Giải mã vài hiện tượng trong “các buổi chầu” của ông Nguyễn Phú Trọng

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng nhận huân chương hữu nghị từ TBT đảng CSTQ Tập Cận Bình. Ảnh: Viện Kiểm Sát Tối Cao
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Tập Hoàng đế” là của người Tàu. Thiên triều là của Trung Quốc. Ấy vậy mà ông Nguyễn Phú Trọng đánh giá tích cực, cam kết “chia sẻ” và “tham gia” vào quá trình xác lập “Trật tự Thế giới mới” – “Pax Sinica.” Nếu trót lọt, Việt Nam vẫn là chư hầu, biên viễn. Đại quốc có thể dốc toàn bộ sức người sức của cho quyền lực của Hoàng đế. Lân bang như ta mà dồn quốc lực vào đấy thì để thu lại được cái gì? Chưa nói, người dân Việt có hứng thú, có cộng hưởng với các giá trị của cái Trật tự chỉ phục vụ cho lợi ích của Thiên triều hay không? 

***

Ông Trọng “sang chầu” Bắc Kinh từ 30/10 đến 1/11, tức là rút ngắn một ngày mà không nêu rõ lý do, so với lời mời ban đầu mà trước đó cả hai BCHTW ĐCSVN và ĐCSTQ đã công bố. Cái này thì chắc chắn không bao giờ giải mã được! Nó tù mù và bí hiểm như chính mối bang giao ngàn năm có lẻ giữa hai quốc gia “núi liền núi sông liền sông”. Cho dù giờ đây không còn “chung một Biển Đông” và cái gọi là mối tình hữu nghị ấy cũng chẳng thể “sáng như rạng Đông” trong những thập kỷ mù lòa.

21 phát đại bác cùng “các cơn mưa” trút những lời tụng ca “có cánh” về các mối quan hệ “môi hở răng lạnh”, “vừa là đồng chí vừa là anh em” tưởng đã đi vào dĩ vãng… “Năm tháng qua đi, các cuộc chiến tranh sẽ im ắng dần, những cuộc cách mạng sẽ thôi gào thét và chỉ còn lại không phôi pha là tấm lòng em nhẫn nại dịu dàng và chan chứa tình yêu thương…” Lời tâm phúc từ “Con đường đau khổ” của Aleksandr Tolstoy luôn vang vọng trong tâm trí bao thế hệ. Điều này khiến người viết liên tưởng tới mối bang giao Việt – Trung có một không hai, cả yêu lẫn ghét, trong lịch sử thế giới.

Một “episode” được cư dân mạng truyền tải nhưng chưa thể xác nhận tính chính xác. Đó là, Thủ tướng Phạm Minh Chính từng khấn trước vong linh những người lính ngã xuống ở Pò Hén: “Anh em một nhà, cùng một bố mẹ sinh ra còn giết nhau nữa là, chết thì cũng đã chết rồi, ấm ức làm gì. Đã đến lúc cởi bỏ oán thù được rồi, hồn còn thì hồn cười”. Thế rồi cả hệ thống báo chí “bưng bô” lần đầu tiên được dịp tung hô, có một Thủ tướng dám đến thắp hương tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến sống mái với quân bành trướng. (1)

Và đây, lần đầu tiên, Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh có một Tổng bí thư, danh xưng là Nguyễn Phú Trọng, đã thay mặt “những linh hồn chết” (Tiểu thuyết của Gogol), nhận cái Huân chương Hữu nghị “vĩ đại và cảm động” ấy, do đích thân Tổng bí thư ĐCSTQ Tập Cận Bình trao tặng. Người vừa ban tặng “phần thưởng cao quý” đó cho ông Trọng cũng chính là kẻ vừa thẳng tay đuổi “người bảo trợ chính” cho mình, người tiến cử mình – đó là cựu Tổng bí thư, Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào – vào cái ghế hiện nay, ra khỏi Hội trường Đại hội… Xem tình nghĩa “trong Đảng” họ đối đãi nhau “cạn tàu ráo máng” đến thế, đủ hiểu ý nghĩa “mặt trái” của tấm Huân chương Hữu nghị rồi sẽ đen đủi và xui xẻo đến nhường nào…

Nhưng nếu nói xui xẻo và đen đủi thì có lẽ không gì có thể so sánh với các cam kết “mạnh mẽ” của ông Trọng được ghi nhận trong Bản Tuyên bố chung được chuẩn bị khá công phu (2). Chắc chắn rất ít ai có đủ kiên nhẫn để lướt (chứ chưa nói là đọc kỹ) cả vạn chữ trong “Bản tuyên bố chung” này và cả bài xã luận trên đường link của ĐCSVN.  Nhưng trong “bãi tha ma” ngôn ngữ ấy, vẫn “lập lòe ánh lân tinh” từ các bộ xương cốt những người lính hải quân đã buộc phải tuân lệnh Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh là không được nổ súng khi lính Trung Quốc tràn lên chiếm đảo Gạc Ma (quần đảo Trường Sa) vào năm 1988. Mong sao có một Nguyễn Đình Chiểu thời nay để tấu lên nỗi oan khuất cho những bộ xương vẫn đang bị mục dưới đáy biển Trường Sa, hay khô quắt trong các hang động của “cối xay thịt” Lão Sơn năm nào (3).

Trong ba ngày chầu tại Bắc Kinh, ông Trọng đã cam kết những gì? Bla, bla, bla… nhiều thứ lắm! Không thể giải mã hết trong một lần. Nhưng 13 “cột trụ” xây nên tình hữu nghị Việt – Trung, “lâu đài bằng giấy” ấy chẳng có gì là bền vững cả. Bền vững sao được khi TBT Trọng đã liều lĩnh cam kết, “phía Việt Nam ủng hộ và sẵn sàng tham gia ‘Sáng kiến Phát triển toàn cầu’ (GDI), theo nội dung và cách thức phù hợp…”. Không những cam kết tham gia GDI, Nguyễn Phú Trọng – không hiểu là tình nguyện hay bị ép buộc – còn “ghi nhận tích cực “Sáng kiến An ninh toàn cầu’ của Trung Quốc (GSI)”.

Vẫn biết, ông Nguyễn Phú Trọng đã có “trừ hao”: Chỉ tham gia sáng kiến phát triển “theo nội dung và cách thức phù hợp” và cũng chỉ tích cực đánh giá sáng kiến an ninh với điều kiện lấy “mục tiêu và nguyên tắc của Hiến chương LHQ” làm cơ sở. Nhưng rồi ai mà đoán trước được các trò “tung hứng” của “Tập Hoàng đế”! Kỷ nguyên tới, chỉ còn lại một mình, khi “ngài” lấy các quyết định liên quan đến Đài Loan hay Biển Đông, để “dạy” cho thiên hạ bài học nào mà Trung Quốc cho là cần thiết (4).

“Tập Hoàng đế” là của người Tàu, của nước Trung Hoa. Thiên triều là của Trung Quốc. Ấy vậy mà TBT Nguyễn Phú Trọng ủng hộ, đánh giá tích cực, cam kết “chia sẻ” và “tham gia” vào quá trình xác lập “Trật tự Thế giới mới” – “Pax Sinica.” Nếu trót lọt, Việt Nam vẫn chỉ là chư hầu, biên viễn. Đại quốc có thể dốc toàn bộ sức người sức của cho quyền lực của Hoàng đế. Lân bang như ta mà dồn quốc lực vào đấy thì để thu lại được cái gì? Chưa nói, người dân Việt có hứng thú, có cộng hưởng với các giá trị của cái Trật tự chỉ phục vụ cho lợi ích của Thiên triều hay không?

Nhưng một khi “tay đã nhúng chàm/ dại rồi còn biết khôn làm sao đây?” Giàn cố vấn cho ông Trọng thừa hiểu rằng, hai khái niệm là GSI và GDI là nền tảng của “Đại An Ninh” – nền tảng căn bản để Trung Quốc xây dựng chiến lược toàn cầu, kiến tạo nên “Trật tự Thế giới mới”, xây dựng “Cộng đồng chung vận mệnh”. Tại đó, Trung Quốc sẽ đóng vai trò thống lĩnh để làm bá chủ thiên hạ. Các thành viên của trật tự này sẽ là LB Nga, Bắc Triều Tiên, Myanmar, Cu Ba… Liệu TBT Nguyễn Phú Trọng có “cầm cự” được đến ngày khai trương ‘Trật tự mới” ấy không?  Và trong tiến trình ra đời trật tự này, ĐCSVN bằng cách nào để hưởng ứng và chia sẻ với tính mục tiêu chi phối cái đại chiến lược cai trị bởi Trung Quốc đối với “cộng đồng chung vận mệnh” ấy?

Đấy là chưa nói tới tình huống nan giải khác: Liệu lúc đó, cục diện khu vực và quốc tế có cho phép Việt Nam hưởng ứng và chia sẻ cái “Trật tự thế giới” do Trung Quốc dẫn dắt? Nhìn bức ảnh hai bàn tay ông Trọng và ông Tập cuộn tròn lấy nhau, các cây bình luận trên Facebook đã mỉa mai: Đó là hình ảnh “bẩn nhất” trên mạng xã hội ngày 31/10. Hãy đọc đoạn “chế” từ thơ Xuân Diệu của một vị Giáo sư khả kính bên Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn:

Anh không xứng là đại ca
Nhưng anh không muốn em chìa nắm đấm
Tay em tuy thô nhưng ấm
Anh bao kín rồi, Giấc mộng (Trung Hoa)… gác lên nhau!

Trên đoạn đường tiếp theo, khi TBT Tập Cận Bình và TBT Nguyễn Phú Trọng “tay trong tay” trên đại lộ mà Tuyên bố chung cũng đã nhấn mạnh, nhằm “thúc đẩy kết nối giữa ‘Khuôn khổ Hai hành lang, một vành đai’ với ‘Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Bây giờ mà vẫn đeo đuổi BRI sau khi hàng loạt nước đã và đang vỡ nợ vì Dự án thế kỷ này thì quả thật là đáng sợ thay!

Trước khi post bài này lên mạng, chỉ xin nhắc một chi tiết. TBT Nguyễn Phú Trọng là người am hiểu “lý luận”, hẳn ông giữ được ấn tượng về Vương Hỗ Ninh trong cuộc gặp với bảy thành viên Ban Thường vụ BCT ĐCSTQ. Vương tiên sinh từ lâu đã được ví như là “đế sư” – “nhà lý luận cung đình” – qua ba đời Tổng bí thư ĐCSTQ. Tiếp thu di sản này từ các TBT đời trước nhưng không rõ ông Tập có truyền lại kinh nghiệm cho ông Trọng nhân cuộc trà đạo nổi tiếng ở Trung Nam Hải, về cách đào tạo các “túi khôn cao cấp” không?

Như đã biết, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội cùng với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh là hai đơn vị thành viên chủ chốt của Hội đồng Lý luận, với chức năng tham mưu cho Đảng về các vấn đề lý luận chính trị. Nhưng sự suy thoái về tư tưởng, đạo đức và lối sống diễn ra nghiêm trọng tại các đơn vị này khiến vấn đề cải tổ phải được đặt ra khẩn cấp đối với Hội đồng nói riêng và công tác lý luận nói chung. Xin nói khẽ, nếu không chuẩn bị tốt khâu này, các cố vấn của ông Trọng dễ bị Vương Hỗ Ninh cho ăn “quả lừa” đấy! (5)

Tham khảo:

1. http://www.viet-studies.net/kinhte/SaoBang_BatTayDietVong.html

2. https://vtv.vn/chinh-tri/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-20221101175032003.htm

3. https://www.rfa.org/vietnamese/news/people_stories/who-order-no-fire-at-jonhson-reef-03132018094556.html

4. https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxx0175rky7o

5. https://www.rfa.org/vietnamese/news/comment/china-20-congress-wang-vn-11012022094108.html

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.