Hán hoá Việt Nam bằng tiền tệ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đồng tiền của một quốc gia ngoài ý nghĩa thông thường để mua bán trao đổi giữa người dân trong nước, nó còn phản ảnh chẳng những tình trạng kinh tế mạnh yếu mà còn cho thấy chủ quyền của quốc gia đó.

Ngày nay trên thế giới do kinh tế phát triển đã hình thành nhiều đồng tiền mạnh như đồng đô-la Mỹ, bảng Anh, đồng Euro của Liên Minh Châu Âu, đồng Yen của Nhật Bản v…v… Tuy nhiên trong giao thương quốc tế, từ lâu các nước đã thống nhất thanh toán căn bản bằng đồng Mỹ Kim.

Việt Nam là nước có chung đường biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc dài 1,350 km nên ngoài con đường xuất nhập cảng chính thức, buôn bán tiểu ngạch qua đường biên giới trên đất liền giữa hai bên trở nên phổ biến từ hàng chục năm qua. Vì thế sự xuất hiện của đồng Yuan (Nhân Dân Tệ) ở vùng biên giới đã có từ lâu nhưng không chính thức.

Ngày 28/8/2018 vừa qua, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 19/2018 cho phép thương nhân và cư dân trong 7 tỉnh biên giới phía Bắc giáp với Trung Quốc được xử dụng đồng Nhân Dân Tệ song hành với VND.

Thấy gì qua Thông tư 19 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam?

Trước hết, Thông tư 19 gián tiếp thừa nhận một điều đã diễn ra nhiều năm qua tại các tỉnh vùng biên giới. Thương nhân và người dân Việt Nam buôn bán qua lại với các công ty Trung Quốc, vì lợi ích riêng đã dùng cả Nhân Dân Tệ khi trao đổi hàng hoá. Điều này có thể đã làm dễ dàng trong lưu thông thương mại, nhưng mặt khác nó tạo điều kiện cho người dân và công ty Việt Nam quen dần với một loại tiền mạnh hơn nội tệ. Các chính quyền địa phương vô tình hay cố ý đã làm ngơ trước sự kiện tưởng chừng như vô hại này.

Mặc dù trong năm 2016, Nhân Dân Tệ đã được Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) bỏ vào giỏ tiền tệ quốc tế SDR (Special Drawing Rights) để trở thành đồng tiền thứ 5 bên cạnh đồng Mỹ Kim, Anh Kim, Đồng Yen và đồng Euro. Nhưng cho đến nay đồng Yuan của Trung Quốc hầu như chưa được quốc gia nào trên thế giới chấp nhận thanh toán như một ngoại tệ mạnh trong giao dịch thanh toán quốc tế.

Sự kiện chính quyền CSVN cho phép người dân tại 7 tỉnh biên giới dùng tiền Trung Quốc song hành với nội tệ trong các giao dịch thương mại cho thấy hậu quả rất nguy hiểm về mặt kinh tế lẫn chính trị. Nhất là khi Thông tư 19 được ban hành chỉ 10 ngày sau chuyến đi Bắc Kinh của Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.

Cuộc gặp gỡ của Vượng với Tập Cận Bình được cho là để “củng cố tin cậy chính trị và thúc đẩy hiệu quả các lĩnh vực hợp tác” làm nổi lên mối nghi ngờ trong thời điểm đảng CSVN ra sức cho thông qua Luật đặc khu theo lệnh Bắc Kinh nhưng bị chìm trong cơn bão phẫn nộ của người dân.

Về mặt kinh tế, ai cũng thấy rõ là khi đồng Yuan đã xử dụng ở 7 tỉnh biên giới thì nó không ngừng ở đây như Ngân hàng Nhà nước mong muốn. Tiền tệ từ lúc ra đời làm nhiệm vụ đầu tiên là thay thế hình thức kinh tế thô sơ của loài người, chấm dứt hình thức “hàng đổi hàng”.

Như một giòng nước bất tận, nó hiện diện khắp nơi thay đổi số phận con người và đất nước như một vị thần đầy quyền lực. Vì thế có ai dám bảo đảm rằng đồng Yuan sẽ chỉ quanh quẩn ở Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn hay Yên Bái, Bắc Kạn, Hà Giang mà không theo chân người dân Việt Nam đi khắp chốn?

Ở khía cạnh so sánh đơn giản nhất, người dân sẽ có khuynh hướng giữ đồng Yuan trong túi hơn là giữ đồng nội tệ vì mệnh giá của Yuan ổn định và cao hơn. Cho tới thời điểm hiện nay khoảng 7 Yuan tương đương 1 USD trong khi cần đến trên 2,300 VND mới mua được 1 USD.

Đây là một thực tế mà ai cũng có thể nhìn thấy trước, chỉ có những kinh tế gia tốt nghiệp giáo trình kinh tế chính trị Mác-Lê từ Liên Xô cũ là không thấy.

Sự kiện này đưa đến tình trạng sẽ không còn ai muốn dùng đồng tiền Việt Nam mà tập trung dùng tiền Trung Quốc khi giao dịch, trước hết là ở thị trường biên giới như hiện nay và sẽ lan tràn khắp nước trong tương lai rất gần.

Thương nhân Việt Nam vì hám lợi riêng, nên sẽ là trợ thủ đắc lực cho lái buôn Trung Quốc lợi dụng việc cho lưu hành đồng Yuan để đầu cơ, dìm giá như đã từng xảy ra và người sản xuất hàng hoá Việt Nam lãnh đủ. Hoặc chúng sẽ tạo ra những vụ mua bán mờ ám, quái dị như mua móng trâu, mua đỉa, hay mua ốc bươu vàng trong quá khứ hầu tạo sự xáo trộn nền kinh tế nông thôn Việt Nam.

Một số nhà kinh tế, tài chánh trong nước biện hộ tận tình cho việc dùng tiền Trung Quốc ở biên giới. Những người này cho rằng nó sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam từ nay không cần đổi tiền ra đô-la Mỹ để thanh toán cho hàng hoá nhập từ Trung Quốc. Như vậy sẽ làm Việt Nam giảm nhập siêu đối với Trung Quốc cũng như loại bớt những chi phí không cần thiết do thay đổi hối suất.

Thật ra đó chỉ là những điểm lợi nhỏ trong khi cả nền kinh tế Việt Nam sẽ bị khống chế bởi đồng Yuan mạnh hơn VND. Điều này đưa đến chính sách tài chánh, tiền tệ của Việt Nam hoàn toàn lệ thuộc vào chính sách tiền tệ của Bắc Kinh. Đây là nói về âm mưu Hán hoá bằng tiền tệ rất thâm độc của Trung Quốc.

Về mặt chính trị, khi xử dụng đồng Yuan rõ ràng thị trường Việt Nam từng bước trở thành sân sau của Trung Quốc trong đó VND chỉ còn là cái bóng của Nhân Dân Tệ. Điều này chẳng khác gì âm mưu của đảng CSVN cho thành lập 3 đặc khu kinh tế và mở rộng cửa cho Trung Quốc vào thuê đất đến 99 năm như dự thảo Luật đặc khu đưa ra.

Thời gian đầu, dân Tàu sẽ tự do vào ở 3 đặc khu này với danh nghĩa hoạt động đầu tư. Nhưng khi căn cứ ban đầu đã ổn định họ sẽ đi khắp nước và ở khắp nơi với những “phố Tàu” đã chuẩn bị sẵn. Như vậy cho 7 tỉnh dùng tiền Trung Cộng thì sớm muộn gì nó sẽ được dùng khắp nước.

Hiện nay mỗi tuần Trung Quốc có đến 500 chuyến bay để đưa dân Tàu đi du lịch Việt Nam. Nhưng khi đồng Yuan được dùng thả dàn thì số lượng người Tàu đủ loại vào Việt Nam sẽ tăng nhanh như nước vỡ bờ.

Rốt cuộc là về mặt chính trị, Việt Nam đã bị Hán hoá không bằng một lực lượng quân sự mà bằng sự “sáp nhập tiền tệ” mềm mại trong hoà bình.

Tóm lại, quyết định cho sử dụng đồng Nhân Dân Tệ tại 7 tỉnh miền Trung là kế hoạch Hán hóa vô cùng tinh vi theo kiểu tầm ăn dâu của Trung Quốc hiện nay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự đại hội đảng XIV chủ trì phiên họp đầu tiên của Tiểu ban hôm 13/3/2024 tại trụ sở Trung ương đảng. Ảnh: Vietnam Plus

Từ trường hợp ông Võ Văn Thưởng nhìn về công tác nhân sự

Nhưng thống kê lại chuỗi cán bộ cấp cao bị kỷ luật trong thời gian qua, phân tích bản chất, tìm đến nguyên nhân cốt lõi, thì đi đến kết luận rằng, công cuộc chống tham nhũng cần phải đẩy mạnh, tiến hành triệt để, nhưng phải cần đến các biện pháp khác có khả năng tiệu diệt nguyên nhân gốc rễ của quốc nạn tham nhũng.