Hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận?

Ảnh: US Human Rights Network
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Việc chửi mắng và bình phẩm ác ý về các nghệ sĩ và ca sĩ gần đây trên mạng xã hội được nhiều người, trong đó có giới luật sư, cổ xuý và biện minh bằng quyền tự do ngôn luận, dựa trên lập luận rằng giới nghệ sĩ được xem là nhân vật công chúng, căn cứ Điều 19 của Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights – ICCPR).

Vậy cần hiểu thế nào về quyền tự do ngôn luận, và thế nào là nhân vật công chúng theo Điều 19 của ICCPR?

1. Tự do ngôn luận

Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và ICCPR.

Tự do ngôn luận là nguyên tắc bảo đảm quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm của họ mà không sợ bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt bởi luật pháp và/hoặc nhà cầm quyền.

Tự do ngôn luận bao gồm hai loại: Tự do quan điểm (freedom of opinion) và Tự do biểu đạt (freedom of expression). Đây là hai quyền tự do thiết yếu cho sự phát triển toàn diện của con người và xã hội. Chúng gắn bó mật thiết với nhau, trong đó tự do biểu đạt mang đến phương tiện trao đổi và phát triển tự do các quan điểm.

Nói đến tự do ngôn luận còn nói đến quyền công dân đặt trong mối tương quan giữa công dân và nhà nước, và do đó mang tính chất công pháp (public law), chứ không phải trong mối tương quan giữa các cá nhân thuần tuý, do tư pháp (private law) chi phối.

Theo Điều 19 của ICCPR, việc thực hiện quyền tự do ngôn luận gắn liền với nhiệm vụ và trách nhiệm đặc biệt, và theo đó phải tuân thủ một số hạn chế nhất định để tôn trọng quyền hoặc danh dự của những người khác, nhằm bảo vệ đạo đức xã hội.

Nói cách khác, tự do ngôn luận không phải là quyền tuyệt đối, trái lại nó bị hạn chế để không trở thành hành động phỉ báng, vu khống, tục tĩu, khiêu dâm, xúi giục, kích động, gây hấn, tiết lộ thông tin mật, vi phạm bản quyền, bí mật thương mại, nhãn hiệu thực phẩm, quyền riêng tư, an ninh công cộng và khai man.

Vì vậy, không thể biện minh cho những phát ngôn vô trách nhiệm khiến gây tổn hại hoặc xúc phạm người khác và cộng đồng xã hội bằng tự do ngôn luận.

2. Nhân vật công chúng

Nhiều người viện dẫn Bình giải Tổng quát (General Comment) số 34 ngày 29/7/2011 về Điều 19 của ICCPR (sau đây gọi là Comment 34), để nhấn mạnh rằng các hạn chế nêu trên bị loại trừ và không áp dụng cho “nhân vật công chúng” (mà họ dịch từ thuật ngữ “celebrity” trong tiếng Anh).

Từ đó, họ cho rằng việc chửi mắng giới nghệ sĩ và ca sĩ được bảo hộ bởi ICCPR và, do đó, rất cần thiết đối với nền dân chủ trong một xã hội tiến bộ (!) Có thật như vậy không?

Đoạn 38 của Comment 34 nêu rõ như sau:

“As noted earlier in paragraphs 13 and 20, concerning the content of political discourse, the Committee has observed that in circumstances of public debate concerning public figures in the political domain and public institutions, the value placed by the Covenant upon uninhibited expression is particularly high.”

Tức là, những cuộc thảo luận công cộng (public debates) về chính trị liên quan đến những nhân vật công chúng (ở đây thuật ngữ tiếng Anh là “public figures,” chứ không phải “celebrity”) trong lĩnh vực chính trị và định chế công quyền phải được bảo đảm dựa trên sự tôn trọng cao quyền biểu đạt không giới hạn.

Như vậy, ICCPR và Comment 34 chỉ nói rằng nhà nước không được cấm đoán những cuộc thảo luận công cộng liên quan đến chính trị; và trong phạm vi đó, nhà nước cũng không được cấm đoán công dân chỉ trích các nhân vật công chúng thuộc giới chính trị và công quyền.

Cần lưu ý, Comment 34 chỉ sử dụng thuật ngữ “public figures,” tức những nhân vật công chúng, và tuyệt nhiên không dùng hoặc ngụ ý từ nào nói đến giới “celebrity,” dù rằng trên thực tế trong giới celebrity nhiều người cũng có thể đồng thời là public figure.

Đoạn 38 của Comment 34 còn nhấn mạnh các nhân vật công chúng được nói đến ở bản văn đó bao gồm những người sau đây:

“Moreover, all public figures, including those exercising the highest political authority such as heads of state and government, are legitimately subject to criticism and political opposition.”

Nghĩa là các nhân vật công chúng, bao gồm cả những người có quyền lực chính trị cao nhất như nguyên thủ quốc gia và chính phủ, phải chịu sự công kích và đối kháng chính trị một cách hợp pháp.

Không nội dung nào ngụ ý ICCPR và Comment 34 khuyến khích quyền tự do công kích giới celebrity, bao gồm nghệ sĩ và ca sĩ, mà không liên quan đến chính trị và công quyền.

Tóm lại, việc viện dẫn quyền tự do ngôn luận và các công ước quốc tế hữu quan thực sự đòi hỏi người phát ngôn hoặc tranh luận phải có hiểu biết chính xác bên cạnh sự ngay tình và tính trung thực, dựa trên khả năng đọc hiểu tiếng Anh các văn kiện luật pháp quốc tế, chứ không theo lối trích dẫn bừa bãi rồi suy diễn theo ý riêng.

Vậy nên, muốn chửi mắng ai thì tùy, song đừng lôi quyền tự do ngôn luận và công ước quốc tế vào đó mọi lúc mọi nơi, không khéo toàn bộ kiến thức và nền giáo dục mà mình thụ hưởng sẽ bị phơi bày cho thiên hạ mục kích!

LS Lê Công Định

Nguồn: FB Lê Công Định

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.