F1

Các đại biểu quốc hội bấm nút trong một lần biểu quyết. Ảnh: Internet

Quốc Hội Việt Nam: “Sức vóc” đắt đỏ nhưng… vô dụng

Vẫn biết rằng quốc hội ở một xã hội toàn trị như Việt Nam chỉ là vật trang sức (sức vóc), lừa mị, nơi mà những “nghị gật” chỉ đóng vai trò duy nhất là những con rối, hợp thức hóa các bộ luật sai trái. Họ chính là những kẻ đào huyệt, đóng chiếc đinh cuối cùng vào cỗ quan tài những giá trị dân chủ và nhân quyền ở một quốc gia cộng sản chuyên chế. Tuy vậy, chưa từng có một ai, có thể đứng giữa nghị trường, nói ra thực tế đó. Quốc hội – thứ “sức vóc” cho chế độ nhưng là gông ách đối với xã hội và người dân.

Một cửa hàng H&M ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 29/3/2021. Ảnh: AP Photo/ Ng Han Guan

‘Tẩy chay H&M’ coi chừng sập bẫy Trung Quốc

Ngày 22/3 vừa qua, EU, cùng với Hoa Kỳ và Canada, ra lệnh cấm vận các quan chức an ninh ở Tân Cương vì hành vi đàn áp nhân quyền. Để trả đũa, chính quyền Trung Quốc chỉ thị cho đoàn Thanh Niên Cộng Sản và guồng máy tuyên truyền của đảng khơi dậy tuyên bố của H&M và các hãng thời trang khác, lấy cớ kích động một làn sóng “tẩy chay” H&M cùng các thương hiệu thời trang phương Tây; sản phẩm của họ bị loại khỏi các sàn buôn bán điện tử; các ngôi sao ca nhạc và điện ảnh chấm dứt hợp đồng quảng cáo với các nhãn hàng và rải rác có những cuộc biểu tình phản đối trước những cửa hiệu thời trang.

Ông Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính Trị, Trưởng Ban Tổ Chức Trung Ương đảng CSVN tại phiên họp trù bị đại hội XIII, 25/01/2021. Ảnh: Môi Trường và Đô Thị

Những cao vọng từ một tân thủ tướng đa mưu

Dư luận trong và ngoài Việt Nam đều ghi nhận, trong Ban Bí Thư đảng CSVN, trừ ông Trọng ra, không ai kết nối với Trung Quốc tốt bằng ông Chính. Đáng ngạc nhiên hơn, Phạm Minh Chính lại có thể từ Ban Bí Thư nhảy ngang qua chính phủ, đánh bại 2 ứng viên nặng ký là Trương Hòa Bình và Vương Đình Huệ. Nhảy trái tuyến mà đánh bại 2 kẻ đi đúng tuyến thì ắt phải ủ mưu và được trợ lực rất lớn

ại Biểu Lưu Bình Nhưỡng tại diễn đàn quốc hội. Ảnh: Việt Nam Finance

Những “tâm tư” trước khi về hưu!

Điều đáng tiếc là dường như có một cái khuôn chung cho các nước độc tài. Các cá nhân lãnh đạo hay đại biểu quốc hội chỉ phát biểu những điều gọi là “trăn trở” sau khi về hưu hay không còn nhận trách nhiệm. Nói đúng hơn, họ chỉ mạnh miệng khi không còn bị “hệ thống chính trị” giám sát cái ghế mà họ đang ngồi.

“Sân sau” Mường Thanh của Tổng Trọng bị động

Đúng vào thời điểm chuyển giao quyền lực, xuất hiện diễn biến liên quan đến “sân sau” của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng: Chủ Tịch Tập đoàn Mường Thanh Lê Thanh Thản bị đề nghị truy tố tội lừa dối khách hàng. Cơ quan điều tra công an TP Hà Nội vừa kết thúc điều tra vụ án “lừa dối khách hàng, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại dự án CT6 Kiến Hưng, phường Kiến Hưng, quận Hà Đông.

Ngoại Trưởng Singapore Balakrishnan (trái) và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc gặp hôm 31/3/2021 ở Phúc Kiến. Ảnh: SCMP

Vì sao Trung Quốc không mời CSVN gặp mặt ở Phúc Kiến

Điều mà dư luận quan tâm là tại sao Bắc Kinh đã không mời Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh tham dự trong cuộc thảo luận này, khi Việt Nam giữ một vài trò quan trọng ở Biển Đông và cũng là chủ tịch luân phiên Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc từ ngày 1 tháng Tư, 2021?

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh có thái độ “lạnh nhạt” đối với CSVN.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương được chuyển trở lại trại tạm giam

Việc đưa nhà hoạt động Trịnh Bá Phương ra khỏi bệnh viện tâm thần để trở lại trại giam có thể là do sức ép của dư luận trong và ngoài nước khiến nhà cầm quyền phải từ bỏ ý định vi phạm pháp luật, vô nhân đạo như đã làm với các nhà báo tự do, blogger Phạm Thành và Lê Anh Hùng trước đây.

Ảnh do Lực lượng đặc nhiệm, biển Tây Philippiné cung cấp cho thấy đội tàu Trung Quốc tập trung tại bãi Đá Ba Đầu (Whitsun Reef) trong vùng Biển Đông. Ảnh: AP

Biển Đông: Mỹ – Philippines thảo luận về tàu Trung Quốc ở Đá Ba Đầu

Các quan chức an ninh Hoa Kỳ và Philippines đã điện đàm hôm 31/03/2021 bày tỏ mối quan ngại chung về các hoạt động đáng ngại của Bắc Kinh ở Biển Đông, đặc biệt là sự kiện hàng trăm tàu Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu. Cũng trong hôm qua Canada thông báo một chiến hạm của nước này đã đi qua vùng biển Trường Sa.

Đá Ba Đầu, tên quốc tế là Whitsun Reef, còn gọi Whitson Reef. Ảnh: en.wikipedia.org

Đá Ba Đầu – Kịch bản Scarborough tái diễn?

Về vị trí địa lý nó có thể nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) và thềm lục địa của Philippines, cũng có thể thuộc về cụm đảo Sinh Tồn mà Việt Nam hiện kiểm soát đảo lớn nhất. Do đá Ba Đầu có vị trí chiến lược trên con đường vận tải từ bắc xuống nam quần đảo Trường Sa, sớm hay muộn cũng sẽ có một nước xâm chiếm nó dù Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông (COC) quy định không nước nào được chiếm hữu các đảo, đá, bãi cạn không có người ở trong quần đảo Trường Sa.

Ngoại Trưởng Mỹ Antony Blinken tại buổi công bố "Báo Cáo Thường Niên về Tình Hình Nhân Quyền Thế Giới" của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm 30/3/2021. Ảnh: AFP

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố báo cáo nhân quyền hằng năm: ‘Việt Nam đang sử dụng công nghệ mới để theo dõi, quấy rối công dân’*

Báo cáo về tình hình thực hiện nhân quyền quốc gia lần thứ 45 của Bộ Ngoại Giao Mỹ nêu rõ chính phủ Việt Nam đang áp dụng một loạt các biện pháp hạn chế quyền tự do Internet. Các biện pháp đó gồm kiểm duyệt nội dung trực tuyến, ngăn chặn các website trong nước và nước ngoài bị cho không phù hợp; hạn chế và làm gián đoạn quyền truy cập vào Internet, bắt giữ và áp đặt các bản án hình sự đối với những người đăng tải những thông tin chỉ trích chỉnh phủ hoặc bày tỏ quan điểm khác biệt trên Internet. Đặc biệt, báo cáo cũng chỉ ra rằng, chính phủ Việt Nam đang “dày công” kiểm soát thông tin cá nhân và việc sử dụng Internet hàng ngày của người dân.

Bộ Tứ và CSVN: Lợi ích song trùng và sự gắn kết chiến lược đến mức độ nào?

Sau đại hội 13 của đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội được cho là sẽ tiếp tục tăng cường sự hợp tác chiến lược với các cường quốc lớn như một phần trong chính sách đối ngoại “đa phương hóa và đa dạng hóa”… của CSVN. Trong bối cảnh đó, mối quan hệ ngày càng sâu sắc của nhóm Đối Thoại Tứ Giác An Ninh trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương giữa Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ, thường được gọi là Bộ Tứ (the Quad), dường như sẽ trở thành một ưu tiên hàng đầu đối với Cộng Sản Việt Nam.