Hoa Kỳ và EU lên tiếng về bản án đối với 3 nhà báo độc lập Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Liên minh châu (EU) vừa lên tiếng về bản án “khắc nghiệt” và kêu gọi trả tự do cho ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN) vừa bị chính quyền đưa ra xét xử hôm 5/1.

Chúng tôi rất thất vọng khi hay tin về những bản án khắc nghiệt do một tòa án ở Việt Nam xét xử đối với ba thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.
– Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ

Trong thông cáo gửi cho VOA tối ngày 5/1, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ viết: “Chúng tôi rất thất vọng khi hay tin về những bản án khắc nghiệt do một tòa án ở Việt Nam xét xử đối với ba thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, trong đó có ông Phạm Chí Dũng, người sáng lập kiêm Chủ tịch của Hội.”

“Những bản án khắc nghiệt này là bản án mới nhất trong một xu hướng bắt giữ và kết án đáng lo ngại nhằm vào các công dân Việt Nam thực hiện các quyền được ghi trong hiến pháp Việt Nam,” Bộ Ngoại giao Mỹ viết.

Cũng tối hôm 5/1, Phát ngôn viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam Kellee Farmer gửi thông cáo cho VOA trong đó kêu gọi chính phủ Việt Nam đảm bảo các hành động của mình phù hợp với các quy định về quyền con người trong hiến pháp cũng như các nghĩa vụ và cam kết quốc tế.

Kết thúc thông cáo, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Đại sứ quán viết: “Tự do báo chí là nền tảng của sự minh bạch và quản trị có trách nhiệm. Các tác giả, blogger và nhà báo thường làm công việc của họ với rủi ro lớn, và chúng tôi kêu gọi các chính phủ và công dân trên toàn thế giới – bao gồm cả Chính phủ Việt Nam – phải bảo vệ họ.”

Sáng ngày 6/1, Phát ngôn viên EU gửi thông báo cho VOA trong đó viết: “Việc tuyên phạt ông Phạm Chí Dũng 15 năm tù và ông Nguyễn Tường Thụy và ông Lê Hữu Minh Tuấn mỗi ông 11 năm tù là một diễn biến tiêu cực. Cả ba đều là thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), một tổ chức xã hội dân sự thúc đẩy tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do lập hội.”

“Các quốc gia phải bảo vệ quyền tự do ngôn luận và tạo ra một môi trường thuận lợi cho các cuộc tranh luận công khai ngay cả khi các ý kiến được bày tỏ trái ngược với những ý kiến mà chính quyền đưa ra. Quyền tự do bày tỏ quan điểm và biểu đạt – cả trực tuyến và trực tiếp – là yếu tố quan trọng để đảm bảo tính minh bạch, công bằng xã hội, phát triển bền vững và bao quát cũng như thịnh vượng,” EU cho biết.

“Quyền tự do biểu đạt được đảm bảo bằng Hiến pháp của Việt Nam, Tuyên bố Toàn cầu về Nhân quyền [Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền] và các công ước quốc tế khác mà Việt Nam tham gia ký kết, bao gồm cả Công ước Quốc tế về các Quyền Chính trị và Dân sự [ICCPR]. Hơn nữa, trong khuôn khổ của Đánh giá Định kỳ Phổ quát [UPR], Việt Nam đã chấp nhận các khuyến nghị để đảm bảo và dỡ bỏ các hạn chế đối với quyền tự do bày tỏ quan điểm và biểu đạt. Tuy nhiên, việc gia tăng những vụ bắt bớ, bỏ tù và kết án những nhà báo Việt Nam và những nhà bảo vệ nhân quyền lại đi theo hướng ngược lại.”

Liên minh châu Âu mong nhà chức trách Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho ông Dũng, ông Thụy và ông Tuấn, cũng như tất cả các nhà báo, blogger và các nhà bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù vì đã bày tỏ quan điểm một cách ôn hòa.

Liên minh châu Âu cho biết sẽ tiếp tục theo dõi và làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam và tất cả các bên liên quan để cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm, tổng bí thư kiêm chủ tịch nước Việt Nam. (Hình: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images)

Tô Lâm yêu cầu ‘đổi mới,’ thật không?

Mới tháng trước, ngay sau khi ngồi vào chiếc ghế tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam mà ông Nguyễn Phú Trọng để lại, ông Tô Lâm đã yêu cầu “cải cách thể chế nhằm đưa đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh…” Bài mới của ông Tô Lâm được coi là một “tín hiệu” về cải cách chính trị mà Việt Nam sẽ thực hiện (???)

Quan khách niệm hương trước linh vị các Anh Hùng Đông Tiến trong buổi Lễ Tưởng niệm các Anh Hùng Đông Tiến do Cơ sở Việt Tân tại Pháp tổ chức hôm 15/09/2024 tại Paris, Pháp Quốc

Ngọn Lửa Đông Tiến Còn Thắp Sáng

Paris chưa vào thu, nhưng sáng nay lại se sắt cái rét ngọt của giao mùa. Trong căn phòng họp nhỏ của ngôi giáo đường, quan khách đã vào chỗ ngồi. Có khoảng một trăm người, nào là những cụ già tóc bạc phơ, tay mang gậy chống, nào là những khuôn mặt quen thuộc của những thân hữu đã đồng hành cùng Cơ sở Việt Tân Pháp trong suốt bốn thập niên qua.

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

'Kỳ tích' làng Nủ

‘Kỳ tích’ làng Nủ

Những ngày qua, tôi nghe nhiều đến từ “kỳ tích ở làng Nủ.” Ban đầu là 8 người trở về, sau đó là 3 người, và hôm nay là 18 người. Chúng ta hãy thử xem cái gì là kỳ tích ở đây nhé.