Hoạt động môi trường và tội trốn thuế

Bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Điều hành Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIETSE), một tổ chức tư vấn độc lập tập trung vào chính sách năng lượng xanh, bị bắt giam vào ngày 15/9/2023.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lãnh vực xã hội dân sự trong gìn giữ môi trường liệu có phải là những cú áp phe bạc tỷ khiến người ta phải liên tục… trốn thuế?

Việt Nam bắt giam chuyên gia năng lượng Ngô Thị Tố Nhiên, vài ngày sau chuyến thăm của Tổng thống Hoa Kỳ Biden. Đó là nội dung tóm tắt trong bài báo được Reuters dẫn thông tin từ The 88 Project. Theo đó, bà Ngô Thị Tố Nhiên, Giám đốc Điều hành Sáng kiến Chuyển đổi Năng lượng Việt Nam (VIETSE), một tổ chức tư vấn độc lập tập trung vào chính sách năng lượng xanh, (bị bắt giam) vào ngày 15/9/2023.

Ghi nhận trên trang web của VIETSE, tính đến chiều ngày 21/9/2023 vẫn không có tin tức gì về chuyện bà Ngô Thị Tố Nhiên vướng lao lý.

Theo phần tự giới thiệu trên trang web VIETSE thì tổ chức xã hội dân sự này được thành lập tháng 8/2018 với pháp nhân có tên “Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam”, viết tắt VIETSE, là một tổ chức nghiên cứu độc lập, với vai trò cầu nối giữa nghiên cứu và chính sách, với sứ mệnh thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam một cách hiệu quả, bền vững và tin cậy.

Quan điểm độc lập cùng mục tiêu vì xã hội và môi trường là giá trị cốt lõi trong hoạt động của VIETSE.

Theo giới thiệu của Viện Goethe thì bà Ngô Thị Tố Nhiên tốt nghiệp cử nhân Điện tử Tin học tại Đại học Bách khoa Hà Nội; bằng thạc sĩ Quản lý và Hệ thống Năng lượng của Đại học Flensburg, Đức. Bà có hơn 15 năm kinh nghiệm làm tư vấn độc lập cho các dự án năng lượng do Ngân hàng Thế giới, EU, Liên Hiệp Quốc, ADB, Bộ Công Thương và Bộ Khoa học và Công nghệ tài trợ.

Các hoạt động chuyên môn của bà tập trung vào kinh tế năng lượng, mô hình năng lượng, chính sách năng lượng và đánh giá các công nghệ năng lượng carbon thấp. Bà đã tham gia xây dựng bản đồ tiềm năng năng lượng tái tạo cho Việt Nam và xây dựng chính sách năng lượng tái tạo.

Hiện tại, bà đang làm việc cho Doanh nghiệp xã hội Sáng kiến về Chuyển dịch Năng lượng Việt Nam (VIETSE), tổ chức tư vấn đầu tiên tại Việt Nam chuyên về chính sách chuyển đổi năng lượng và bảo vệ khí hậu, với tư cách là giám đốc điều hành.

Từ vụ án trước đó mà Cơ quan An ninh điều tra đã khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo xanh GreenID về tội “Trốn thuế” theo quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự, thì lần này cũng rất có thể đây là lý do tương tự đã khiến bà Ngô Thị Tố Nhiên lâm cảnh trớ trêu như cộng đồng mạng xã hội đang cho rằng đây là một đòn đánh thẳng vào chuyện ông Biden rời Việt Nam vào ngày 11/9 sau khi nâng cấp quan hệ ngoại giao và ký kết nhiều thỏa thuận với lãnh đạo Hà Nội, chấp nhận gạt bỏ các vấn đề nhân quyền.

Vào thời điểm bị giam giữ, bà Nhiên đang hợp tác với văn phòng Việt Nam của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) để thực hiện Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng, một cam kết trị giá 15,5 tỷ đô-la của nhóm G-7 và các nước khác nhằm giúp Việt Nam giảm sử dụng than – Dự án 88 và nguồn tin của Reuters cho biết.

Thông tin trên trùng khớp với một bản tin mới nhất trên trang web VIETSE về “Phê duyệt Đề án triển khai Tuyên bố Chính trị thiết lập Quan hệ Đối tác Chuyển đổi năng lượng công bằng – JETP.”

Theo tin tức đăng tải trên trang của Dự án 88 thì bà Ngô Thị Tố Nhiên bị cáo buộc về tội trốn thuế, nhưng chưa rõ cụ thể là phần thuế được tính trong thu nhập nào mà bà Ngô Thị Tố Nhiên đã tham gia vào dự án ở tư cách là chuyên gia độc lập?

Về nguyên tắc mang tính lý thuyết, thuế là khoản tiền hay hiện vật mà người dân hoặc các tổ chức kinh doanh phải nộp cho nhà nước tuỳ theo mức quy định nhằm huy động tài chính cho chính quyền, tái phân phối thu nhập, hay điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội.

Trốn, lậu thuế là hành vi phạm pháp của các cá nhân và pháp nhân nhằm không phải nộp thuế, hoặc không phải nộp đủ số thuế mà họ phải đóng. Trốn, lậu thuế khác với tránh thuế vì tránh thuế là hành vi hợp pháp nhằm giảm thiểu số thuế phải đóng.

Tuy nhiên có ngờ vực rằng những vụ bắt bớ kể trên mang yếu tố nhạy cảm chính trị; và nói như nhận xét của ông Ben Swanton, đồng Giám đốc Dự án 88, thì: “Việc giam giữ bà Nhiên chứng tỏ chính phủ Việt Nam đang sử dụng tù nhân chính trị làm công cụ mặc cả trong các cuộc đàm phán ngoại giao.”

Hoài Nguyễn

Tham khảo:

https://www.reuters.com/world/days-after-bidens-visit-vietnam-detains-energy-expert-2023-09-20/
https://www.goethe.de/ins/vn/vi/kul/ges/iug/vne/ntn.html
https://vietse.vn/tin-tuc/phe-duyet-de-an-trien-khai-tuyen-bo-chinh-tri-thiet-lap-quan-he-doi-tac-chuyen-doi-nang-luong-cong-bang-jetp/
https://the88project.org/newsletter-no-35-2023/

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.