Hãy là ngọn gió đổi thay!

Hãy là ngọn gió đổi thay. Ảnh: Chân Trời Mới Media
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thầy Minh Tuệ là một nhân vật đang được dư luận trong và ngoài nước chú ý. Nhiều người gọi thầy là thánh tăng, minh tăng, bậc chân tu, đạo hạnh cao thâm, v.v.

Thực sự thì thầy Minh Tuệ vẫn là một con người bình thường như tất cả mọi người, cái khác là thầy đang tự tìm tòi, học tập để có thể tiếp tục đi trên con đường tới sự giải thoát, thân tâm an lạc, không còn vương vấn tới hỉ nộ ái ố.

Con đường thầy Minh Tuệ đang đi có nhiều chông gai, nhiều cám dỗ, đôi khi yếu lòng thầy Minh Tuệ vẫn có thể sa ngã. Chúng ta tự phong cho thầy là minh tăng, thánh tăng là chúng ta vô tình gán ghép thầy Minh Tuệ với một hình ảnh tưởng tượng, không có thật, và người thất vọng sẽ là chính chúng ta khi chúng ta vô tình chứng kiến một thầy Minh Tuệ thật trong sáng nhưng vẫn còn tỳ vết.

Hãy để cho thầy một khoảng cách, một không gian riêng biệt để thầy có thể tự mình tiếp tục đốt đuốc đi tìm chân lý và điều chúng ta nên làm là cầu nguyện cho sự an lành luôn luôn đến với thầy.

Xã hội Việt Nam hiện tại là một xã hội khi xảo trá là sự thật, liêm sỉ chỉ có khi chưa bị bắt. Cần kiệm liêm chính là thứ từ miệng các quan khi ban huấn dụ tới đồng bào, nhưng đến khi bị “đo ván rớt đài” thì ngay cả các ông chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội lại hiện nguyên hình là những con sâu đục nát quê hương. Các doanh nhân nổi tiếng với huân chương lao động treo đầy ngực áo lại là những tên lừa đảo bất nhân khi bị lột mặt nạ.

Trong một xã hội như vậy, người dân thừa biết mình bị lừa đảo nhưng vẫn phải cắn răng chịu đựng và trong thâm tâm họ vẫn mơ ước có một ngày họ sẽ tìm thấy một hình ảnh chân thật, đơn sơ, gần gũi mà họ có thể cảm thông được. Thầy Minh Tuệ là cái hình ảnh mà mọi người đang trông đợi đó.

Thầy Minh Tuệ chỉ ăn ngày một bữa, ai cho gì ăn nấy. Ai cho tiền thầy cũng thoái thác không nhận. Áo quần, giày dép chỉ là vật dùng để phục vụ che thân. Thầy ngủ ngoài ruộng, trong nghĩa địa vì giấc ngủ bình yên của thầy là từ trong tâm mà ra, không lệ thuộc vào giường chiếu mùng mền. Thầy không ban huấn dụ, rao giảng đạo từ, lúc nào cũng khiêm tốn cho rằng mình đang cần học hỏi thêm.

Thử so sánh hai hình ảnh, một người cầm nồi cơm đi lặng lẽ trên đường phố, và kẻ thì ngồi trong đoàn xe khủng, đi tới đâu là có lính phùng mang trợn má, quát tháo người dân để dẹp đường cho quan đi thì chúng ta cũng thừa biết ai là ma vương và ai là kẻ hiền tài.

Cộng Sản biến đất nước ta thành một bãi rác đạo đức khổng lồ, hôi tanh và thầy Minh Tuệ là một cơn gió thoảng mang lại một chút không khí trong lành cho đất nước.

Đảng Cộng Sản có thể sẽ dập tắt hiện tượng Minh Tuệ, nhưng tinh thần Minh Tuệ sẽ sống mãi nếu mỗi người chúng ta hãy tự thay đổi mình để trở thành một Minh Tuệ, để giữ cho ngọn lửa Minh Tuệ sáng mãi trong tâm thức của người dân Việt Nam.

Chúng ta không cần thực hành đời sống khổ hạnh như thầy, chúng ta chỉ cần bỏ một chút thời gian và tâm tư để lưu tâm tới những người xung quanh. Chúng ta hãy đối xử với nhau tử tế hơn, và nguyện rằng “người Việt Nam phải thương lấy người Việt Nam.” Chúng ta hãy bớt nghi kỵ lẫn nhau, hãy tin tưởng rằng con người ai cũng có mang trong mình điều tốt đẹp.

Thành phố đang mọc lên những quán cơm không đồng, là những nơi mà người ta đang mang lại hạnh phúc cho người khác. Mỗi người chúng ta sẽ vô cùng vui sướng khi biết rằng mình đang mang lại hạnh phúc tới những người không quen biết nhưng cùng “da vàng máu đỏ.”

Thầy Minh Tuệ đi khắp miền đất nước, mưu cầu đi tìm niềm hạnh phúc an lạc cho chính mình, nhưng thầy lại đang gieo duyên để mang lại hạnh phúc cho không biết bao nhiêu người trong và ngoài nước.

Trần Nghị

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.

Số người di cư Trung Quốc đã bị giam giữ ở biên giới với Mexico cao gấp 10 lần vào năm 2023 so với những năm trước đại dịch. Sự suy thoái kinh tế ở quê nhà cùng với những lo ngại về nhân quyền đang thúc đẩy nhiều người tìm kiếm cuộc sống mới ở Mỹ. Ảnh: Reuters

Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ?

Wang Zhongwei [người rời bỏ Trung Quốc, vượt biên giới Mexico-Mỹ vào Mỹ xin nhập cư] nói rằng nếu Trung Quốc muốn người dân ở lại, họ phải cải cách triệt để hệ thống giáo dục và phúc lợi xã hội để đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mọi người.

“Mọi người sống vì hy vọng, họ cần có hy vọng,” Wang nói. “Giáo dục không giải quyết được sự bất bình đẳng, nhưng ít nhất nó có thể đưa mọi người đến một vạch xuất phát bình đẳng hơn; nó mang lại cho mọi người niềm hy vọng.”