Giáng sinh của những phận người

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phận quan

Cho tới nay, có lẽ không có một quan chức cao cấp nào của CSVN lại phải ra tòa và bị xét xử nhiều lần như cựu ủy viên Bộ Chính Trị, Bộ Trưởng GTVT, Bí Thư thành ủy thành Hồ Đinh La Thăng. Ở phiên tòa mới đây nhất, trong phần tự biện hộ, ông Thăng đã phủ nhận các cáo trạng của Viện Kiểm Sát, cho rằng tòa đã áp đặt, sử dụng sai luật, “lấ y dao mổ trâu giết gà,” “gắp lửa ném vào người  chúng tôi” và qui chụp vô căn cứ… Đây có thể là tiếng nói mạnh mẽ nhất của một quan chức đã sa cơ, phản bác lại chính hệ thống mà chỉ cách đây ít lâu ông ta còn là một phần trong cơ cấu quyền lực ở cấp cao nhất.

Còn nhớ, ông Thăng trong một phiên tòa trước đây đã có một câu cảm thán đầy cay đắng “hãy đối xử bị cáo như với một con người.” Bộ máy luật pháp Việt Nam là một guồng máy khổng lồ được thiết kế không phải để bảo vệ công lý mà là để hủy hoại con người theo ý chí của một băng đảng quyền lực phía sau. Bất kể ai, khi đã rơi vào cái “lò xay thịt người” đó cũng thê thảm. Một người đang ở đỉnh cao quyền lực như ông Thăng khi được “trải nghiệm” cái “tình đồng chí” của người cộng sản, quả thực không thể không ngộ ra nhiều điều chua chát.

Tuy vậy, trong “Trại Súc Vật” thì qui luật “mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn các con khác” vẫn luôn đúng. Tù như Đinh La Thăng hay Trương Minh Tuấn, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Bắc Son… đều là “tù siêu VIP.” Đám quan chức ủy viên trung ương dù có đi tù vẫn hưởng điều kiện “họp có người ghi, đi có người rước, ăn có người bón, nằm có người đấm bóp”. Đám quan chức cộng sản có đi tù, bất quá cũng chỉ như đi dưỡng lão… cưỡng bức mà thôi. Còn thân phận dân đen, dân oan bị tước đoạt hết mọi tài sản và đẩy vào tù đày, những người đấu tranh vì dân chủ… họ mới thực sự là đối tượng bị bộ máy tù đày CSVN chà đạp, nghiền nát không chút nương tay.

Thường thì những quan chức cộng sản không may “bị lộ” và biến thành “củi đốt lò” đều sớm “xin lỗi bác Tổng Bí Thư, xin lỗi đảng” sau khi “thành khẩn” đem dâng phần lớn tài sản cho “đồng chí bác,” mong bảo toàn tấm thân béo mầm. Sau vài năm học tập lại… “đạo đức Hồ Chí Minh” với thân phận “tù thượng lưu,” họ có thể tiếp tục hưởng lạc với dinh thự mênh mông và tài sản còn lại ở ngoài đời cho đến chết.

Chẳng trách, “cái lò ông Trọng” chẳng làm nhụt chí đám quan chức tham lam chút nào. Ông Trọng tuổi cao sức yếu, có cố công “đốt lò” cũng chỉ thêm được “một vài trống canh,” còn sự nghiệp “ăn tàn phá hại” của đảng viên là… mãi mãi. Chưa kể, “lò ông Trọng” chỉ đốt “củi địch” chứ không bao giờ đốt “củi ta.” Cho nên, “kẻ thức thời là trang tuấn kiệt,” cứ nêu cao tinh thần “học tập tấm gương đạo đức bác Trọng, thì có thể yên tâm “sự nghiệp cách mạng” sáng ngời, thênh thang quan lộ.

Những Đinh La Thăng, Nguyễn Đức Chung, Trương Minh Tuấn… xét cho cùng chỉ là những vai kép phụ trong vở tuồng của chế độ. Họ bị phe cánh khác mạnh hơn làm vật thí thân để “cơ cấu lại quyền lực,” là đối tượng để đảng “đấu tranh,” “làm trong sạch bộ máy” và nêu cao tính chính danh “đảng ta là đạo đức, đảng ta là văn minh.” Giáng Sinh này, có lẽ những kẻ từng một thời “hô phong hoán vũ” ấy trong xà lim cũng không thiếu rượu bia tràn ngập, em út nâng ly, để ôn lại “thời oanh liệt” đã qua.

Phận dân

Một Giáng Sinh buồn lại đến, một Giáng Sinh giá lạnh, đói rét với đại đa số dân chúng ở mảnh đất hình chữ S này. Giáng Sinh là thời khắc để gia đình xum họp, để đầm ấp bên người thân, chúc phúc cho nhau. Nhưng với những dân oan Thủ Thiêm, Văn Giang, Cồn Sẻ, vườn rau Lộc Hưng, Đồng Tâm… Giáng Sinh là quãng thời gian thê lương, với những ký ức kinh hoàng.

Nhịp đời cơ cực, đói khát, không nhà cửa thì trôi chậm lắm, vậy mà gần hết đời người rồi hàng trăm ngàn dân oan trên khắp hang cùng ngõ tận ở xứ “thiên đường cộng sản” này đã lay lất hành trình đằng đẵng nhiều thập kỷ đi đòi đất, kêu oan. Người miền Nam từ cái thời khắc “giải phóng” 45 năm trước, đã chính thức trở thành thứ dân hạng bét ngay trên chính quê hương của mình. Bất cứ ai, cũng đều có thể bị cướp trắng nhà cửa, bị đẩy ra lề đường, bị đưa lên khu “kinh tế mới” rừng thiêng nước độc, giờ đây gia nhập đội quân ở vườn hoa Mai Xuân Thưởng…

Giáng Sinh không khi nào là thời tiết thuận lợi cho những phận người vô gia cư, đầu đường xó chợ. Năm nay lại càng không, từ Bắc chí Nam, trời đất tăm tối, mưa sầu gió thảm. Cái rét ở miền Bắc nó đáng sợ lắm, nó buốt tới tận gan ruột, tê cứng mọi cảm xúc và tứ chi. Vậy mà những phiên chợ người ở cái thủ đô ngàn năm văn vật đó càng lúc càng đông nghịt, những phận người lam lũ, đen đúa, co quắp run rẩy đứng chờ việc, dưới những tấm áp phích to lớn “Chủ nghĩa Mác Lê Nin vô địch. Tư tưởng Hồ Chí Minh muôn năm.”

Dịch bệnh vốn đã làm dân sinh kiệt quệ, giờ lại mưa bão liên miên không dứt. Suốt dải miền Trung mưa lũ cuốn trôi hàng ngàn căn nhà, hàng trăm ngàn hecta ruộng nương bị vùi lấp, hàng trăm mạng người thành mồi cho hà bá. Hàng triệu hecta rừng tự nhiên đã bị tận diệt, bị đốn hạ trong hơn bốn thập kỷ “quá độ tiến lên CNXH” để những biệt phủ của quan chức mênh mông gỗ quí mọc lên và cứ đến khi tới mùa mưa lũ, là khung cảnh tang thương chết chóc lại phủ trắng những miền quê.

Giáng Sinh năm nay, người mẹ của tử tù Hồ Duy Hải vẫn bặt tin người con trai mang án tử, đã hơn mười năm đợi ngày “thi hành án.” Niềm tin mãnh liệt rằng con mình vô tội, với những căn cứ rõ ràng và hiển nhiên mà nhiều luật sư và như các đại biểu quốc hội công tâm đã vạch rõ khiến bà vẫn kiên định đấu tranh cho lẽ phải và công lý cho con trai của mình. Người mẹ vĩ đại ấy đã chiến đấu không ngừng nghỉ hơn một thập kỷ chống lại cả một bộ máy công quyền khổng lồ, cả tập đoàn tội ác chỉ chực nghiền nát đứa con trai của bà. Không rõ, bà sẽ phải tiếp tục đấu tranh tới bao lâu nữa? Mắt bà đã mờ vì khóc quá nhiều, tấm lưng gầy guộc còng thêm theo năm tháng. Đứa em gái Hồ Duy Hải năm xưa còn bé xíu, giờ đã là một thiếu nữ, cả tuổi thanh xuân chỉ theo mẹ, đi kêu oan cho anh khắp mọi nẻo đường trên đất nước hình chữ S này.

Giáng Sinh năm nay, không biết gia đình ông Lê Đình Kình sẽ như thế nào? Người ông, người cha, người lão thành cách mạng trung kiên cả đời đi theo đảng ấy đã bị giết chết quá mức tàn ác, man rợ ngay trước mặt những người thân của ông, trong nhà ông, bởi nhà cầm quyền cộng sản, chỉ vì ông đứng lên đấu tranh cho lẽ phải và quyền lợi của cộng đồng. Hãy nhớ, chế độ này đã giết hàng trăm ngàn người dân như thế trong cải cách ruộng đất, và họ vẫn tiếp tục xây “vinh quang” trên xác dân lành. Oán thù này do tay người cộng sản đã nhúng ngập máu, do họ đẩy người dân vào bước đường cùng. Và hãy xem, kẻ thủ ác lại thênh thang quan lộ như tân Phó Bí Thư thường trực Hà Nội, Nguyễn Thị Tuyến. Giáng Sinh năm nay, hẳn bà Tuyến sẽ khui sâm-panh thượng hạng ở Four Seasons vì một bước “vin phượng, ghé rồng” sau khi đã đạp lên cái xác của ông Lê Đình Kình.

Giáng Sinh năm nay, gia đình ông Đặng Văn Hiến – người nông dân ở Đắk Lắk bị kết án tử hình vì đã đứng lên chống lại những kẻ cướp đất đai – sẽ như thế nào? Gia đình họ giờ phiêu bạt tới đâu? Tôi không có đủ can đảm để nhìn lại gương mặt người vợ của người nông dân ấy gào khóc giữa sân tòa án, đau đớn hiện lên tột cùng. Khắp cùng trời, trên mảnh đất hình chữ S này, đã chồng chất bao nỗi oan khiên, bao nhiêu đọa đày, bao nhiêu oán hận, hờn căm lũ ác nhân luôn miệng “do dân, vì dân?”

Giáng sinh sắp đến rồi, đó là thời khắc để “ôn cố tri tân,” để lại hy vọng rồi liệu có… tuyệt vọng? Con không phải là người có Đạo, xong với lòng kính sợ uy danh của Chúa, con thành kính quì xuống giữa đất trời, vào cái thời khắc linh thiêng đó và cầu xin Chúa một lần nữa “giáng sinh” để cứu độ bầy con chiên khổ đau đang làm mồi cho bầy sói dữ cộng sản tàn độc. Xin Chúa cứu vớt những mảnh đời đã chịu quá nhiều đọa đày nơi đây.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.