Hai nghị sĩ Nga kêu gọi rút quân về nước

Một cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Putin. Ảnh: Việt Nam Thời Báo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Chúng tôi yêu cầu lập tức rút quân Nga về nước.”

“Nếu Nga  không chấm dứt chiến dịch quân sự thì sẽ có nhiều trẻ mồ côi hơn nữa,” nghị sĩ Leonid Vasyukevich  tuyên bố trong  một đoạn video ghi lại cuộc họp. “Chúng tôi yêu cầu lập tức rút quân Nga về nước.”

Báo chí tại Nga và phương Tây đồng loạt đưa tin (*) hai nhà lập pháp ở vùng Viễn Đông của Nga đã thúc giục Tổng thống Vladimir Putin chấm dứt “chiến dịch quân sự” tại Ukraine, một động thái được cho là hiếm hoi.

Một tòa án quân sự tại Nga đã xác nhận thông tin về việc 115 binh sĩ nước này bị sa thải khỏi quân đội vì từ chối thực hiện nhiệm vụ tại Ukraine. Theo thông cáo báo chí của tòa án, được hãng tin Interfax trích dẫn, những người liên quan là thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, những người đã từ chối thực hiện một nhiệm vụ liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Matxcơva tại Ukraine.

Ngoài ra, để đưa ra phán quyết của mình, tòa án cho biết đã xem xét các tài liệu cần thiết và thẩm vấn các chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, một lực lượng an ninh nội bộ khác với quân đội Nga nhưng cũng tham gia vào các hoạt động ở Ukraine.

Tòa án đã bác đơn kháng cáo của 115 binh sĩ này, đồng thời xác nhận việc họ bị sa thải. Tòa án không nói rõ những người lính này đóng quân ở đâu tại Nga. Trường hợp này dường như là trường hợp chính thức đầu tiên được xác nhận về việc binh sĩ Nga đã từ chối tham gia vào cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Theo báo The Guardian, vụ kháng nghị diễn ra ở Nalchik, thủ đô của nước cộng hòa Kabardino-Balkarian ở vùng Caucasus thuộc Nga, nơi đơn vị Rosgvardia đóng quân.

Kể từ khi chiến sự bùng phát, truyền thông và tình báo phương Tây đã nhiều lần đưa tin về tình trạng sa sút tinh thần trong quân đội Nga cũng như việc một số binh sĩ từ chối tham chiến ở nước láng giềng.

Matxcơva không lên tiếng bình luận về những thông tin như vậy.

Tin tức liên quan đến cuộc chiến trên báo chí nước ngoài cho biết các nhà tài phiệt Nga sẵn sàng trả tiền để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại họ, và đề nghị gửi khoản tiền này tới Ukraine để tái thiết nước này, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland tuyên bố trong cuộc họp với các đồng nghiệp từ các nước G7 và được tờ Handelsblatt của Đức trích lại.

Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới – WHO  hôm 26/5 đã thông qua kiến nghị lên án tình trạng khẩn cấp y tế khu vực do Nga xâm lược Ukraine và bác một nghị quyết đối nghịch từ Matxcơva mà trong đó không hề đề cập đến vai trò của WHO trong cuộc khủng hoảng.

Hiện tại, với việc từ bỏ chiến dịch đánh chiếm thủ đô Kyiv và thành phố Kharkiv, Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho rằng ông hiện đang tìm kiếm chiến thắng quân sự ở miền đông – nơi chủ yếu nói tiếng Nga, đó cũng là nơi ông đưa ra cáo buộc vô căn cứ rằng Ukraine phạm tội diệt chủng.

Ngày 28/5, tờ RT của Nga cho biết Ukraine liệt cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào danh sách đen với cáo buộc “tham gia chiến dịch thông tin của Nga nhằm chống lại Ukraine,” theo hãng thông tấn TASS. Ngoài ra, nhà ngoại giao 99 tuổi cũng bị cáo buộc “tuyên truyền, hăm dọa và xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

Ngày 24/5, ông Kissinger nói trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) rằng Kyiv và Moscow phải đạt được một thỏa thuận hòa bình trong vòng hai tháng tới để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng hơn đối với các mối quan hệ quốc tế ở châu Âu. Theo ông, nếu xung đột tiếp diễn, nó sẽ trở thành một cuộc chiến toàn cầu giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga.

Để làm được điều này, ông Kissinger nói rằng Ukraine ít nhất phải chấp nhận quay trở lại “trạng thái trước đây,” hoặc từ bỏ các yêu sách lãnh thổ của mình đối với Crimea và trao quyền tự trị cho Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk ly khai ở miền đông.

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhiều nguồn tin độc lập từng nhấn mạnh rằng Kissinger và Nixon cùng nghĩ ra chiến lược bỏ rơi Việt Nam mà trên thực tế họ đã thực hiện.

Năm 1969, Kissinger và Nixon đến nhậm chức tại Nhà Trắng. Họ là một cặp đôi, trong đó Nixon là tổng thống. Họ hứa đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, đó là lời hứa với người dân Hoa Kỳ khi tranh cử. Tại một thời điểm nào đó Nixon nói rằng ông sẽ chấp nhận điều kiện “ngừng bắn tại chỗ” để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán.

“Khi bắt đầu chính sách Việt Nam hóa năm 1969, Kissinger nghĩ đó là một chính sách tốt, nhưng đã quá trễ. Và cuối cùng thì Kissinger chỉ muốn mua một khoảng thời gian cho quân đội Mỹ rút ra khỏi VN, để sau đó khi Sài Gòn thất thủ thì không ai đổ lỗi cho Hoa Kỳ, khiến Kissinger và chính quyền Nixon không bị xấu hổ” – cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, ông Frank Snepp kể về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng Hòa như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Nguyễn Huỳnh

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

Chú thích:

(*) https://www.themoscowtimes.com/2022/05/27/local-deputy-in-russias-far-east-urges-putin-to-end-war-in-ukraine-a77823;

https://guardian.ng/news/world/russian-lawmakers-in-hot-water-for-urging-putin-to-end-ukraine-conflict/;

https://www.theguardian.com/world/2022/may/27/115-russian-national-guard-soldiers-sacked-for-refusing-to-fight-in-ukraine;

https://www.rt.com/russia/556201-kissinger-birthday-ukraine-enemies-list/

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.