Hamburg: Người Việt biểu tình vì Hoàng Sa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 9/9/2023, tại thành phố cảng Hamburg, Đức Quốc, Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hamburg đã phối hợp với cơ sở Việt Tân tại vùng Bắc Đức tổ chức một ngày sinh hoạt nhân 50 năm ngày mất Hoàng Sa bằng cuộc biểu tình và buổi hội thảo & văn nghệ để lên án bá quyền Trung Quốc và nhắc nhở mọi người hành động vì Hoàng Sa (HS) .

Chương trình biểu tình trước lãnh sự quán Trung Quốc nằm trên đường Elbchausee 268, Hamburg được bắt đầu vào lúc 13 giờ với nghi thức chào cờ & mặc niệm.

Sau đó, ông Nguyễn Đình Phúc, Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hamburg đã tuyên bố lý do cuộc biểu tình. Bằng 2 ngôn ngữ Đức và Việt, ông Phúc nhắc lại sự việc Trung Quốc (TQ) đã dùng võ lực đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19/1/1974. Theo ông thì trận Hải Chiến Hoàng Sa 1974 lúc nào cũng nhức nhối và canh cánh trong lòng người Việt; và trong gần 50 năm qua, người dân Việt Nam không bao giờ chấp nhận sự chiếm đóng Hoàng Sa bất hợp pháp của Trung Quốc và luôn phản đối, lên án trên mọi diễn đàn…

Tiếp theo là những phát biểu của đại diện các tổ chức, hội đoàn như ông Phạm Công Hoàng, Tổ Chức Sinh Hoạt Người Việt tại CHLB Đức; bà Nguyễn Kim Hương, Hội Người Việt Tự Do tại Đan Mạch; ông Nguyễn Thanh Văn, Ủy Ban Điều Hợp Công Tác Cộng Đồng tại CHLB Đức; bà Lý Thị Khiếu, Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hamburg… Phần lớn bằng Đức ngữ với các nội dung tố cáo bá quyền Trung Quốc cưỡng chiến Hoàng Sa & Trường Sa của Việt Nam, xâm phạm chủ quyền lãnh hải và hà hiếp ngư dân Việt Nam.

Xen kẽ những bài hát đấu tranh, bà con đến từ Đan Mạch, Hannover, Bremen, Krefeld, Bochum, Essen,… đã cùng đồng bào tại Hamburg hô vang những khẩu hiệu đòi lại Hoàng Sa bằng tiếng Đức cho người cư ngụ quanh khu vực và người đi qua đường biết mục đích của cuộc biểu tình.

Đặc biệt, ông Trần Văn Các đến từ Bremen cũng cho phát thanh những khẩu hiệu bằng Hoa ngữ với mục đích cho những nhân viên lãnh sự quán Trung Quốc biết nội dung những phản đối của người biểu tình như: Đả đảo TQ, Hoàng Sa & Trường Sa là của Việt Nam, TQ phải cút khỏi lãnh hải VN,…

Trước khi kết thúc cuộc biểu tình, bà con đã diễn hành ngang qua cổng lãnh sự quán TQ với các khẩu hiệu phản đối bá quyền TQ.

Buổi biểu tình chấm dứt vào lúc 14g30.

Tuần hành phản đối trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hamburg hôm 9/9/2023
Tuần hành phản đối trước Lãnh sự quán Trung Quốc tại Hamburg hôm 9/9/2023

Sau biểu tình mọi người di chuyển về hội trường giáo xứ Mariä Himmelfahrt tại Rahlstedt, Hamburg để nghỉ ngơi và sửa soạn cho sinh hoạt phần 2.

Chương trình hội thảo & văn nghệ bắt đầu lúc 16g30 bằng nghi thức chào cờ, mặc niệm. Ông Hội trưởng Hội Hamburg đã lên cảm ơn mọi người đã bỏ thời giờ quý báu cuối tuần để tham dự buổi sinh hoạt.

Tiếp theo là phần hội thảo với chủ đề “Hoàng Sa, Biển Đông và Vấn đề An ninh Việt Nam” do ông Nguyễn Thanh Văn trình bày.

Ông Nguyễn Thanh Văn trình bày tổng quát về vị trí và bối cảnh lịch sử Việt Nam có được chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa từ thế kỷ 16 khi các Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam cho đến khi người Pháp đô hộ VN và cuối cùng là trận hải chiến Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974.

Kể về giai đoạn lịch sử trận hải chiến Hoàng Sa, ông Văn cho biết lúc đó phía chính quyền Việt Nam Cộng Hòa (Tướng Ngô Dzu) có đề nghị phía Cộng Sản Bắc Việt (CSBV) cùng đứng tên chung trong một giác thư để tố cáo hành vi xâm lăng của Trung Quốc. Tuy nhiên phía CSBV đã từ chối và Lê Đức Thọ, một lãnh đạo cao cấp của CSBV khi đó còn nói: “Thà để Hoàng Sa trong tay Trung Quốc hơn là để trong tay ‘ngụy quyền’ Sài Gòn,”  Hoàng Tùng, Tổng biên tập báo Nhân Dân nói: “Trung Quốc có giải phóng Hoàng Sa giúp ta thì sau này cũng sẽ trả lại.” (sic!)

Hội thảo với chủ đề "Hoàng Sa, Biển Đông và Vấn đề An ninh Việt Nam" do ông Nguyễn Thanh Văn, Ủy Ban Điều Hợp Công tác Cộng đồng tại CHLB Đức trình bày
Hội thảo với chủ đề “Hoàng Sa, Biển Đông và Vấn đề An ninh Việt Nam” do ông Nguyễn Thanh Văn, Ủy Ban Điều Hợp Công tác Cộng đồng tại CHLB Đức trình bày

Theo ông Văn thì hậu quả đầu tiên từ việc mất Hoàng Sa vào tay TQ đó là ngư dân VN bị cấm đánh bắt cá, thậm chí bị cướp phá, bắn giết tại vùng biển Hoàng Sa, là ngư trường truyền thống bao đời của mình.

Trung Quốc đứng vững tại địa điểm chiến lược này, tung thòng lọng chín khúc (Đường lưỡi bò 9 đoạn) thít chặt vào cổ Việt Nam và mấy nước nhỏ khác trong vùng trong bao năm qua.

Nhưng như vậy vẫn chưa hài lòng, hôm 28/8/2023 Bắc Kinh còn chính thức công bố “bản đồ tiêu chuẩn” phiên bản 2023. Mà theo bản đồ mới này thì hôm nay nó không còn là 9 đoạn nữa mà là 10 đoạn.

Trước khi chấm dứt phần 1 của bài thuyết trình, ông Văn cũng kêu gọi mọi ngưởi trong hội trường ký tên vào kiến nghị thư Hoàng Sa Thuộc Việt Nam. Đây là một trong các hành động mà người Việt có thể làm được trong tầm tay.

Trong giờ giải lao mọi người có dịp thưởng thức các món ăn như bánh bò, chè, nem nướng, do bà con tại Hamburg chung tay làm để ủng hộ cho ban tổ chức.

Sau giải lao, chương trình phần hai bắt đầu bằng các bài hát đấu tranh do ca sĩ Thụy Uyển, người đã từng đoạt giải Á quân Tiếng Hạc Vàng do SBTN tổ chức tại Hoa Kỳ năm 2022, chị Nguyễn Kim Hương (Đan Mạch), anh Cao Thình, chị Mỹ Lệ và một số anh chị em ca sĩ nghiệp dư tại Hamburg đóng góp.

Phần hai của đề tài thuyết trình với tiêu đề “An ninh lãnh thổ Việt Nam trước sự bành trướng của Trung Quốc.”

Trong phần này ông Văn đã trình bày tổng thể an ninh của Việt Nam mà 3 nước Trung Quốc, Lào và Campuchia ít nhiều ảnh hưởng trực tiếp.

Biển Đông thì TQ đã bồi đắp một số đảo tại Trường Sa, Hoàng Sa thành căn cứ quân sự để có thể kiểm soát Biển Đông nói chung và khống chế VN nói riêng. Phía tây bắc và tây nam thì TQ đang khống chế Lào và Campuchia qua các dự án kinh tế Vành đai Con đường (BRI). Và hiện nay TQ còn đang được xử dụng quân cảng Ream tại Shihanoukville (còn được gọi là Kampong Som), cách đảo Phú Quốc của VN khoảng 30 km; và sân bay Dara Sakor ở Koh Kong với một phi đạo dài 3.200m, cách Hà Tiên khoảng 160 km cũng như đang xây dựng tại đây một cảng nước sâu có thể tiếp nhận các tàu có trọng tải 10.000 tấn

Một căn cứ ở Campuchia sẽ mang lại cho TQ “khả năng viễn chinh trong khu vực.” Từ căn cứ Ream tại Sihanoukville, ngoài hoạt động hậu cần và giám sát tình báo, TQ vừa có thể giám sát từ vùng vịnh Thái Lan kéo dài tới eo biển Malacca, là hải lộ quan trọng nối liền Thái Bình Dương qua Ấn Độ Dương, cũng như vừa để bảo vệ tuyến đường BRI, vừa có thể khống chế VN về mặt địa lý.

Qua những sự kiện nêu trên, cộng thêm hành vi ngày càng hung hăng của TQ trên Biển Đông thì có thể nói VN đang bị sức ép của TQ ngày càng nghiêm trọng. Và có lẽ CSVN đã thấm đòn, nên việc nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ lên chiến lược toàn diện là hướng đi mà Hà Nội phải đi nếu muốn thoát khỏi sức ép của TQ.

Sau đó mọi người cùng thảo luận về những vấn đề như:

– Người Việt có thể làm gì để đòi lại Hoàng Sa?

– Liệu sau khi nâng cấp quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ thì CSVN có thoát Trung nổi hay vẫn sẽ tiếp tục đu dây?

– Hoặc Hoa Kỳ có giúp thúc đẩy dân chủ tại VN hay không?

– Người Việt nên tiếp tục kiên trì lên tiếng bằng nhiều hình thức để tố cáo TQ cưỡng chiếm Hoàng Sa của VN.

– Nhân quyền, dân chủ của VN thì người VN phải giải quyết. Không có quốc gia nào có thể giải quyết vấn đề này cho người Việt Nam.

– An ninh quốc gia và chủ quyền lãnh thổ thì cần phải liên kết với các nước dân chủ, lớn mạnh để cân bằng thế mạnh của TQ…

Chương trình hội thảo và văn nghệ đấu tranh chấm dứt vào 20 giờ cùng ngày và bà con đến từ Đan Mạch trước khi chia tay cũng đã ngỏ lời cảm ơn Hội Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Hamburg đã tổ chức buổi sinh hoạt thật có ý nghĩa này!

Văn Các

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.