Hội Ân Xá Quốc Tế Tố Cáo Việt Nam Đã Cướp Đất Lại Còn Vu Cáo, Hăm Dọa Và Tấn Công Người Công Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong một thông báo đính kèm với một bản báo cáo chi tiết gồm 12 trang, Hội Ân Xá Quốc Tế có trụ sở đặt tại Luân Đôn, Anh Quốc đã mạnh mẽ tố cáo nhà cầm quyền Việt Nam đã cướp đất lại còn vu cáo, hăm dọa và tấn công người Công Giáo.

Thông cáo báo chí của Hội Ân Xá Quốc Tế đưa ra ngày 09/10/2008 có nội dung như sau:

Việt Nam: sợ hãi gia tăng, kỳ thị gia tăng

Ngày hôm nay Ân Xá Quốc Tế tuyên bố rằng nhà nước Việt Nam phải chấm dứt ngay việc hăm dọa và tấn công chống lại người Công Giáo và phải bảo vệ người Công Giáo chống lại bạo lực do những nhóm được nhà nước bảo trợ gây ra.

Việc bách hại lan rộng xảy ra sau khi nhà cầm quyền đàn áp những cuộc biểu tình đông đảo nhưng ôn hòa của người Công Giáo Hà Nội vào cuối tháng Chín vừa qua. Trong tháng Tám và tháng Chín, người Công Giáo đã tụ tập hàng ngàn người để ủng hộ cho lý lẽ của Giáo Hội trong cuộc tranh tụng về đất đai.

Trong thông cáo ngắn đưa ra hôm nay, dựa trên thông tin mới nhất, Ân Xá Quốc Tế trình bày về tình cảnh người Công Giáo trước một làn sóng đàn áp đang bị tấn công cả thể lý lẫn những lời nhục mạ và đe dọa như thế nào. Báo cáo này dựa trên hàng loạt những cuộc phỏng vấn với những nhóm trong Giáo Hội, các ký giả và những giáo dân tại quốc gia này.

“Và họ đã chửi rủa cha mẹ chúng tôi cũng như nói những lời như ‘giết tổng giám mục’, ‘giết các cha cố đi’. Tối Chúa Nhật tuần trước khi tôi đến nhà thờ thì có 400-500 người mặc áo xanh hô to những khẩu hiệu và giương các biểu ngữ”. Một phụ nữ Công Giáo đã cho Ân Xá Quốc Tế biết như trên.

Khi chiến dịch chống lại những người Công Giáo biểu tình được thực hiện bởi các cơ quan truyền thông do nhà nước kiểm soát càng ngày càng khốc liệt, những người phản-biểu-tình và những nhóm do nhà nước bảo trợ đã tập trung bên ngoài Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội và tại giáo xứ Thái Hà, sách nhiễu và hăm dọa các nhà lãnh đạo Giáo Hội và giáo dân. Ít nhất một nhà thờ ở ngoại ô Hà Nội đã bị côn đồ tấn công bằng gạch đá.

Nhà chức trách lại còn dùng luật hình sự để bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận. Bốn người biểu tình đã bị giam giữ và trừng phạt, và vô số giáo dân bị gọi thẩm vấn tại các đồn bót của công an trong những ngày gần đây. Hơn thế nữa, Ân Xá Quốc Tế tin rằng cả những giới chức cao cấp trong Giáo Hội cũng có nguy cơ bị bắt.

Bối cảnh

Những người Công Giáo đã khởi sự biểu tình từ tháng Chạp năm 2007 sau một thời gian dài tranh tụng chủ quyền đất đai về hai miếng đất tại Hà Nội. Đây là những đất đai của Giáo Hội Công Giáo cho đến thập niên 1950 khi nhà nước tịch thu của họ. Các cuộc thương thảo giữa Giáo Hội và nhà nước đã bị đình trệ từ tháng Hai 2008 và trong hai tháng Tám và Chín hàng ngàn người từ các miền đất nước đã tham dự các cuộc biểu tình ôn hòa. Trước cuối tháng Chín, nhà cầm quyền đã phong tỏa các khu vực tranh chấp và chấm dứt các buổi cầu nguyện canh thức.

Phúc trình 12 trang của Ân Xá Quốc Tế có thể xem tại đây: http://vietcatholic.net/news/AfterTheCrackDownFinal.pdf

-o0o-

Nguyên bản Anh Ngữ:

AMNESTY INTERNATIONAL PUBLIC STATEMENT

9 October 2008

AI Index No: ASA

Viet Nam: Growing fear, growing discrimination

The Vietnamese government must end its intimidation and attacks against Catholics and ensure protection against violence by state-sponsored groups, Amnesty International said today.

The widening persecution comes after the authorities cracked down on peaceful mass protests by Catholics in Ha Noi at the end of September 2008. In August and September, Catholics gathered in the thousands to show their support for the church’s claims in a land dispute.

In a briefing paper released today, based on new information, Amnesty International illustrates how Catholics are increasingly physically and verbally attacked and intimidated in the wake of the crackdown. The report is based on interviews with church groups, journalists and parishioners in the country.

“And they shout bad words about our mothers and fathers, and say things like “kill the archbishop” and “kill the priests” a young Catholic woman told Amnesty International. “Last Sunday evening when I came from church, there were maybe 400-500 people there, many in blue shirts, shouting slogans and holding banners.”

As the campaign in state-controlled media against the Catholic protestors is intensifying, counter-protesters and state sponsored groups are gathering outside the Archdiocese and the Thai Ha parish in Ha Noi, harassing and intimidating church leaders and parishioners. At least one Catholic church outside of Ha Noi has been attacked by stone-throwing gangs.

Authorities are also using criminal law to stifle free expression of opinion. Four protesters have been detained and charged, and numerous parishioners have been called in for questioning at police stations in recent days. Moreover Amnesty International believes that senior church officials are at risk of arrest.

Background

Catholics started protesting in December 2007 over a long-running dispute about ownership of two pieces of land in Ha Noi. The land belonged to the Catholic Church until the 1950s when it was confiscated by the state. Negotiations between the church and the government stalled in February 2008 and in August and September thousands of people, some from other parts of the country, joined in the peaceful protest. By the end of September, the authorities had sealed off the areas under dispute and put an end to the mass vigils.

END/

Nguyễn Việt Nam
Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.