Giấc mộng ông Trọng, giấc mơ Tập Cận Bình

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí Thư đảng CSVN vừa ký ban hành tiếp Nghị Quyết 52 của Bộ Chính Trị về việc chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0. Ảnh: Báo Giao Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ cách nhau một tuần lễ, sau khi ký ban hành Nghị Định 205 về kiểm soát quyền lực và chống chạy chức chạy quyền, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng vào ngày 29 tháng Chín vừa qua đã ban hành tiếp Nghị Quyết 52 của Bộ Chính Trị về việc chủ động tham gia cách mạng công nghiệp 4.0.

Chưa biết nghị quyết nói trên có biến thành hiện thực hay rồi cũng chìm xuồng như nhiều nghị quyết khác đề cập về các vấn đề khoa học, công nghệ; nhưng phải nói là lời lẽ tỏ ra nặng ký. Bộ Chính Trị đã đưa ra một số chỉ đạo cho cán bộ đảng viên khi tham gia cách mạng 4.0 với yêu cầu “phải đổi mới tư duy” và “phải hoàn thiện thể chế” như những điều kiện đi đến thành công.

Cán bộ đổi mới tư duy thì nhân dân đã nghe nhắc đi nhắc lại nhiều lần, nhưng chỉ thấy bộ máy tham nhũng trong chính quyền càng ngày càng đổi mới phương cách hành động, tinh vi hơn và ăn cắp được nhiều tiền hơn. Còn về thể chế, đảng chỉ cần hoàn thiện mà không cần thay đổi, vì thể chế của đảng xưa nay đã theo đúng mô hình ưu việt của chủ nghĩa xã hội.

Đây không phải là lần đầu tiên mà đảng CSVN đề cập đến cách mạng công nghiệp. Từ nhiều năm trước đây, những văn kiện đảng trong hai đại hội 10 và 11 đã liên tục nêu cao mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam “hoàn thành” mục tiêu công nghiệp hoá và hiện đại hoá, trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Điều này khiến mọi đảng viên đều khấp khởi mừng thầm và trông chờ đến ngày được sống trong cảnh thiên đường.

Nhưng tham vọng ấy đã thất bại không kèn không trống qua lời thú nhận của Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân trong kỳ họp cuối của Quốc Hội khoá 13 năm 2016: “Tăng trưởng kinh tế chưa bền vững, nợ công, nợ xấu tiềm ẩn nguy cơ gây bất ổn; mục tiêu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại không đạt được.”

Ba năm sau, thay mặt Bộ Chính Trị, ông Nguyễn Phú Trọng lại ký nghị quyết hô hào cả đảng phải tiến lên công nghiệp 4.0. Câu hỏi đặt ra là trong 16 Uỷ viên Bộ Chính Trị hiện nay, có người nào thật sự hiểu thấu đáo cách mạng công nghiệp 4.0 là gì không? Nếu chưa thấu triệt được nội dung của cách mạng công nghiệp và tại sao Việt Nam phải tiến vào thì chỉ là cách nói ba hoa theo xu thế thời đại. Trong khi thực tế cho thấy, cho đến bây giờ nền kinh tế nước nhà vẫn còn lẹt đẹt theo sau các nước Đông Nam Á là những nước cùng hoàn cảnh, điều kiện như Việt Nam, thì đó chẳng qua là lời hô hào của người học vẹt.

Bởi vì cuộc cách mạng công nghiệp mà các nước mới vươn lên sau Thế Chiến 2 không đơn thuần là cuộc cách mạng đạt tới trình độ công nghệ cao, về kinh tế số xuất phát từ Internet. Đối với các nước này, cũng không phải rập khuôn thu thập kỹ thuật rồi bắt chước làm theo các nước phát triển Tây phương. Nền tảng chính của cuộc cách mạng này là TRÍ TUỆ, tức phát huy sức sáng tạo không ngừng của con người.

Đó là cuộc cách mạng không ngừng nghỉ về tri thức của loài người, vì ngay ở các quốc gia tiến bộ nhất hiện nay, sự sáng tạo kỹ thuật mới vẫn là sức mạnh của nền công nghiệp. Hay nói khác đi đối với Việt Nam, cách mạng công nghiệp 4.0 chính là cuộc cách mạng khai phóng trí tuệ để con người vươn lên đạt sự sáng tạo toàn diện, dùng kỹ thuật cao chinh phục sự lạc hậu hàng trăm năm qua.

Để bước vào thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0, nghị quyết của Bộ Chính Trị đưa ra 8 chủ trương và 3 mục tiêu cho 3 thời kỳ mà Việt Nam phải đạt đựơc. Đây có thể coi như 3 giấc mơ lớn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng mà ngay trong 3 mục tiêu được nêu ra, đã chứa đựng ý nghĩa của sự sáng tạo là đầu mối của sự phát triển của nền kinh tế.

Giấc mơ thứ nhất, đến năm 2025 làm sao Việt Nam trở thành một trong ba quốc gia có “chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu” dẫn đầu khối ASEAN.

Giấc mơ thứ hai, 5 năm sau tức năm 2030 làm sao Việt Nam trở thành 1 trong 40 nước có “chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu” dẫn đầu thế giới.

Giấc mơ thứ ba, là làm sao đến năm 2045 Việt Nam trở thành một trong những “trung tâm sản xuất và dịch vụ thông minh” thuộc nhóm dẫn đầu ở Châu Á.

Đọc qua 3 giấc mơ của ông Trọng khiến người ta giật mình tự hỏi: Chẳng biết Bộ Chính Trị và ông Trọng có nằm mơ hay không? Bởi vì với một chương trình phát triển mang đầy tham vọng như thế, các nhà làm chính sách ắt phải nghĩ đến cái vốn nhân lực. Mà vốn này xem ra hiện nay vô cùng nghèo nàn, chẳng những nghèo về chính sách đào tạo mà còn quá nghèo về tri thức. Khi đã nghèo về tri thức thì vốn nhân lực chỉ quanh quẩn bên trong lãnh vực kiếm ăn đủ nuôi thân, khó vươn tới sự sáng tạo kỹ thuật là điều kiện cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Ngay vào thời điểm ra đời nghị quyết công nghiệp 4.0 (2019), có hơn nửa triệu sinh viên ra trường đại học chọn con đường xin đi làm cu-ly cho những quốc gia đã đạt được nền công nghiệp hoá đủ cao như Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Malaysia. Chẳng những vậy họ còn tìm cách trốn ở lại chấp nhận tình trạng lao động bất hợp pháp để kiếm sống.

Nguồn vốn nhân lực phiêu bạt xứ người, lãnh đạo đất nước mãi mê ôm chặt lý thuyết chủ nghĩa Mác-Lê thì thử hỏi làm sao Việt Nam đạt được giấc mơ “sáng tạo hàng đầu Á Châu” trong khoảng 20 năm nữa?

Từ nhiều năm qua, một số chuyên gia kinh tế và công nghệ đã tham dự nhiều buổi hội luận về chủ đề phát triển và công nghiệp hóa Việt Nam do các bộ tổ chức, đa số ý kiến đưa ra đều kiến nghị là phải cải cách thể chế và thay đổi nền tảng giáo dục. Đây mới là điều cốt yếu mà Bộ Chính Trị CSVN phải làm đầu tiên, trước khi nói đến việc hô hào cả nước tiến lên công nghệ 4.0

Trong thực tế, ông Trọng và phe nhóm chỉ tập trung vào chuyện “đốt lò” để tận diệt những phe nhóm khác hầu củng cố quyền lực độc tôn. Rốt cuộc là khi ông Trọng ký ban hành nghị quyết công nghiệp 4.0, cũng chỉ là sao chép lại những gì của Tập Cận Bình nhưng thu nhỏ cho hợp với tình trạng Việt Nam. Họ Tập đã vẽ ra Trung Hoa Mộng với giấc mơ bá chủ thế giới vào năm 2049, đang bị Hoa Kỳ đánh te tua, không lẽ ông Trọng không thấy, không biết.

Trung Quốc Mộng của Tập Cận Bình vẽ ra tới năm 2025, Trung Quốc là trung tâm sản xuất công nghệ cao; năm 2030 kinh tế Trung Quốc qua mặt nền kinh tế Mỹ, GDP vươn lên đứng đầu thế giới. Và đến năm 2049 Trung Quốc Mộng hoàn thành, Trung Quốc đứng đầu và chi phối thế giới mọi mặt trong dịp kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Vậy không phải là cái gì Trung Quốc có, Việt Nam cũng phải có?

Rõ ràng Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính Trị đang bí lối nên theo gương Tập Cận Bình vẽ ra những điều không tưởng cho Việt Nam. Thiết tưởng Bộ Chính Trị nên suy nghĩ lại câu “phải đổi mới tư duy” đem ra răn dạy cán bộ đảng viên trong phần đầu của nghị quyết về tham gia cách mạng 4.0.

Nếu chính lãnh đạo Bộ Chính Trị không cấp thời đổi mới tư duy, khăng khăng kiên định chủ nghĩa Mác-Lê làm nền tảng thống trị thì bao nhiêu mơ ước công nghiệp hoá, hiện đại hoá tốt đẹp đến đâu cũng trở thành những lời lừa dối hào nhoáng.

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.