Hậu quả của một nền giáo dục tồi

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một triết lý giáo dục phù hợp với văn hóa và con người Việt Nam sẽ là nền tảng vững chắc để phát triển quốc gia, dân tộc. Vậy muốn đất nước thịnh vượng và đổi mới, tiếp thu những cái mới mà vẫn giữ được bản sắc dân tộc để bắt kịp với thế giới văn minh thì con người phải là đối tượng cần được đào tạo, canh tân hàng đầu.

Những ai còn quan tâm đến vận mệnh quốc gia dân tộc đều thấy được sự yếu kém và lạc hậu trong ngành giáo dục nói riêng và tình hình đất nước nói chung. Đâu là nguồn gốc của mọi vấn đề trong giáo dục? Tại sao lại bế tắc?

Giáo dục trước nhất là dạy con người ta hiểu biết về đạo đức, nhân cách, đạo làm người, biết cái đúng sai, sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội, v.v.

Giáo dục không chỉ là đọc và viết. Đó là vận dụng những giá trị kiến thức có được vào cuộc sống làm cho xã hội phát triển và sử dụng những kiến thức đó một cách hữu ích cho bản thân, có suy nghĩ cùng tư duy độc lập mà không phụ thuộc vào người hoặc tổ chức, đảng phái chính trị nào.

Nhìn vào thực trạng giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta không khỏi thất vọng vì có quá nhiều vấn đề bị bế tắc không có lối thoát, trong đó tính gian dối, vô đạo đức tràn ngập cả trong học đường và ngoài xã hội. Vì giáo dục trong chế độ độc tài Cộng Sản là kiểu giáo dục định hướng, trong một khuôn phép nhất định mà những kẻ cai trị đã vạch ra với mục đích chính yếu là làm ngu dân để dễ trị, cho nên giáo dục không lấy con người làm gốc, tự do, khai phóng để con người có thể phát huy hết khả năng có được.

Gian dối là một biểu hiện của vô đạo đức. Nhưng biểu hiện này tràn ngập trong học đường và ra bên ngoài xã hội với nạn chạy điểm, chạy bằng, chạy chức. Đáng lý ngành giáo dục phải nêu một tấm gương về việc chống lại thói gian dối đang ngày càng thâm nhập vào mọi mặt của xã hội Việt Nam, nhưng hình như nó bất lực! Một chỉ thị của cấp tỉnh để chỉ đạo tỉ lệ tốt nghiệp của học sinh phổ thông trong tỉnh là điều không hiếm có.

Ông Nguyễn Phú Trọng đã từng cho rằng “Mặc dù nền giáo dục vẫn còn những hạn chế, xã hội còn nhiều mong muốn nhưng nhìn tổng thể giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ.” Phát biểu như vậy có nghĩa là ông Trọng và lãnh đạo CSVN coi nền giáo dục của Việt Nam hiện rất tốt. Nhưng tại sao hầu hết quan chức Việt Nam lại cho con em ra nước ngoài đến những quốc gia có nền giáo dục tự do, tiên tiến ăn học và định cư?

Mới đây một sự việc gian lận thi cử trong kỳ thi Quốc Gia ở cấp tỉnh (Sơn La, Hoà Bình) đã làm dư luận xã hội dậy sóng, phá hủy niềm tin về giáo dục khi nó là nền móng cho sự phát triển của quốc gia, dân tộc. Cho đến giờ này Bộ Giáo Dục vẫn bao che, bưng bít, dung dưỡng cho những hành vi sai trái đó khi chưa công khai điểm mặt, chỉ tên những phụ huynh và học sinh mua bán điểm thi đó.

Nhưng chẳng hy vọng vì người dân bình thường thì lấy đâu ra tiền và quan hệ để làm những việc đó.

Những hệ lụy của việc giáo dục không đúng cách đã làm tha hóa đạo đức, nhân cách của giới trẻ bây giờ. Nhất là những lớp trẻ còn trong lứa tuổi đến trường, học trò đánh chửi nhau với thầy cô giáo, bạo hành học đường xảy ra ở mọi nơi, học sinh bị đánh đập, bị xâm hại tình dục, bị xúc phạm hay miệt thị, v.v… đã trở thành một căn bệnh không thuốc chữa.

Những vấn nạn giáo dục nói trên không chỉ di hại đến một thế hệ mà còn kéo dài đến nhiều thế hệ, khiến cho đất nước không thể nào ngóc đầu lên được trong hơn 4 thập niên qua là vì vậy.

Trách nhiệm để giải quyết vấn nạn này trước hết phải gỡ bỏ những trói buộc khuôn khổ giáo điều Mác – Lenin lạc hậu, phát huy tinh thần tự lực. Đáp cho câu hỏi này phải là nền giáo dục của học đường. Vì chính nơi đây, mới đúng là nơi mở cửa và hướng tâm hồn con em chúng ta vào ngưỡng cửa tri thức, đạo đức, nhân cách… nhưng thật buồn.

Cho nên, phải khẳng định rằng chính cái thể chế độc tài này mới là cốt lõi của mọi vấn nạn, không chỉ với ngành giáo dục mà còn trên mọi mặt của đời sống xã hội.

Vậy thì chỉ khi nào chúng ta ý thức được rằng, thể chế độc tài Cộng Sản hiện nay chính là vấn đề cần thay đổi.

Thắng Bùi

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.