Hoa Kỳ đình chỉ tất cả các cam kết thương mại với Myanmar

Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ bà Katherine Tai, hôm 29/3/2021 cho biết Hoa Kỳ sẽ ngay lập tức đình chỉ mọi cam kết với Myanmar theo một thỏa thuận thương mại và đầu tư năm 2013, cho đến khi có sự trở lại của chính phủ được bầu cử một cách dân chủ.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 29 tháng Ba, 2021, Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ bà Katherine Tai cho biết Hoa Kỳ sẽ ngay lập tức đình chỉ mọi cam kết với Myanmar theo một thỏa thuận thương mại và đầu tư năm 2013, cho đến khi có sự trở lại của chính phủ được bầu cử một cách dân chủ.

Thứ Bảy 27 tháng Ba là ngày biểu tình đẫm máu nhất ở Myanmar kể từ cuộc đảo chính quân sự ngày 1 tháng Hai, với 114 người thiệt mạng. Ít nhất 5 người khác đã thiệt mạng vào thứ Hai 29 tháng Ba khi hàng ngàn người tiếp tục xuống đường để phản đối việc quân đội cướp chính quyền.

Trong một tuyên bố bà Katherine Tai nói rằng việc lực lượng an ninh Myanmar giết hại những người biểu tình ôn hòa, những sinh viên, công nhân và các nhà lãnh đạo lao động và trẻ em “đã gây chấn động lương tâm của cộng đồng quốc tế.

Những hành động này là một cuộc tấn công trực tiếp vào quá trình chuyển đổi dân chủ của đất nước và những nỗ lực của người dân Miến Điện để đạt được một tương lai hòa bình và thịnh vượng.

Ngoài việc đình chỉ thỏa thuận thương mại và đầu tư ký kết năm 2013, bà Tai cho biết USTR (Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ – The Office of the United States Trade Representative) sẽ xem xét tình hình của Myanmar khi họ làm việc với Quốc Hội Hoa Kỳ về việc tiếp tục chương trình Hệ thống ưu đãi chung, nhằm giảm thuế quan của Hoa Kỳ và cung cấp quyền tiếp cận thương mại đặc biệt khác cho một số nước đang phát triển.

Chương trình này đòi hỏi các quốc gia phải có một số biện pháp bảo vệ quyền lợi của người lao động, nhưng theo Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ Katherine Tai thì các báo cáo cho thấy các nhà lãnh đạo quân đội Myanmar đã đàn áp các tổ chức công đoàn và người lao động vì họ tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ.

(Theo Reuters)

FB Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.