại dịch Covid-19. Nhưng không…

Thủ Tướng Yoshihide Suga có chuyến viếng thăm Washington DC tháng Tư, 2021. Ảnh: CNN

Vai trò “trung tâm” của Nhật Bản trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương

Lo là liệu Tổng Thống Biden nói riêng và chính quyền Hoa Kỳ nói chung sẽ kéo dài “nhiệt tình” đối với khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương đến bao lâu? Giới kinh doanh và chính trị tại Nhật Bản hoan nghênh về sự đối xử đặc biệt của siêu cường Hoa Kỳ đối với Nhật Bản, nhưng cũng quan ngại rằng người Mỹ thay đổi hướng đi rất nhanh một khi quyền lợi không còn phù hợp hay tình hình vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Hoa Thịnh Đốn.

Đại hội 13 của đảng CSVN để hợp thức hóa những sắp xếp nhân sự đàng sau hậu trường. Ảnh: Internet

Sau “liêm chính, kiến tạo”… là cái gì?

Phúc ngậm ngùi chấp nhận cái chức nguyên thủ “hữu danh vô thực,” ngồi nghe ông Tổng Trọng giáo điều dăm ba câu chủ nghĩa Mác và chống mắt ngó Phạm Minh Chính tung hoành trên sân khấu mà mới đây ông còn là “siêu sao” của xứ Đông Lào. Một người “lão luyện” và “gian hùng” ở miền Trung đến nỗi Nguyễn Bá Thanh còn chịu thúc thủ, giờ ông Phúc phải ngoan ngoãn nghe theo sự sắp xếp của đảng, từ bỏ cái ghế thủ tướng cho đàn em mới lên như Phạm Minh Chính thì rõ ràng là chuyện không đơn giản.

Nguyễn Phú Trọng tiếp tục ngồi ghế tổng bí thư đảng CSVN nhiệm kỳ thứ 3. Ảnh: RFA

Vở kịch đại hội XIII nhiều tập đã kết thúc

Tính đến nay, vở kịch sắp xếp nhân sự cho 5 năm tới (2021-2026) của đảng CSVN chính thức chấm dứt vào đầu tháng Tư, 2021. Đây có thể coi như một vở kịch nhiều tập mà từ tập đầu đến tập cuối đều nằm dưới bàn tay phù thủy: Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước Nguyễn Phú Trọng.

Vở kịch nhiều tập đã kết thúc nhưng vẫn còn để lại nhiều tiếng cười chua chát và những lời dè bỉu về thái độ “hiên ngang” của tổng bí thư 3 nhiệm kỳ Nguyễn Phú Trọng.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng kể về nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh & Quỹ 50K tương trợ tù nhân lương tâm

Trong chương trình Câu Chuyện Trong Tuần kỳ nầy, nhà giáo Phạm Minh Hoàng kể về lần gặp gỡ nhà hoạt động xã hội Nguyễn Thúy Hạnh – người sáng lập Quỹ 50K nhằm giúp đỡ các tù nhân lương tâm, lý do vì sao nhà cầm quyền bắt giữ Thúy Hạnh.

Nhà giáo Phạm Minh Hoàng cũng nhận định về tân Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo Nguyễn Kim Sơn liên quan đến “mập mờ” lý lịch và khả năng chỉnh đốn ngành giáo dục Việt Nam.

Ứng cử viện độc lập vào Quốc Hội CSVN khóa 15, Giáo Sư Nguyễn Đình Cống bị chính thức từ chối hôm 8/3/2021.

Ứng cử viên độc lập vào Quốc Hội CSVN GS Nguyễn Đình Cống vừa chính thức bị loại

Giáo Sư về hưu Nguyễn Đình Cống, một trong những người tự ứng cử vào Quốc Hội khóa XV, cho biết một hội nghị cử tri đã không tán thành đề cử ông với lý do ông đã lớn tuổi.

Giáo Sư Nguyễn Đình Cống cho biết hội nghị cử tri diễn ra hôm ngày 8 tháng Tư ở Hà Nội. Đây là một hội nghị được tổ chức rất chặt chẽ, gồm có 66 người do chính quyền chỉ định, chọn phát giấy mời đến họp, chứ không phải họp công khai rộng rãi cho tất cả.

Ai “chống lưng” cho Bùi Văn Cường được chức tổng thư ký Quốc Hội khóa 15?

Ông Bùi Văn Cường, Bí Thư tỉnh ủy Đăk Lăk, vừa được Quốc Hội Việt Nam bầu giữ chức tổng thư ký, chủ nhiệm văn phòng Quốc Hội khóa XV vào hôm 7 tháng 4 với gần 97% phiếu bầu của đại biểu quốc hội Việt Nam.

Điều khiến công luận quan tâm là trước đó, vào khoảng tháng Tám, 2020, ông Bùi Văn Cường bị tố cáo là đã đạo văn cho luận văn tiến sĩ của mình. Người tố cáo ông Bùi Văn Cường đạo văn là Võ Sư – Tiến Sĩ Phạm Đình Quý, cựu giảng viên trường Đại Học Tôn Đức Thắng. Không lâu sau đó, Tiến Sĩ Phạm Đình Quý đã bị công an bắt giữ.

Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Tổng Cục Khí Tượng Thủy Văn

Nguồn nước của 20 triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long*

Sông Mekong đang bị tấn công, chúng ta làm gì để bảo vệ dòng sông thân yêu này?

Sông Mekong là của chung nhiều quốc gia, các tổ chức xã hội dân sự VN phải liên lạc và vận động các tổ chức xã hội dân sự trên thế giới cùng bảo vệ sông Mekong, phổ biến hình ảnh xây thêm đập thủy điện là xấu xa. Đòi hỏi các dữ liệu về sự vận hành của những đập thủy điện phải được chia sẻ đầy đủ với Ủy Hội Sông Mekong và các quốc gia liên quan, thực hiện sự công bằng trong việc sử dụng nguồn nước của dòng sông. Nếu chúng ta không hành động thì sông Mekong sẽ đi vào khô cạn, 2 triệu mẫu ruộng sẽ bị thiếu nước, 20 triệu người dân Nam Bộ sẽ đi vào nghèo đói.

Từ sự kiện Đá Ba Đầu nhìn về chiến thuật “Vùng xám” & “Chiến tranh nhân dân trên biển” của Trung Quốc

Trung Quốc đã và đang sử dụng chiến thuật “vùng xám,” đặc biệt là “Chiến tranh nhân dân trên biển” trong việc thực hiện tham vọng bành trướng của nước này ở Biển Đông. TS. Vũ Hồng Lâm, một chuyên gia hàng đầu về vấn đề biển Đông và an ninh châu Á, thuộc Trung Tâm Nghiên Cứu An Ninh Châu Á-Thái Bình Dương Hoa Kỳ (APCSS) cho rằng, để đối phó hiệu quả với những chiến thuật này của Trung Quốc, các quốc gia nhỏ có tuyên bố chủ quyền trong khu vực như Philippines và Việt Nam cần sớm đưa các vi phạm của Trung Quốc ra công luận quốc tế đồng thời kiên trì đấu tranh với Trung Quốc ngay tại khu vực xảy ra xung đột.

Nhiệm vụ của Phạm Minh Chính trong vai trò thủ tướng là gì?

“Đề án Thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn” là chủ trương của Phạm Minh Chính nhưng mãi đến ngày 27/10/2017 HĐND tỉnh Quảng Ninh mới thông qua. Sau đó, vào tháng 5/2018 Quốc Hội CS Việt Nam mới phát hành hạn chế, đề án này và cho đại biểu quốc hội xem để biểu quyết Luật Đặc Khu.

Dự định là tại kỳ họp thứ 5 Quốc Hội khóa XIV thông qua vào tháng 6/2018. Tuy nhiên vào ngày 10/6/2018 bộ luật này bị vấp phải sự phản đối dữ dội của người dân nên Quốc Hội phải tạm hoãn.