Hãnh Diện Về Những Tài Năng Của Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong kỳ thi Olympic Tin Học Quốc Tế thứ 16 năm 2004 tổ chức tại thủ đô Athens, Hy Lạp từ ngày 1 đến 18 tháng 9 vừa qua, Việt Nam có bốn học sinh ghi danh tham dự và tất cả đã đoạt giải với một huy chương bạc và ba huy chương đồng. Kỳ thi này có tất cả 292 thí sinh tham dự đến từ 80 quốc gia và khu vực trên toàn thế giới.

JPEG - 6.7 kb
Em Phạm Xuân Hòa cùng thầy cô, cha mẹ, bạn bè

Học sinh đoạt huy chương bạc lần này là em Phạm Xuân Hòa, học sinh lớp 11 trường Trung học phổ thông Lê Quý Đôn, Thành phố Đà Nẵng, với số điểm là 440. Hòa là một học sinh nghèo, rất mê môn tin học. Mãi cho đến khi vào được lớp 10, Hòa mới thực sự ngồi trước máy vi tính đầu tiên của trường để thực tập những bài học. Theo tin tức thì chỉ còn thiếu vài điểm nữa, Phạm Xuân Hòa đã đạt được Huy Chương Vàng lần này.

Ba học sinh đoạt huy chương đồng gồm có các em Lê Mạnh Hà học sinh lớp 12, Khối chuyên toán, đại học quốc gia Hà Nội với số điểm là 320. Em Phạm Hữu Thành, thuộc đại học quốc gia thành phố Sài Gòn với số điểm là 355. Em Nguyễn Duy Khương thuộc trường trung học phổ thông năng khiếu Trần Phú, Thành phố Hải Phòng với số điểm là 330 điểm.

Trong khi đó học sinh Lê Hồ Quỳnh Anh đã xuất sắc đoạt huy chương vàng kỳ thi học sinh giỏi Toán bậc tiểu học tại Ấn Độ, trong cuộc thi diễn ra vào đầu tháng 9 vừa qua. Năm ngoái, trong kỳ thi toán quốc tế lần thứ nhất tại Thái Lan, tuy Quỳnh Anh không đạt giải nào nhưng qua kinh nghiệm này, Quỳnh Anh đã bình tỉnh và làm được 14/15 câu hỏi trong kỳ này. Kết quả là em đã vinh dự đoạt huy chương vàng trong số hàng trăm học sinh từ các quốc gia khác đến tham dự

Trước đó, vào tháng 7 năm 2004, đoàn học sinh Việt Nam tham dự cuộc thi Olympic toán quốc tế lần thứ 45 tại Hy Lạp cũng đã mang thành quả lớn về cho học sinh Việt Nam. Trong cuộc thi này, học sinh Việt Nam đã đạt thành tích khá cao với bốn huy chương vàng và hai huy chương bạc.

Học sinh Lê Hùng Việt Bảo đã đoạt huy chương vàng. Đây là lần thứ hai Lê Hùng Việt Bảo đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic quốc tế. Năm trước, khi mới học lớp 11, Bảo đã qua mặt các đàn anh để giành một giải vàng với số điểm tuyệt đối 42/42. Lần ấy, để vào được đội tuyển, Bảo đã phải trải qua những vòng thi rất khó khăn. Ở kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi, Bảo chỉ giành giải ba, một giải rất khiêm tốn. Nhưng rồi khả năng và sự thông minh của cậu học sinh lớp 11 đã chinh phục các thầy cô giáo. Lọt vào đội tuyển đi thi quốc tế, Bảo đã viết nên trang vàng của mình khi giành một huy chương vàng tuyệt đối đầy khó khăn.

Học sinh Nguyễn Kim Sơn cũng đã đoạt huy chương vàng. Nguyễn Kim Sơn đã từng thi chọn đội tuyển quốc gia nhưng bị loại vì xếp thứ tám (đội tuyển chỉ có sáu người), năm nay, Sơn quyết tâm phải thi để có mặt trong danh sách những người lên đường sang Hy Lạp. Sau khi hoàn thành các bài thi, Sơn gần như đã biết mình giành được một giải gì đó tương tự huy chương vàng bởi so với bài làm của thí sinh nước bạn, bài của mình tốt hơn rất nhiều. Theo Nguyễn Kim Sơn thì, nếu xếp về thứ tự, Việt Nam là nước mạnh nhất về hình học, về tổ hợp, ta chỉ thua Mỹ, Trung Quốc, Hungary, còn đại số thì chỉ thua có mỗi Trung Quốc….

Học sinh Nguyễn Minh Trường đoạt huy chương vàng. Em Trường mê toán từ khi còn chưa đi học, vào lớp 1 cho đến tận lớp 12, những ẩn số và lời giải cuả những bài toán luôn là niềm say mê của cậu học trò Nguyễn Minh Trường. Lớp 7, Trường đã đoạt giải nhì cuộc thi học sinh giỏi toán Hải Phòng. Năm sau, lớp 8, giải thưởng giành cho Trường là một giải nhất, đến lớp 10 cũng vậy. Lớp 11, trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia lớp 12, Trường đã vượt qua nhiều đàn anh để giành một giải nhì. Kỳ thi quốc gia chọn học sinh giỏi 2004, Trường đã xuất sắc giành một giải nhất cùng một suất vào đội tuyển đi thi quốc tế.

Học sinh Phạm Kim Hùng đã đoạt huy chương vàng. Nhỏ bé nhất đoàn nhưng tấm huy chương vàng có thể coi là sáng nhất với điểm số 37/42, Phạm Kim Hùng khá rụt rè khi nói về những thành tích mà em đã đạt được. Năm 2002, 15 tuổi, một mình Hùng”khăn gói” từ Ý Yên, Nam Định lên Hà Nội theo học khối Trung học Phổ thông chuyên toán tin của Đại học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Lọt vào đội tuyển đi thi quốc tế ngay từ lớp 11. Nhưng khi đặt chân đến nước bạn, Hùng không khỏi không lo lắng vì đây là một cuộc thi lớn, rất nhiều nước tham dự mà mình thì lại chưa có kinh nghiệm. Nhưng rồi, mọi sự cũng đều qua với sáu bài thi có thể coi là xuất sắc với điểm số cao hơn hẳn các đàn anh. Bất ngờ khi ghi danh bảng vàng, Hùng đã làm được điều kỳ diệu mà trước đó vài ngày em đã không thể nào mơ được.

Những kết quả của học sinh Việt Nam tuy còn rất khiêm nhường và đa số liên quan đến lãnh vực Khoa học tự nhiên, nhưng đã nói lên sức phấn đấu của tuổi trẻ Việt Nam đang sống và học trong một hoàn cảnh vô cùng thiếu thốn của gia đình nói riêng và của đất nước nói chung. Nếu là một quốc gia coi trọng giáo dục và quan tâm đến việc nghiên cứu, những học sinh xuất sắc nói trên chắc chắn sẽ được Bộ Giáo dục lưu tâm để tạo điều kiện phát triển khả năng; nhưng tại Việt Nam, những tài năng này lại phải tự mình phấn đấu trong sự nghèo đói chung của toàn xã hội. Chảy máu chất xám khởi sự từ hoàn cảnh bi đát này.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.