Gian dối trắng trợn: Dừng Dự Án là thế này đây!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước phản ứng dữ dội từ quần chúng, nhà nước CSVN đã có một động thái chưa có tiền lệ là khẩn cấp gửi một thông cáo vào lúc 3 giờ sáng ngày 9 Tháng 6, 2018 đến toà soạn các tờ báo với quyết định dời việc biểu quyết thông qua Dự Luật Đơn Vị Hành Chính-Kinh Tế Đặc Biệt (gọi tắt là Luật Đặc Khu) sang kỳ họp sau của Quốc Hội (tức kỳ 6, vào Tháng 10/2018) “để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện.”

Theo lẽ thường, một dự án như Dự Án Đặc Khu hay bất cứ dự án nào khác, khi chưa được thông qua thì không thể khởi công. Bởi vậy, khi nói đến 3 dự án đặc khu khổng lồ là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc chưa được Quốc Hội thông qua thì người ta chờ đợi là chưa có bất cứ việc sửa soạn, xây dựng hay phát triển nào diễn ra tại 3 địa điểm này.

Nhưng, những hình ảnh dưới đây đã làm cho người dân Việt Nam bật ngửa, vì chúng cho thấy là riêng tại Vân Đồn (chưa nói tới Bắc Vân Phong và Phú Quốc) tiến trình xây dựng cụ thể tại đặc khu này đã diễn ra từ rất lâu. Nói cách khác là dự án Vân Đồn đã bị CSVN âm thầm lén lút bán cho Trung Cộng từ lâu. Tiền đã trao, cháo đã múc. Do đó, việc Bộ Chính Trị yêu cầu Quốc Hội thảo luận và thông qua chỉ là một màn diễn, một trò hề thô kệch. Đồng thời việc Bộ Chính Trị ra quyết định hoãn thông qua dự án cũng chỉ là một sự gian dối trắng trợn, coi thường người dân.

Thế mà khi nói đến việc người dân xuống đường biểu tình ôn hòa hôm mồng 10 tháng 6, ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 17/6 vẫn mở mồm nói với cử tri ở hai quận Thanh Xuân và Hà Đông là “Chúng ta đã thông qua đâu, quyết định dừng lại để lắng nghe”.

Rõ ràng đây là tập đoàn đang bán đất nước của Tổ Tiên cho giặc Tàu và coi thường nguyện vọng dân tộc.

Dưới đây là một số hình ảnh vào đầu Tháng 6/2018:

Những siêu dự án đang hình thành tại Vân Đồn.
Những ngày đầu tháng 6/2018, đường băng dài nhất Việt Nam tại sân bay quốc tế Vân Đồn đã hoàn thành.

Phần nhà ga sân bay đang thực hiện các công đoạn xây lắp cuối để có thể đưa vào sử dụng trong quý 4/2018.
Dự kiến đầu tháng 7/2018, cao tốc Hạ Nội – Hạ Long – Vân Đồn sẽ thông xe kỹ thuật rút ngắn thời gian từ Vân Đồn- Hà Nội xuống 2 tiếng.

Hàng loạt các dự án giao thông đang được khai triển nhanh chóng tại Vân Đồn.
Công nhân đang kè núi chống sạt tại dự án đường cao tốc.
Dự án đô thị, khách sạn cao cấp, trung tâm thương mại Phương Đông (xã Đông Xá) có diện tích 178ha.

Dự án đô thị ven biển Thống Nhất thị trấn Cái Rồng rộng 37ha.
Khu đô thị mới, bến cảng, sân golf, khách sạn 5 sao Ao Tiên tại xã Hạ Long rộng 88ha.
Một núi đá của vịnh Bái Tử Long nằm gọn trong dự án Ao Tiên.
Xe ben, máy xúc hoạt động suốt ngày đêm chở đất đá từ trên núi xuống Vân Đồn lấn biển.
Nơi đây chỉ vài năm nữa, sân golf, cầu cảng và khách sạn cao cấp sẽ mọc lên.
Bờ kè khu cảng thương vụ thuộc dự án Ao Tiên đang được hoàn thiện.
Một khu du lịch sinh thái, khách sạn cao cấp.
Dự án có diện tích 100ha nằm tại Bãi Dài xã Hạ Long, Vân Đồn.
Bãi dài trong thời gian tới sẽ được đầu tư cải tạo để du khách có thể tắm biển và ngắm vịnh Bái Tử Long.
Vẻ hoang sơ của bãi dài.
Chùa Cái Bầu – Vân Đồn nằm giữa trục đường từ bãi dài tới khu phức hợp Casino.
Khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp có kinh doanh casino rộng 2.500 ha, vốn đầu tư 2 tỷ USD.
Đây được coi là dự án lớn nhất tại Vân Đồn thời điểm này.
Công trường san lấp mặt bằng của dự án khu phức hợp nghỉ dưỡng giải trí cao cấp có kinh doanh casino trên đảo Cái Bầu và đảo Trà Ngọ.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.