Giải mã biệt danh “Trương tráng sỹ” của ông Trương Văn Dũng nơi trại tạm giam

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng. Ảnh: Youtube VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một “khuôn mặt cười” đã thường trực tự khi nào. Ông cười bằng cả khuôn mặt, cười rạng rỡ chứ không chỉ cười bằng miệng hay “cười ngoại giao”. Với vẻ tếu táo, ông nói với một cán bộ quản giáo mang quân hàm cao nhất: “Mới được lên chức à? Chúc mừng nhé!” Đến cửa buồng hỏi cung, vẫn với giọng điệu đó, ông hỏi một cán bộ quản giáo khác được phân công giám sát buổi làm việc giữa tôi và ông: “Thế mày chưa được lên chức à?” Đáp lại phong cách cởi mở, tếu táo của ông, mỗi người được hỏi đều trở nên thư giãn hơn (trước đó họ có vẻ lạnh lùng), cười vui vẻ và đáp lời ông một cách lễ độ, dù họ là đang quản lý ông. Người đàn ông đem bầu không khí mới đến khu phòng hỏi cung của Trại tạm giam số 1 Công an thành phố Hà Nội vào cuối buổi chiều một ngày hè vừa nói trên là ông Trương Văn Dũng.

Phong thái của ông Dũng đã làm thay đổi tâm trạng tôi rất nhanh. Trong khoảng gần 01 giờ chờ gặp ông trước đó, tôi chủ yếu phải đứng trong khu hành lang của dãy buồng lấy cung với ánh sáng điện yếu ớt và chịu sự “tra tấn” của sức nóng, tiếng ồn ào phát ra từ hàng chục buồng cung cùng thứ không khí ẩm thấp, mang đủ loại mùi khó chịu. Nhìn những nghi phạm khúm núm, sợ sệt mỗi khi gặp cán bộ quản giáo lòng lại càng thêm ngao ngán. Lây nhiễm sự vui vẻ, an lạc từ ông Dũng, tôi quyết định “quên” toàn bộ kế hoạch làm việc đã chuẩn bị trước để chuyển sang chế độ “gặp gỡ thân mật”, mặc dù nội dung chúng tôi trao đổi sau đó vẫn chủ yếu liên quan đến các tình tiết của vụ án.

Trong gần một giờ trò chuyện, ông Dũng luôn vui vẻ, cởi mở. Đôi khi câu chuyện giữa chúng tôi có phần “bay bổng” ra khỏi những tình tiết khô khan trong hồ sơ. Điển hình nhất là ông “khoe” về “chiến công” tham gia giữ vịnh Vân Phong. Ông nói: “Gần đây anh đã đọc được một bài báo nói về việc Nhà nước quy hoạch vịnh Vân Phong thành khu vực phát triển kinh tế đặc biệt của Quốc gia. Đọc được tin này anh mừng lắm. Nếu anh và nhân dân cả nước không đấu tranh để ngăn chặn việc thông qua dự Luật Đặc khu thì có lẽ nơi đây đã bị Trung Quốc thuê mất rồi. Thuê 99 năm thì giữ sao được đất cho các thế hệ mai sau. Đất nước mất đi cơ hội tự chủ phát triển kinh tế. Việc làm của mình đem lại lợi ích cho đất nước đó chứ, đâu có phải hy sinh vô ích.”

Khi hỏi về lý do tham gia các hoạt động xã hội, ông nói: “Quyền con người là một trong những giá trị phổ quát mà văn minh nhân loại đã đem lại. Anh muốn nhân dân ta cũng được hưởng quyền này như ở các nước văn minh. Để nhân dân làm quen với quyền này thì mình làm trước, dù biết có thể phải tù tội.”

Khi hỏi về lý do và phạm vi kháng cáo, ông nói: “Anh kháng cáo vì anh không có tội nhé. Anh không kêu oan đâu. Anh không có tội thì phải nói rõ là không có tội. Nếu sơ thẩm mà xử án treo anh vẫn kháng cáo.”

Câu chuyện của chúng tôi kết thúc lúc 17 giờ bởi thông báo hết giờ làm việc của người cán bộ giám sát. Chia tay tôi, ông nói với tôi: “Hôm nay anh vui lắm. Anh mong gặp luật sư của mình lâu rồi. Cố vào với anh vài lần nữa nhé!” Điều này thì tôi đã không làm được vì sau đó liên tục bận với các vụ việc khắp nơi cho sát đến ngày phiên tòa phúc thẩm xét xử ông.

Vẫn phong thái đó, trên đường trở lại buồng giam, ông Dũng vui vẻ chào, cảm ơn các cán bộ quản giáo đã vất vả làm nhiệm vụ trong lúc ông gặp Luật sư, giọng điệu cất lên sang sảng nhưng đầy vẻ hài hước. Một cán bộ quản giáo thấy vậy góp vui, chào ông bằng sếp.

Tôi mới chỉ biết đến ông Trương Văn Dũng từ khi nhận được lời mời bào chữa cho ông từ vợ ông (bà Nghiêm Thị Hợp). Thấy nhiều người gọi ông bằng biệt danh “Trương Tráng Sỹ”, tôi không tìm hiểu nhưng nghĩ biệt danh này có vẻ không hợp lắm. Ông thuộc thế hệ 5x, người nhỏ bé, gầy gò, trong khi trong suy nghĩ của tôi thì khuôn mẫu về tráng sỹ là những người cao lớn, võ nghệ cao cường, mang gươm, mang giáo hành tẩu giang hồ để làm việc nghĩa hiệp, hình mẫu này được phản ánh trong các phim cổ trang hay chuyện kiếm hiệp. Sau khi gặp ông tại Trại tạm giam, tôi đã phải thay đổi quan niệm về hình mẫu tráng sỹ. Hóa ra, nhân cách, bản lĩnh và khí phách của người đàn ông già gầy gò, nhỏ bé này đã làm nên một “Trương Tráng Sỹ”, điều mà tôi chưa kịp hỏi ai thì nay đã tự giải đáp.

P/S: Ông Trương Văn Dũng bị TAND TP Hà Nội tuyên phạm tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo quy định tại Điều 117 BLHS năm 2015 với mức án 06 năm tù giam. Ngày mai, 13/07/2023, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội sẽ đưa ra xét xử Trương Tráng Sỹ theo thủ tục phúc thẩm do có kháng cáo của ông.*)

12/7/2023

LS Lê Đình Việt

Nguồn: FB LS Lê Đình Việt

*) Tòa phúc thẩm hôm 13/7/2023 tuyên y án đối với “Trương tráng sỹ.”

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.

Nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng (phải), tự Dũng Aduku, trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội. Ảnh: Facebook Nhật Ký Yêu Nước

Xã hội dân sự chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng

Giới xã hội dân sự hôm 9/5 dấy lên nhiều lời chia buồn về cái chết của nhà hoạt động Nguyễn Văn Dũng, tự Dũng Aduku, cựu quản trị viên trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước.”

Một ngày trước, trang Facebook “Nhật Ký Yêu Nước” xác nhận về cái chết của ông Dũng và mô tả ông “từng tham gia nhiều cuộc biểu tình chống quân Trung Cộng bành trướng lãnh hải Việt Nam như vụ giàn khoan HD-981.”

Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Đỗ Hùng Việt (hàng đầu, giữa) trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về hồ sơ nhân quyền Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Geneva, Thụy Sĩ,, ngày 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Việt Nam phát ngôn sai lạc về quyền của người lao động

HRW phát biểu rằng chính quyền Việt Nam đang đưa ra các thông tin sai lạc hoặc dễ gây hiểu lầm cho phía Hoa Kỳ và các đối tác kinh tế khác để đạt được hay duy trì các quy chế ưu đãi thương mại.

“Nói rằng người lao động Việt Nam có thể thành lập công đoàn hay mức lương của họ là kết quả của sự thỏa thuận tự nguyện giữa người lao động và người sử dụng lao động là lời tuyên bố sai lạc trắng trợn,… Ở Việt Nam không hề tồn tại bất kỳ một công đoàn độc lập nào hay các khung pháp lý khả thi cho việc thành lập công đoàn hoặc cho người lao động có thể đòi thi hành các quyền của mình.” (ông John Sifton, Giám đốc Vận động Ban Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền – HRW)