Hai Bà Đầm Thép dạy Trung Cộng bài học dũng cảm

Chủ Tịch Hạ Viện Mỹ và Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn gặp nhau trong chuyến thăm đảo quốc của bà Pelosi ngày 3/8/2022. Ảnh: Marketplace.org
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại.

… lòng dũng cảm và thông điệp mạnh mẽ của hai bà đã là  gáo nước lạnh hắt vào mặt những kẻ cuồng nộ và biến những đe dọa của họ thành trò cười cho thế giới.  Ứng xử của hai bà hy vọng cũng đánh thức được những lãnh đạo của các quốc gia nhỏ đang cúi đầu khuất phục Trung Quốc, và là nguồn động lực mạnh mẽ cho người dân tại những quốc gia đang bị độc tài thống trị.

Chuyến đi của bà Chủ Tịch Quốc Hội Mỹ, Nancy Pelosi, tới thăm Đài Loan ngày 2/8/2022 đánh dấu sự kiện một quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm đảo quốc này trong 25 năm qua (trước đó là cựu Chủ Tịch Hạ Viện Newt Gingrich). Ở thời điểm căng thẳng bang giao Mỹ-Trung hiện nay sau nửa thế kỷ hòa hoãn cộng tác làm ăn, Trung Cộng đã có những phản ứng gay gắt gần như tuyên chiến, thô bạo đe dọa sẽ bắn rớt máy bay nếu bà Pelosi tới Đài Loan. Thái độ này của Bắc Kinh đã gây sự chú ý và e ngại trên khắp thế giới.

Nhưng bất chấp những đe dọa và tập trận vũ bão quanh Đài Loan của Trung Cộng, bà Pelosi vẫn đi, và Tổng Thống Thái Anh Văn cùng người dân Đài Loan vẫn tưng bừng tiếp đón bà như một ngôi sao nhạc rock. Tòa nhà cao nhất của đảo quốc, Đài Bắc 101, đã lóe lên một thông điệp chào mừng bà Pelosi cùng biểu hiện “Đài Loan yêu USA” khi bà hạ cánh xuống thủ đô Taipei. Hình ảnh chào đón bà đã xuất hiện khắp nơi – ngoài đường phố và trên màn ảnh TV cũng như Internet.

Thông điệp chào mừng bà Pelosi được thấy ở tòa nhà cao nhất của đảo quốc Đài Loan, Taipei 101 Tower, khi bà hạ cánh xuống thủ đô Đài Bắc tối 2/8/2022. Ảnh: Reuters
Thông điệp chào mừng bà Pelosi được thấy ở tòa nhà cao nhất của đảo quốc Đài Loan, Taipei 101 Tower, khi bà hạ cánh xuống thủ đô Đài Bắc tối 2/8/2022. Ảnh: Reuters

 

Bà Pelosi đã không chỉ ghé vào một thời gian ngắn, mà phái đoàn sáu thành viên của bà đã ở lại qua đêm tại Đài Bắc. Bà đã gặp Tổng Thống Thái Anh Văn, phát biểu trước Quốc Hội Đài Loan, gặp gỡ các nhà lãnh đạo chính trị, kinh doanh và nhân quyền hàng đầu, kể cả việc tới thăm bảo tàng viện nhân quyền quốc gia và gặp gỡ một số nhà tranh đấu dân chủ từng mạnh mẽ đả kích các vi phạm nhân quyền của chính quyền Trung Quốc.

Cả hai nhà lãnh đạo nữ này đều là những nhân vật xuất chúng, những phụ nữ đầu tiên giữ các vị trí lãnh đạo cao cấp bậc nhất trên đất nước họ. Hình ảnh hai bà kề vai sát cánh trên trường thế giới bất chấp một siêu cường do đàn ông thống trị chuyên đi bắt nạt các quốc gia nhỏ hơn, quả là một thách thức tương phản và là một biểu tượng dũng cảm của thời đại.

Bà Nancy Pelosi, 82 tuổi, đã phá vỡ trần kính ngăn chặn sự tiến thân của nữ giới (glass ceiling) vào năm 2007, trở thành người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chủ tịch Hạ Viện – vị trí thứ ba kế nhiệm tổng thống trong hệ thống quyền lực Mỹ. Bà hiện đang nắm giữ vị trí này lần thứ hai.

Bà Thái Anh Văn, 66 tuổi, đương kim Tổng Thống Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và Chủ Tịch của Đảng Dân Tiến (DPP) đắc cử lần đầu năm 2016 và tái đắc cử năm 2020.

Bà Thái tốt nghiệp luật khoa tại Đại Học Quốc Lập Đài Loan (năm 1978), Đại Học Cornell (thạc sĩ, năm 1980), và Trường Kinh Tế và Khoa Học Chính Trị Luân Đôn (tiến sĩ, năm 1984). Bà đã giữ nhiều chức vụ chuyên môn ở nhiều trường đại học cho đến năm 1993, khi được bổ nhiệm vào các cơ quan chính quyền. Bà đã là một trong những người soạn thảo Đặc thù lưỡng quốc luận của Tổng Thống Lý Đăng Huy, từng là Phó Chủ Tịch Hành Chính Viện Trung Hoa Dân Quốc (tương đương phó thủ tướng) dưới thời Tổng Thống Trần Thủy Biển. Bà được cho là không có sức lôi cuốn hay tài ăn nói, nhưng thuyết phục mọi người bằng sự chân thành, trí thông minh và lòng kiên trì. Quan điểm và hành động đương đầu với Trung Quốc của bà trong vai trò tổng thống hai nhiệm kỳ qua còn nói lên lòng dũng cảm đáng ngưỡng mộ.

Bà Pelosi đã phát biểu về nữ tổng thống Đài Loan hôm thứ Tư 3/8/2022 như sau: “Chúng tôi rất hãnh diện về sự lãnh đạo của bà. Từ lò luyện kim của thách thức, bà đã tạo ra một nền dân chủ hưng thịnh – một trong những nền dân chủ tự do nhất trên thế giới – một đất nước tự hào được lãnh đạo bởi một nữ tổng thống.”

Bà Pelosi cũng đã viết trong một bài quan điểm đăng trên báo The Washington Post trong cùng ngày bà đến Đài Loan: “Tình hữu nghị của Hoa Kỳ với Đài Loan ngày hôm nay quan trọng hơn bao giờ hết – không chỉ với 23 triệu người trên hòn đảo này mà cả với hàng triệu người bị Trung Quốc áp bức và đe dọa.”

Trung Cộng đơn phương cho rằng Đài Loan thuộc về họ. Nhưng điều này đã bị Đài Loan bác bỏ mạnh mẽ bằng vị trí độc lập với chủ quyền riêng biệt và một hệ thống chính trị dân chủ thành công, nơi người dân hãnh diện với lãnh đạo và đất nước của mình.

Nước Mỹ tuy công nhận “Chỉ có một China,” nhưng đồng thời ca ngợi mối giao hảo và thương giao Mỹ-Đài, và cương quyết sẽ bảo vệ Đài Loan trước những đe dọa xâm lược bằng quân sự của Trung Cộng.

Tổng Thống Thái Anh Văn đã tặng bà Pelosi một chiếc khăn quàng cổ màu ngọc lam, huân chương danh dự dân sự cao quý nhất của đảo quốc. Bà cũng bày tỏ lòng mình: “Tôi rất ngưỡng mộ Chủ Tịch Hạ Viện Pelosi, người từ lâu đã đứng vững trong việc bảo vệ tự do, dân chủ và nhân quyền. Bà đã không bao giờ ngần ngại đối đầu trực tiếp với những lời lẽ và hành động tác hại đến các giá trị dân chủ.”

Chuyến thăm lịch sử của bà Pelosi tới Đài Loan đánh dấu đỉnh điểm của một sự nghiệp chính trị lâu dài và tỏa sáng là một người ủng hộ mạnh mẽ quyền lợi của phụ nữ, nhân quyền, dân chủ và an ninh quốc gia.

Năm 1991, trước khi trở thành lãnh đạo Quốc Hội, bà Pelosi và hai đồng nghiệp Hạ Viện đã đến Bắc Kinh, đứng ở quảng trường Thiên An Môn và giương một biểu ngữ đen trắng tôn vinh “NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT VÌ DÂN CHỦ Ở TRUNG QUỐC” trong cuộc thảm sát tại quảng trường Thiên An Môn hai năm trước đó. Họ cũng đã cung kính đặt 3 đóa hoa trắng tại nơi đánh dấu mộ phần của những người đã hy sinh, trước khi bị công an Trung Cộng hoảng hốt ập tới áp tải ra khỏi quảng trường, rồi thô bạo bắt bớ và giam giữ các ký giả ghi lại sự kiện này.

Hơn ba thập kỷ sau, bà Pelosi một lần nữa khiến Trung Quốc tức giận, nhưng lần này thông điệp thách thức cường quyền Trung Cộng và ủng hộ nhân quyền, tự do, dân chủ của  bà  diễn ra trên trường quốc tế với hàng triệu triệu người dùng mạng xã hội theo dõi, kể cả chuyến bay của bà, lộ trình và những biện pháp an ninh của Mỹ.

Lãnh đạo Đài Loan và nhân dân đảo quốc đã đồng lòng với vị khách mà Trung Cộng sợ tới độ phải dở thói côn đồ dọa nạt cố hữu. Phải chăng Bắc Kinh của Tập Cận Bình sẵn sàng vượt qua mọi nghi thức ngoại giao tối thiểu chỉ vì họ quen thói hành xử coi thường phụ nữ? Ngoài việc dọa bắn máy bay của bà Pelosi, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc cáo buộc bà “cao ngạo;” Bắc Kinh đã triệu tập đại sứ Mỹ vào giữa đêm để chất vấn, và tiến hành các cuộc tập trận quân sự để phản đối, cấm Trung Quốc mua một số mặt hàng của Đài Loan, và thề rằng sẽ còn nhiều trừng phạt hơn nữa.

Nhưng lòng dũng cảm và thông điệp mạnh mẽ của hai vị nữ lãnh đạo này đã là  gáo nước lạnh hắt vào mặt những kẻ cuồng nộ và biến những đe dọa của họ thành trò cười cho thế giới.  Ứng xử của hai bà hy vọng cũng đánh thức được những lãnh đạo của các quốc gia nhỏ đang cúi đầu khuất phục Trung Quốc, và là nguồn động lực mạnh mẽ cho người dân tại những quốc gia đang bị độc tài thống trị.

Cuộc gặp của hai nữ lãnh đạo còn dạy cho lãnh đạo Bắc Kinh một nguyên tắc căn bản về việc tôn trọng chủ quyền độc lập của một quốc gia. Họ không thể đe dọa, chi phối hay xâm phạm vào quyền đi lại, thăm viếng, hợp tác và ủng hộ nhau của bất kỳ quốc gia nào khác. Đặc biệt, càng không thể hành xử vô lễ và côn đồ với lãnh đạo của các quốc gia chỉ vì họ là nữ giới.

Ngày 4/8/2022

TS Trần Diệu Chân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.