Giao đất 99 năm: một đại họa dân tộc

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Không cần là một nhà quân sự, khi nhìn lên bản đồ Việt Nam ai cũng thấy được vị trí của Vân Đồn (Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang) là ba địa điểm xung yếu trong chiến lược phòng thủ đất nước.

Hiện nay đó là ba đặc khu kinh tế mà nhà cầm quyền CSVN đang muốn xây dựng để gia tăng nguồn thu đang bị kiệt quệ theo chỉ đạo của Bộ Chính trị. Nhưng trước hết, lãnh đạo đảng phải làm thế nào để quốc hội đóng dấu thông qua “Luật đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”, gọi tắt là Luật đặc khu. Vì thế mà hiện nay đã có những cuộc thảo luận tại diễn đàn quốc hội về một số vấn đề như tại sao chỉ lập casino, hotel mà không lập khu công nghiệp, cơ quan hành chánh đặc khu gọi là gì và nằm trong thẩm quyền của ai, v.v…

Vấn đề đã trở nên bàn tán sôi nổi với kẻ chống người bênh là trong dự thảo quy định là đặc khu có thể giao đất cho nhà đầu tư 99 năm khi cần, thay vì từ 50 năm đến tối đa 70 năm như quy định hiện áp dụng. Nhiều đại biểu quốc hội lên tiếng chống đối và cả dư luận trên cộng đồng mạng cũng cho đây là quy định nguy hiểm, chẳng khác nào đặc khu Hồng Kông đã để cho Anh thuê 99 năm với giá rẻ mạt sau khi thua cuộc chiến tranh nha phiến.

Trong cuộc hội thảo do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức, bà Phạm Chi Lan một chuyên gia kinh tế cho rằng cơ chế ưu đãi thuế và cho thuê đất tối đa 99 năm không thực sự cần thiết. Vì “trong thời buổi công nghệ thay đổi tính bằng ngày, có ai dám bảo đảm sẽ chỉ kinh doanh ngành đó, nghề đó, lĩnh vực đó trong thời hạn dài 90 năm hay thậm chí 70 năm”. Đây là một cái nhìn thuần túy kinh tế cho thấy Luật đặc khu còn nhiều thiếu sót khi đưa vào hoạt động, chưa kể những đánh giá tác động môi trường, an ninh và quốc phòng.

Một ý kiến giá trị khác của TS Lê Đăng Doanh Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) thẳng thắn nêu lên “Đặc khu như vậy, đầu tư một số tiền lớn như thế, cho thuê đất đến 99 năm, rồi miễn giảm thuế, ngay cả thuế thu nhập doanh nghiệp cũng sẽ được giảm để thu hút. Nếu ta chỉ có thể thu hút được casino và bất động sản thôi thì vấn đề khoa học – công nghệ sẽ như thế nào?” Các chuyên viên kinh tế tài chánh ngoài chính phủ hầu hết đều cho rằng nên dừng thông qua Luật đặc khu trong năm 2018 vì không thể chỉ nhìn thấy những lợi ích lớn lao còn trên giấy mà phiêu lưu bỏ quên chủ quyền đất nước.

Trong khi ấy quy định có thể giao đất đến 99 năm được nhà nước ung dung mô tả là chính sách “vượt trội” để thu hút các nhà đầu tư. Nhưng thử hỏi trong trường hợp này, chính sách vượt trội nếu áp dụng thật sự nó làm lợi cho ai? Rõ ràng thời hạn cho thuê đất lâu dài sẽ giúp cho các nhà đầu tư bất động sản, những kẻ đầu cơ đất đai nắm hoàn toàn lợi thế trong việc buôn bán sang nhượng của họ cả một thế kỷ. Cho dù có những doanh nghiệp làm ăn thất bại phá sản trong 5 hay 10 năm, họ vẫn có thể tiếp tục trục lợi trên mảnh đất đã thuê như một thứ nhượng địa.

Nguy hiểm nhất, 99 năm là cơ hội cho Trung Cộng nhảy vào chiếm lĩnh những vùng đất quan trọng ở cả 3 miền Bắc-Trung-Nam, chưa kể đến những xâu xé khác từ tư bản nước ngoài có hơi hám đồng nhân dân tệ đứng sau. Bắc Kinh một mặt tung tiền khai thác kinh tế, một mặt dùng thế lực kinh tế bành trướng thế lực chính trị. Một đạo quân đông đảo lao động phổ thông kéo đến sinh cơ lập nghiệp lâu dài, làm tăng nguy cơ phố Tàu trên đất Việt mọc lên tràn lan như loài nấm độc. Đó là con đường giúp Trung Cộng thôn tính Việt Nam nhanh chóng, mềm dẻo mà không cần đến một hành động quân sự.

Từ lâu Bắc Kinh vẫn coi Việt Nam là vùng đất phiên thuộc cần thu hồi. Ngoài biển thì Trung Cộng đã chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974 và 7 đảo trong quần đảo Trường Sa từ sau sự kiện Gạc Ma năm 1988. Trung Cộng trong thời gian vài năm gần đây đã ráo riết bồi đắp, củng cố những đảo chiếm đóng phi pháp thành những căn cứ quân sự tương đối vững chắc. Còn lại 21 đảo đang do Việt Nam kiểm soát, Trung Cộng chưa chiếm nhưng xem ra vấn đề chỉ là thời gian lúc nào mà thôi. Lâu nay Trung Cộng vẫn thường xuyên lên tiếng Nam Sa (Trường Sa), Tây Sa (Hoàng Sa) và cả Đông Sa theo cách gọi của họ là lãnh thổ thiêng liêng từ ngàn xưa của tổ tiên họ mà chủ quyền không thể tranh cãi. Tham vọng ấy còn chưa dừng lại trên đất liền.

Bằng chứng là trên vùng Cao Nguyên Trung Phần, năm 2001 Đại hội lần thứ 9 của đảng CSVN đã thông qua “chủ trương lớn” thăm dò, khai thác bauxite, một dự án đã gây ra hàng loạt phản ứng chống đối kéo dài vì bóng dáng Bắc Kinh. Nhưng cuối cùng công nghệ lạc hậu của Trung Cộng mang theo hàng chục ngàn công nhân vẫn xâm nhập được Cao Nguyên, hình thành một đạo quân thứ năm nằm chờ cơ hội. Đó là chưa kể những tác hại môi trường do bùn đỏ và sinh hoạt xã hội địa phương bị “Tàu hóa” tràn lan nhếch nhác. Với hàng loạt đô-la vung ra một cách hào phóng, bàn tay bành trướng của Bắc Kinh đang kiểm soát và khống chế cả Lào và Campuchia dần dà đưa 2 nước Đông Dương cũ tách khỏi quỹ đạo Việt Nam.

Như vậy một khi Luật đặc khu thông qua, những đại gia Trung Cộng với sự hỗ trợ vô giới hạn của các ngân hàng đầu tư lập tức nhảy vào. Thuê đất 99 năm của 3 đặc khu ở ba miền Nam Trung Bắc của Việt Nam không khác gì là nắm trong tay những nhượng địa trong lâu dài. Trong 100 năm ấy, điều gì sẽ xảy ra với một chế độ luôn cúi đầu quy phục thiên triều, đặt lòng yêu nước xuống dưới tình láng giềng hữu nghị?

Rõ ràng là Trung Cộng sắp hoàn thành mục tiêu biến Việt Nam thành quận huyện của Tàu mà không cần chờ đến năm 2020 của mật ước Thành Đô. Ngay từ năm 2018, Việt Nam sẽ trở thành một loại khu tự trị trong đại gia đình Hán tộc, nếu đạo luật lập 3 đặc khu được quốc hội thông qua với việc giao đất 99 năm bất chấp ý kiến của nhiều chuyên gia cũng như người dân.

Bởi vì trong khi mới đây chuyên viên kinh tế của Ngân hàng Thế Giới (World Bank) cảnh báo về một “cuộc đua xuống đáy” diễn ra tại 3 đặc khu “hút hết nguồn lực của các nơi khác về đây”. Thì Phó chủ tịch quốc hội Uông Chung Lưu vẫn hào hứng tuyên bố trước quốc hội “Làm đặc khu là theo đúng nguyên lý là ‘dọn chỗ’ để thu hút ‘phượng hoàng’ đến làm tổ”.

Thật rất hỗ thẹn với nhóm từ của ông Uông Chung Lưu “thu hút phượng hoàng đến làm tổ”. Vì nó gợi cho người dân Việt không phải là phượng hoàng mà là hình bóng của một bầy quạ đen từ Bắc Kinh bay đến xâu xé lãnh thổ Việt Nam. Đại họa dân tộc đang ở ngay trong tay của những bọn gọi là “đại diện dân”. Thật là một mối nhục không thể chịu được.

Bằng mọi cách, người Việt Nam trong và ngoài nước phải lên tiếng ngăn chặn quốc hội CSVN thông qua Luật đặc khu để chống Hiểm Họa Bắc Triều!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.