F1

Hải quân Mỹ và Nhật Bản tổ chức một cuộc tập trận với nhiều tàu sân bay lớn nhằm phô trương sức mạnh trong bối cảnh gia tăng căng thẳng trong khu vực. Hình chụp ngày 31/1/2024. Ảnh: Hải quân Mỹ

Mỹ và các đồng minh sẽ tiến hành tuần tra chung chống lại Trung Quốc

Mỹ, Nhật Bản và Philippines sẽ tiến hành các cuộc tuần tra hải quân chung trên Biển Đông – một động thái nhằm đối phó với sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Các cuộc tuần tra ba bên này là một phần trong “gói sáng kiến” mà các nhà lãnh đạo cao nhất của ba nước sẽ công bố trong cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của họ sẽ diễn ra vào ngày 11/4 tới – mạng báo Politico của Mỹ – cơ quan báo chí đầu tiên đưa tin về kế hoạch này.

Ông Y Krec Bya, thuộc tổ chức “Hội thánh Tin Lành đấng Christ Tây Nguyên,” bị bắt hôm 08/04/2023 và đã bị tòa án tỉnh Đắk Lắk kết án 13 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết.” Ảnh: msfjustice.org

Hoa Kỳ quan ngại về việc kết án những người vận động nhân quyền ở Việt Nam

Trong thông cáo hôm qua (1/4/2024), Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố: “Chúng tôi đặc biệt lo ngại về bản án 13 năm tù gần đây đối với Y Krec Bya, một tiếng nói ôn hòa cho quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở Việt Nam. Chúng tôi cũng tiếp tục quan ngại về bản án tù nhiều năm đối với Nay Y Blang, Danh Minh Quang, Thạch Cương và Tô Hoàng Chương vì họ vận động ôn hòa cho nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng ở Việt Nam.” Bộ Ngoại giao Mỹ kêu gọi Việt Nam “trả tự do cho tất cả những người bị giam giữ phi lý.”

Các đại biểu quốc hội bấm nút thông qua một nghị quyết. Ảnh minh họa: quochoi.vn

Thi hành sớm Luật Đất đai: Cú giải cứu khiến cái sảy thành cái ung

Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, hiện nay có khoảng 1.200 dự án bất động sản, nhà ở thương mại bị vướng mắc về mặt pháp lý mà thực tế chủ yếu là do không tuân thủ quy định của pháp luật đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Các đại gia đã phát triển bất động sản theo kiểu “tiền trảm hậu tấu” giờ đặt chính phủ và cả nền kinh tế vào vị thế đã rồi, buộc phải ra luật để hợp thức hoá các dự án sai trái đang nằm chờ. Khi kẻ vi phạm đủ lớn, trở thành xương sống của nền kinh tế, thì thay vì bị xử lý, nó sẽ quay lại buộc người chủ phải sửa luật để hợp thức hoá vi phạm của mình.

Võ Văn Thưởng, người vừa mất ghế chủ tịch nước, sau 1 năm 18 ngày thay Nguyễn Xuân Phúc ngồi chiếc ghế này. Ảnh: VTC

Thế lực nào đã hạ bệ Võ Văn Thưởng

Ở chính trường Việt Nam, chính trị sẽ đẻ ra kinh tế, thậm chí chính trị chi phối đến mọi mặt của đời sống xã hội, cho nên, bảo một quan chức tự động từ chức thì quả thật là khó tìm ở xứ Đông Lào này.

Ông Võ Văn Thưởng xin từ chức là bởi vì người ta buộc ông phải từ chức. Vậy thế lực nào đã khiến ông Thưởng phải ra đi tức tưởi như vậy?

Công nhân tại một xường giày ở Sài Gòn. Ảnh minh họa: Reuters

Gần 74.000 doanh nghiệp Việt rời thị trường trong quý một

Trong quý một năm 2024, tổng cộng có gần 74.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở Việt Nam, theo báo chí trong nước.

VietnamBiz mới dẫn dữ liệu từ Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý một năm nay đã tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023, lên 73.978 doanh nghiệp.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (phải) và Bí thư thứ nhất Trung ương đoàn Võ Văn Thưởng cùng Bí thư thường trực T.Ư. đoàn Lâm Phương Thanh tại buổi làm việc thường niên của Ban bí thư T.Ư. đoàn hôm 2/6/2010. Ảnh: Tiền Phong

Cần phải giải tán Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM

Hằng năm, ngân sách Nhà nước phải chi hơn 150 tỷ đồng cho Đoàn Thanh niên Cộng sản HCM. Nhưng những đóng góp của đoàn trong việc thực hiện sứ mạng lãnh đạo thanh niên thì không thấy đâu mà chỉ thấy toàn tiêu cực. Thậm chí, các chi bộ đoàn còn kêu gọi đoàn viên phải làm thêm công tác tuyên truyền, định hướng dư luận xã hội. Từ đó biến đoàn viên dần trở thành dư luận viên, theo dõi những trang mạng xã hội của thanh niên trong địa phương.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn (thư tư từ trái sang) tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 25/3/2024. Ành: Mark Schiefelbein - AP

Việt Nam vận động ráo riết cho quy chế kinh tế thị trường

Trong một năm qua và ba tháng đầu năm nay, Việt Nam liên tục thúc đẩy Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có kinh tế thị trường.

… Với sự chống đối mạnh mẽ của các công đoàn và phía sau là hậu thuẫn của Quốc hội Hoa Kỳ, chính quyền Biden khó có thể ưu đãi Việt Nam vào lúc này… Khác với một nước độc đảng như Việt Nam, quyền hành của người lãnh đạo hành pháp Hoa Kỳ có nhiều giới hạn.

Bà Nguyễn Thúy Hạnh thời điểm đang chữa trị ung thư và giấy thông báo bắt bị can để tạm giam. Ảnh: FB Huynh Ngoc Chenh

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh không được tại ngoại để chữa ung thư

Công an Hà Nội vừa mới đưa nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh quay trở lại trạm tạm giam dù đang điều trị cùng lúc cả hai bệnh tâm thần và ung thư…

Hàng loạt các tổ chức xã hội dân sự và nhân sĩ trí thức ở trong và ngoài nước thời gian qua đã ký tên vào thỉnh nguyện thư kêu gọi chính quyền trả tự do cho bà Hạnh để chữa bệnh hiểm nghèo, căn cứ theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

Cảng Songkhla, Thái Lan chụp từ trên không. Ảnh: Port of Songkhla

Tại sao dự án cầu lục địa qua Eo Kra sẽ khó thành công?

Thủ tướng Srettha Thavisin đã giới thiệu dự án xây dựng một cầu lục địa (land brigde) nối Vịnh Thái Lan với Biển Andaman. Đến năm 2030, hai cảng nước sâu mới ở Ranong trên bờ biển phía tây và Chumphon trên bờ biển phía đông sẽ thay thế Songkhla trở thành cảng sầm uất nhất ở phía nam, được kết nối bằng hệ thống đường bộ và đường sắt trải dài 90 km, cũng như đường ống dẫn dầu và khí đốt.

Ảnh minh họa: Hà Nội Mới

Cảnh sát giao thông có cần hóa trang để “mật báo” tình hình giao thông?

Cục Cảnh sát Giao thông thuộc Bộ Công an mới đây cho biết, sẽ có lực lượng Cảnh sát Giao thông (CSGT) hóa trang, mặc thường phục, thường xuyên di chuyển, bí mật nắm tình hình để ghi nhận vi phạm trên các tuyến đường không có hệ thống camera giám sát. Từ đó thông tin cho lực lượng làm nhiệm vụ công khai để xử lý.

Ngay sau khi thông tin này được truyền thông nhà nước loan tải, một số độc giả đặt câu hỏi: “Rồi xảy ra tình trạng giả giả thật thật. Là người dân bình thường ai sẽ phân biệt được đâu là CSGT thật, đâu là CSGT giả. Sao không tìm cách cho người dân có ý thức hơn khi tham gia giao thông để hạn chế nhất vấn đề xử phạt?”…

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.