Hạ tượng Trần Hưng Đạo trong sân nhà của dân!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chiều ngày 4 Tháng 1 vừa qua, gia đình ông Tống Hồ Phương ở Lâm Đồng đang đưa tượng Trần Hưng Đạo mới đưa về từ Đà Nẵng, lên một bục đá cao một mét, thì trưởng Công an xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng đến yêu cầu hạ tượng xuống, dưới sự chứng kiển của cả chủ tịch và phó chủ tịch xã. Tuy nhiên khi ông Phương hỏi lý do thì chính quyền xã không đưa ra được một lý do chính đáng nào, ngoài hai chữ “vi phạm” mà không giải thích vi phạm theo điều luật nào.

Hai ngày sau, xã cho cán bộ địa chính đến lập biên bản cho rằng “đặt tượng trên bục cao 1 mét là trái pháp luật”. Xã ra một thời hạn 60 ngày nếu không hạ tượng sẽ tổ chức cưỡng chế.

JPEG - 28 kb
Tượng Đức Thánh Trần Hưng Đạo tại nhà ông Tống Hồ Phương (xã Ninh Gia, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng). Ảnh: Facebook

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là danh tướng đứng đầu đời nhà Trần, vị tướng đã ba lần đánh bại quân Nguyên, lập nên những chiến công hiển hách bảo vệ vẹn toàn lãnh thổ. Chính vì vậy, Ngài được người dân Việt tôn thờ và gọi Ngài một cách kính trọng là Đức Thánh Trần. Tượng Đức Thánh Trần không những hiện diện nơi đền Kiếp Bạc, Hải Dương mà còn ở khắp nơi trên nước Việt, từ Sài Gòn đến Nam Định. Việc dựng tượng Đức Thánh Trần là một việc làm đáng khuyến khích, thể hiện lòng yêu nước của con cháu đối với Tổ tiên.

Vì thế mà gia đình ông Tống Hồ Phương cương quyết phải làm cho ra lẽ về cái gọi là “vi phạm” của xã liên quan đến việc dựng tượng Trần Hưng Đạo trong sân nhà của ông. Nói cách khác, chính cái bục 1 mét là nguyên nhân, nhưng ai cũng biết đó là lối lý luận quàng xiêng của xã để biện minh cho thái độ vô lối của mình.

Sự kiện này cho thấy:

– Chính quyền xã Ninh Gia đã hành xử độc đoán, muốn làm gì thì làm, muốn nói sao thì nói, bất chấp luât lệ. Họ tự đặt ra một thứ luật riêng mà người dân gọi là luật rừng để cai trị. Đây cũng chính là lề lối cai trị của chính quyền trung ương mà xã Ninh Gia chỉ là một mắt xích nhỏ nhất, hình thành một bộ máy độc đoán lớn trên cả nước. Cũng không hẳn là chính quyền xã Ninh Gia không biết Đức Thánh Trần là ai và không hẳn là họ không được sự chỉ đạo từ cấp trên để cố tình hạ bệ tượng Trần Hưng Đạo. Phải chăng chính tinh thần nô lệ mù quáng của đảng và sự sợ hãi cố hữu thiên triều Bắc Kinh khiến họ phải bảo nhau làm điều bất lương và bất kính với tiền nhân.

– Vì hành xử vô pháp luật, xã phải viện dẫn những lý do rất tùy tiện và cho thấy sự bất lực của tập thể lãnh đạo. “Bục cao trên 1 m là trái pháp luật”, quả thật là một lý do vừa khôi hài vừa phi lý, để lộ sự dốt nát của cán bộ quản lý xã hội ngày nay. Pháp luật đó là pháp luật gì, chính quyền xã cũng không biết, vì khi gia đình ông Phương yêu cầu xã chứng minh bằng văn bản thì xã nói không có. Trong khi đó trước khi mang tượng về, Sở Văn Hóa-Thông Tin Tỉnh cũng nói việc dựng tượng trong khuôn viên nhà riêng “không thuộc diện cấm” nên không cần có giấy phép.

Chính chủ tịch UBND xã Ninh Gia Nguyễn Ngọc Huyên còn xác nhận “cái bục là công trình vi phạm” vì cái bục không có giấy phép. Lối ngụy biện vòng vo của lãnh đạo xã cho thấy câu “phép vua thua lệ làng” vẫn còn giá trị muôn đời.

Dù xã biết mình làm bậy nhưng vẫn cố ra uy bằng lời đe dọa sẽ “cưỡng chế”. Hóa ra câu nói của Nguyễn Tấn Dũng hồi đầu năm 2014: “Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình… ” cũng chỉ là những lời nói mua vui của người đứng đầu chính phủ vẫn rêu rao Việt Nam là một “nhà nước pháp quyền”.

Nhân chuyện cái bục vi phạm pháp luật, người ta còn nhớ cách đây khoảng 3 năm, một người dân ở huyện Chư Sê, Gia Lai đã đào được trong khuôn viên nhà mình một hòn đá. Không chấp nhận hòn đá thuộc về người đào được, huyện Chư Sê “bắt nhốt” hòn đá trong lồng sắt để tiến hành điều tra. Bức ảnh hòn đá sù sì vi phạm pháp luật bị giam khiến cho ai nhìn thấy cũng phải bật cười chua chát, đồng thời ngao ngán cho lối hành xử rừng rú của một chính quyền cấp huyện.

JPEG - 75.8 kb
Cục đá tịch thu bị nhốt trong lồng sắt. Ảnh: Đồng Hương Kontum.

Đây chỉ là câu chuyện của một bức tượng, hay một hòn đá vô tri nhưng còn biết bao trường hợp thương tâm khác diễn ra thường xuyên ở cấp chính quyền xã, huyện mà người dân là kẻ chịu thiệt thòi nhất. Cứ mỗi lần được mời lên công an xã “làm việc”, khi ra về nếu không thương tích nặng nề thì thân nhân cũng phải lên nhận xác từ bệnh viện. Đó là thứ quyền lực thiếu kiểm soát của xã cho phép họ cấm đoán mọi thứ mà họ không yêu thích, kể cả quyền giết người.

Đã đến lúc người dân không nên ngồi yên để cho nhà cầm quyền tùy tiện vo tròn bóp méo mọi chuyện bằng sự ngu dốt của cán bộ. Gia đình ông Tống Hồ Phương đã phản kháng công khai bằng những phương tiện có thể có được, đánh động dư luận từ báo chí đến các trang mạng xã hội. Đây là một bước tiến rất tích cực khi người dân nhận thức được quyền của mình và bắt đầu thôi sợ hãi để xử dụng quyền công dân một cách ôn hòa chống lại bạo quyền.

Qua sự kiện nói trên, ai cũng thấy rõ là ngược đời khi người dân muốn dựng tượng một danh nhân ngay trong nhà mình lại bị cấm đoán. Trong khi tượng của lãnh đạo cộng sản đủ loại thì có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm và ngang nhiên xâm chiếm chùa chiền, ngồi trên cả Phật Thích Ca. Ngay cả người nước ngoài không có công trạng gì với đất nước Việt Nam cũng nghênh ngang đứng giữa thủ đô.

Cùng với những sai lầm ngày càng chồng chất, những vấn nạn vô phương cứu chữa, ngày nay người dân nhìn đảng như một tai họa cần phải loại trừ. Việc đòi triệt hạ tượng Trần Hưng Đạo bất thành cho thấy Đảng CSVN nay đã hết thời.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trong họp báo ngày 03/08/2024 sau khi được Trung ương đảng “bầu” làm tổng bí thư thay thế ông Nguyễn Phú Trọng mới chết. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Nỗi bất an của giới lãnh đạo Việt Nam

Nhiều nhà quan sát quốc tế thừa nhận Việt Nam đã chuyển từ chế độ đảng trị sang chế độ công an trị từ rất lâu, ít nhất là từ năm 2016, mà dấu hiệu nhận biết là Bộ Công An ngày càng phình to ra, can thiệp vào mọi mặt cuộc sống người dân, thủ đoạn đàn áp ngày càng trắng trợn và thái độ thù địch không giấu diếm đối với các quyền dân sự và chính trị cơ bản.

Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, nguyên nhân sâu xa để đảng CSVN phải thay những quan chức dân sự, quan chức kinh tế bằng các tướng tá quân đội và công an là do bị thôi thúc bởi nỗi bất an, bởi nỗi lo sợ bị mất quyền lực, bị lật đổ bởi sức mạnh của khát vọng dân chủ tự do.

Ông Hoàng Tứ Duy, Tổng bí thư Việt Tân phát biểu trong buổi lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tổ chức tại Câu lạc bộ Hải Lục Không Quân Toronto, Canada hôm 25/08/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Toronto

Mùa thu Toronto nhớ về những chiến hữu trên đường Đông Tiến

Năm nay, bên cạnh những khuôn mặt thân quen, tôi còn nhìn thấy những gương mặt trẻ, những người lần đầu đến nơi này. Có lẽ họ cũng giống tôi lần đầu tới đây. Trong ánh mắt họ, tôi thấy sự tò mò, nhưng cũng bao gồm cả sự trân trọng cho những người lính đã ngã xuống. Những người “mang gươm đi mở cõi” trong văn chương, chí lớn chưa thành nhưng hồn tử sĩ vẫn làm hậu thế ngả mũ cúi chào.

Con người Việt Tân xưa và nay

Hôm nay cùng nhau ở đây, tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến, cũng là dịp để chúng ta cùng tri ân những người tiên phong, và tri ân nhau trong nỗ lực của mỗi người, với bất cứ khả năng gì và ở bất cứ giai đoạn nào trong cuộc đời của mình. 

Chúng ta có nhau! 

Sự đồng hành cùng nhau này và cùng với người dân có lý tưởng tại quê nhà, chúng ta không phải là thiểu số, mà là số đông có lương tâm, có tư duy, có sự trong sáng, có khả năng, và nhất là có tấm lòng góp gió thành bão.