Họ không phải là trẻ con!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phương cách tuyên truyền và xử lý trong nhiều vụ việc, đặc biệt là những việc có yếu tố chính trị “nhạy cảm”, nếu không bĩnh tĩnh nhìn nhận lại để thay chỉnh thì chẳng những phản tác dụng, phản tuyên truyền mà nguy hiểm hơn nhiều khi thành… phản động!

Xử lý mấy nhóm người biểu tình bằng cách kết tội họ bị các thế lực thù địch “kích động xúi giục” thì chẳng thuyết phục được ai. Nếu quả thật những người xuống đường biểu tình kia chỉ là loại dễ bị “kích động xúi giục”, thì tôi nghĩ cũng không đáng bận tâm làm gì, cần gì phải mở những chiến dịch tuyên truyền tấn công rầm rộ đến thế, cần gì phải huy động lực lượng công an ồn ào đến vậy.

Tôi chưa xuống đường biểu tình lần nào. Nhưng giả như có thì đó cũng chẳng phải do bị ai “kích động xúi giục” cả. Con gái tôi khoác áo No – U, nhiều lần đòi ra Hà Nội biểu tình với bác Nguyên bác Tạo bác A, nhưng tôi tin đó là ý thức tự thân, chứ nó không trẻ con đến mức bị bác Nguyên bác Tạo bác A “kích động xúi giục”. Đến như tôi là ba của nó mà cũng không dám nghĩ là mình có thể “kích động xúi giục” được con gái, huống chi là bọn “phản động” nào.

Ngay cả đứa con gái của mình tôi còn tin không ai “kích động xúi giục” nổi, huống chi những “lão già” như Nguyên Ngọc, Chu Hảo, Nguyễn Huệ Chi… Tôi không tin những Giáo sư Chu Hảo, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Duy Hiển, Ngô Đức Thọ, Giáo sư Tiến sĩ khoa học Nguyễn Đông Yên, Lâm Quang Thiệp, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Nguyễn Văn Khải, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hồng Kiên, nhà văn Nguyên Ngọc, Nguyễn Trọng Tạo, Phạm Xuân Nguyên, Vũ Ngọc Tiến, Đỗ Trung Quân, cùng những nhân vật lẫy lừng như Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Quốc Thái, Nguyễn Đình Đầu… lại dễ bị “kích động xúi giục” đến thế. Nói thế chẳng hóa ra xem họ toàn là thứ… trẻ con sao?

Cái tội “kích động xúi giục” không hiểu từ bao giờ bỗng dưng hay nhảy xổm vào miệng lưỡi của các nhà tuyên truyền.

Vài tốp đồng bào dân tộc thiểu số bỏ làng vượt biên cũng bị qui là do “bọn xấu kích động xúi giục”. Không hiểu sao người ta dám xem thường đồng bào đến vậy. Ở Mỹ hoặc nhiều quốc gia dân chủ, nếu cứ mở mồm bảo người dân tộc thiểu số là thiếu hiểu biết, thiếu thông tin nên bị “bọn xấu lôi kéo, kích động xúi giục” là nguy đấy, bởi nói vậy chẳng khác chi kỳ thị sắc tộc. Mà cái tội miệt thị, kỳ thị sắc tộc này lại là tội to, và là điều tối kỵ bất cứ nhà cầm quyền nào cũng phải ý thức tránh.

Tôi không ngây thơ đến mức không nhìn thấy những tác động có thể có từ các phe nhóm, tổ chức chống Cộng cực đoan. Nhưng thật sự như tôi đã nói nhiều viết nhiều rồi: chống Cộng theo kiểu lối các phong trào dân chủ chửi bậy hiện thời thì chống được cái gì và lôi kéo được ai? Đâu phải dễ gì “kích động xúi giục” hay lôi kéo được dân chúng. Nhìn trên mạng đấy: các trang weblog chống đối chế độ một các khiên cưỡng và mù quáng mọc ra nhan nhản nhưng bị cộng đồng mạng bài xích, nhiều trang tự chết, nhiều anh cố đấm ăn xôi nhưng chẳng tác dụng gì, thậm chí chẳng ai đoái hoài… Nhận thức của người dân bây giờ rất khác, họ đủ trình độ để nhận biết và lựa chọn, chứ không phải dễ gì áp đặt, kích động, lôi kéo.

Cứ tư duy và hành xử như vậy, thì không khéo bọn “phản động” cũng lại nhìn suy ngược và xem thường Cộng sản, rằng Hồ Chí Minh bị Mác – Lê lôi kéo xúi giục, Việt Nam theo mô hình Cộng sản chẳng qua cũng chỉ vì bị Liên Xô, Trung Quốc “kích động xúi giục” sao? Và những phương cách trấn áp thô bạo, súc vật với người biểu tình vừa qua của chính quyền cũng là do bị Trung Quốc “kích động xúi giục” sao?

Bình tĩnh nhìn lại vậy mới thoát được trong hướng tìm cách xử lý những vấn đề chính trị nhạy cảm, đặc biệt là xử lý các vụ việc chống đối, bất đồng. Nên nhìn xét trong những nguyên nhân nội tại, chứ không phải cái gì cũng đem đổ vấy cho bọn “kích động xúi giục” bên ngoài. Nghe thế nó vừa trẻ con, lại yếu hèn, vô trách nhiệm và… phản động!

Nhìn được như thế, sẽ có cách xử lý khôn ngoan hơn những trò khiêng đạp như súc vật vừa qua. Thậm chí, những phương cách súc vật ấy không những không làm ổn định được tình hình, mà ngược lại còn “kích động” thêm sự tức giận, bất đồng.

Một nhà nước mạnh, thể chế mạnh thì mọi trò “kích động xúi giục” kia nếu có cũng chỉ là trò hề. Cơ thể khỏe mạnh, sức đề kháng tốt thì ngán gì mấy loại vi trùng “kích động xúi giục” ấy?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.