Gần 74.000 doanh nghiệp Việt rời thị trường trong quý một

Công nhân tại một xường giày ở Sài Gòn. Ảnh minh họa: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong quý một năm 2024, tổng cộng có gần 74.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ở Việt Nam, theo báo chí trong nước.

VietnamBiz mới dẫn dữ liệu từ Cục Quản lý Đăng ký Kinh doanh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết rằng số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường trong quý một năm nay đã tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2023, lên 73.978 doanh nghiệp.

Trang tin này đưa tin rằng trong số trên, “phần lớn là các doanh nghiệp lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn (chiếm 72,1%)”.

Theo báo Tuổi Trẻ, tăng trưởng GDP quý 1 cao hơn cùng kỳ 4 năm gần đây, nhưng nhưng doanh nghiệp “vẫn chưa hết khó khăn” khi “số đơn vị giải thể, ngừng hoạt động trong quý đầu năm vẫn cao hơn số thành lập mới, quay lại thị trường.”

VGP News đưa tin rằng GDP quý I ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng của quý I của các năm từ 2020-2023.

Theo Reuters, Việt Nam là một trung tâm sản xuất và xuất khẩu lớn về điện thoại thông minh, hàng điện tử và hàng may mặc, và đang tìm cách thúc đẩy các hoạt động kinh doanh sau khi không đạt được mục tiêu tăng trưởng hồi năm ngoái do nhu cầu toàn cầu suy yếu và trong nước bị tình trạng thiếu điện trong một thời gian ngắn.

Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, Việt Nam kết thúc năm 2023 với mức tăng trưởng kinh tế cả năm là 5,05%, không đạt được mục tiêu tăng trưởng 6,5% mà Quốc hội đề ra.

Reuters đưa tin rằng Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,0% đến 6,5% trong năm nay.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!