F1

Hình ảnh trang bìa báo cáo của Ân Xá Quốc Tế (AI) mới công bố, trong đó tổ chức này cáo buộc Facebook và YouTube “đồng lõa” với Việt Nam trong việc “kiểm duyệt và trấn áp trên quy mô công nghiệp” thông tin trên mạng. Ảnh: VOA

Amnesty International cáo buộc Facebook, YouTube ‘đồng lõa’ với kiểm duyệt ở Việt Nam

Facebook và YouTube đang “đồng lõa” với Việt Nam trong việc “kiểm duyệt và trấn áp trên quy mô công nghiệp,” theo một báo cáo mới nhất của Tổ chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) trong đó cáo buộc các công ty công nghệ khổng lồ này cho phép mình trở thành “những công cụ của các quan chức Việt Nam” và trước mong muốn của các chế độ độc tài.

Một người đọc báo tại một sạp báo ở Hà Nội. Ảnh: Reuters

Hiện trạng “báo hóa” trên mạng xã hội có dễ bị loại như ý chính quyền?

“Sau khi đã kiểm soát hệ thống báo chính qui thì bây giờ Nhà Nước Việt Nam bắt qua mạng xã hội bởi vì bây giờ đó là nguồn thông tin quá lớn. Nhà nước lúng túng khi thấy trào lưu truyền đạt mà nhất là những thông tin khiến dư luận chú ý.” (ký giả Bích Vi, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ)

TNLT Trần Đức Thạch: “Vì quê hương, dù có chết trong tù vẫn vui”

Tù Nhân Lương Tâm Trần Đức Thạch bị công an tỉnh Nghệ An bắt giữ ngày 23 tháng Tư, 2020 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 117, Bộ Luật Hình Sự.

Phiên tòa sơ thẩm của Tòa Án Nghệ An nhằm ‘xét xử’ ông Trần Đức Thạch đã bị hoãn do ông Thạch bị ốm. Bà Nguyễn Thị Chương, vợ ông Trần Đức Thạch đã không được cho biết về tình trạng sức khỏe của chồng, mặc dù ông đã được đưa vào bệnh xá công an từ nhiều ngày.

Facebook bị Amnesty International chỉ trích mạnh mẽ vì thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam để được tiếp tục hoạt động tại thị trường đông dân này. Ảnh: Reuters/ Johanna Geron

Ân Xá Quốc Tế: Facebook đồng lõa với kiểm duyệt tại Việt Nam

Tổ chức bảo vệ nhân quyền Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) báo động tình trạng các dịch vụ trên mạng của Facebook và Google đang trở thành nơi mà quyền tự do ngôn luận ngày càng bị xâm phạm một cách ngang nhiên, với việc các đại tập đoàn công nghệ số thỏa hiệp với chính quyền Việt Nam để được tiếp tục hoạt động tại thị trường hứa hẹn này.

Không bỏ quên và không hy sinh Nhân Quyền cho Thương Mại

Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đang nỗ lực hợp tác kinh tế chặt chẽ hơn. Một hiệp định thương mại tự do [EVFTA} vừa bắt đầu có hiệu lực vào tháng Tám. “Không bỏ quên và không hy sinh Nhân Quyền cho Thương Mại,” Dân Biểu Liên Bang Đức Künast [Chủ Tịch Nhóm Dân Biểu về Quan Hệ với Khối ASEAN] cảnh báo.

Đường tới… thiên đàng XHCN

Giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng của khu vực công và tư nhân Việt Nam đã đạt mức bình quân khoảng 5,7% GDP trong những năm gần đây, cao nhất khu vực Đông Nam Á. Đầu tư vào hạ tầng như đường xá, cầu cống là chi phí đầu tư lớn nhất trong các danh mục đầu tư công ở Việt Nam và đây cũng là lĩnh vực tham nhũng tồi tệ, chưa bao giờ giảm bớt.

Bộ Trưởng Y Tế Anh Matt Hancock, sau khi thông báo cấp phép cho vắc-xin ngừa Covid-19 của Pfizer-BioNTech, ngày 2/12/2020, Luân Đôn, Anh Quốc. Ảnh: AP/ Kirsty Wigglesworth

Anh là nước đầu tiên cấp phép vắc-xin ngừa Covid-19

Một năm sau khi virus corona xuất hiện tại Vũ Hán, Trung Quốc, Anh Quốc là nước đầu tiên cấp phép cho vắc-xin ngừa Covid-19 của tập đoàn Pfizer và BioNTech. Quyết định được Cơ Quan Dược Phẩm Anh đưa ra ngày 2/12/2020 và vắc-xin sẽ có trên khắp lãnh thổ “ngay từ tuần tới.”

Báo cáo "Hãy Để Chúng Tôi Thở" của Ân Xá Quốc Tế đăng tải ngày 1/12/2020. Ảnh chụp trang bìa AI Report

Lên tiếng về việc Facebook, Google chấp nhận yêu cầu kiểm duyệt của Việt Nam

Ông Kleinman nói chúng ta phải làm tất cả những gì có thể, dùng tất cả những công cụ trong tầm tay để buộc các công ty này [Google và Facebook] phải tôn trọng nhân quyền. Cụ thể là tạo áp lực dư luận, giáo dục cư dân mạng để họ lên tiếng khi thấy công ty vi phạm nhân quyền, và vận động để có những quy định pháp luật buộc các công ty phải làm điều đúng.

“Chúng tôi không thể chỉ dựa vào ý định tốt của các công ty nữa,” ông kết luận.

Vương Đình Huệ, Bí Thư Hà Nội tại hội nghị ban chấp hành đảng bộ TP Hà Nội hôm 28/11/2020. Ảnh: Tiền Phong

Quyền anh, quyền tôi

Ông Vương Đình Huệ có một tuyên bố khá lạ tai qua chỉ thị: Mọi cán bộ trong thành ủy phải “đổi mới tư duy phát triển, không có chuyện quyền anh, quyền tôi.”

Dụng ý của ông Huệ muốn răn đe cấp dưới quyền là không được vẽ hàng rào để cố thủ trong lô-cốt ở mỗi cơ quan, ăn thua đủ với nhau. Điều này cho thấy chuyện các cơ quan ở Hà Nội lâu nay ngáng chân ngay tay lẫn nhau hay giành ăn với nhau lên tới mức báo động.

Nguyễn Mạnh Hùng, Bộ Trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông CSVN. Ảnh: Internet

CSVN cấm đăng tin báo chí trên mạng cá nhân

Rõ ràng là Nguyễn Mạnh Hùng và lãnh đạo CSVN đang tìm cách khống chế mạng xã hội tại Việt Nam. Một mặt, họ “ép buộc” công ty Facebook và Youtube phải ngăn chặn những bài vở, youtube clips phê phán những sai trái của chế độ, nếu không sẽ bị phong tỏa ở Việt Nam. Mặt khác, với Bộ Quy Tắc Ứng Xử Trên Không Gian Mạng sẽ được áp dụng vào đầu năm 2021 nhằm cấm các trang mạng xã hội cá nhân không được tán phát những tin tức, bài vở từ báo chí mà họ cho là bất lợi đối với chế độ.

Đại hội Hội Nhà Văn Việt Nam, tháng 11/2020. Ảnh: Plo

Ba đồng một mớ “nhà văn”

Đại hội “hội nhà văn Việt Nam” vừa qua, có lẽ đã lột tả được hết sự tha hóa bệ rạc của đám người vốn trước nay được tô vẽ là những “văn nhân,” “thi khách” – những đại biểu văn hóa của xã hội Việt Nam thời xã nghĩa.

Nó hạ cấp đến nỗi những tờ báo chính thống lề đảng cũng không khỏi ngao ngán mô tả như một phiên chợ hỗn loạn, bát nháo.

Quang cảnh đại hội 12 đảng CSVN, tháng Giêng, 2016. Ảnh: Internet

Tự quảng cáo thô bỉ

Lãnh đạo CSVN luôn luôn tìm cách khơi động những sinh hoạt chính trị để tạo sự quan tâm trong quần chúng, phục vụ sự tự quảng cáo một cách trắng trợn. Nào là trong sạch hóa bộ máy đảng và nhà nước, chống chạy chức chạy quyền, nào là họp kiểm tra bầu chọn trung ương, nào là học tập trao đổi văn kiện…