Hội chứng 17/6: “Uất nghẹn, giận dữ, cay đắng”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ba trong số hàng trăm người bị công an bắt giữ và đánh đập hôm 17/6 vì bị nghi là ‘tụ tập làm mất trật tự công cộng’ đã lên tiếng tố cáo sự tàn bạo và bất nhân của cơ quan thực thi pháp luật Việt Nam khi đối xử với họ như “tội phạm” và “con vật”.

Gần hai tuần sau khi sự việc xảy ra, những người này nói với VOA rằng họ vẫn còn “bàng hoàng” trước những “hành xử côn đồ” và “tra tấn dã man” của công an đối với họ. Họ nói vẫn còn bị ảnh hưởng nặng nề về tâm lý cũng như về thể chất.

Đây là lần đầu tiên trong đời họ bị đánh đập như vậy. Một trong số họ bị trầm cảm. Người khác bị ‘sốc’ nặng. Người còn lại vẫn bị ảnh hưởng về sức khỏe và tâm thần.

“Trại giam Tao Đàn”

Khoảng 200 người – gồm cả đàn ông, đàn bà và trẻ con – đã bị công an và lực lượng an ninh bắt giữ và câu lưu nhiều giờ trong một khu mà họ mô tả là “trại tập trung giữa lòng thành phố” ở Công viên Tao Đàn, quận 1 của TP HCM. Họ bị công an bắt vì nghi là tụ tập để phản đối dự luật An ninh mạng mới được thông qua và dự luật Đặc khu kinh tế đang gây tranh cãi.

Những người trả lời phỏng vấn VOA nói họ cùng hàng trăm người khác bị cảnh sát dùng bạo lực lục soát đồ đạc cá nhân, lấy điện thoại và yêu cầu họ mở mã khóa để công an kiểm tra xem họ có chụp hình, phát live stream hay đưa bất cứ thông tin gì về cuộc biểu tình lên mạng.

Nguyễn Nam Dương, một người từng là phát thanh viên đài Phát thanh Tây Ninh, nói anh bị khoảng 9-10 nhân viên an ninh dùng vũ lực trói tay và đánh anh ngay trên đường phố ngay sau khi anh bắt đầu truyền live stream về “không gian căng thẳng” của thành phố hôm 17/6. Anh Dương bị giam và tiếp tục bị đánh đập ở khu Công viên Tao Đàn cùng với hàng trăm người khác mà theo anh “đa phần là phụ nữ.”

“Lần đầu tiên trong đời tôi bị đánh như vậy. Họ đánh tôi rất là nhiều đến nỗi tôi còn không nhớ tôi bị đánh như thế nào nữa.”

Anh Dương nói anh bị sốc khi bị công an đối xử với mình và mọi người “như con vật.”

“Trong hoàn cảnh đó dường như là luật pháp, những luân lý và luật lệ không tồn tại trong cái trại tập trung đó trong ngày 17/6.”

Hội chứng 17/6

Anh Dương mô tả cảm giác của anh là “uất nghẹn, ngẹn ngào, giận dữ và cay đắng” và anh gọi những cảm xúc tiêu cực mà anh vẫn đang phải chịu đựng là “hội chứng ngày 17/6”.

Nguyễn Tín, một người tham gia biểu tình ngày 10/6 cũng bị bắt giữ trong dịp càn quét của công an ngày 17/6. Cư dân của TP HCM nói anh bị công an triệu tập với lý do kiểm tra hành chính về tạm trú và sau đó bị bắt giam trong 3 đêm từ 16-18/6. Người đang sinh sống bằng việc kinh doanh bán hàng online ở TP HCM này nói đó là lần đầu tiên anh bị bắt và bị tra tấn như vậy.

“Chắc chắn nó ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như tinh thần của mình trong một khoảng thời gian dài. Hiện tại tôi vẫn chưa làm việc lại được do bị đau và nhức cơ thể. Hiện tại tôi tạm dừng công việc để lo cho sức khỏe của mình trước.”

Một phụ nữ, cũng là nạn nhân bị bắt giữ và đánh đập trong vụ càn quét ngày 17/6, cho VOA biết rằng chị “mong được nói ra sự thật kinh hoàng về sự cai trị độc ác của nhà nước Việt Nam.”

“Sự phẫn uất làm chúng tôi bị trầm cảm cho đến ngày hôm nay,” người không muốn nêu danh tính cho VOA biết hôm 28/6.

Cô chỉ là một trong số nhiều phụ nữ khác bị bắt và đánh đập hôm đó.

Một người có tên Đinh Thị Thu Thủy viết trên trang Facebook của cô về những gì xảy ra tại “trại giam Tao Đàn” ngày 17/6 trong một bài viết có tên “Tình người nơi đâu.” Cô nói đó “vẫn là ký ức kinh hoàng đối với tôi. Và tôi chắc là với cả 200 người có mặt ở nhà thi đấu oan nghiệt đó.”

Nguyễn Ngọc Lụa, một trong những người cũng là nạn nhân của vụ càn quét hôm 17/6 ở trung tâm TP HCM nói trong một video đăng tải trên trang Facebook cá nhân rằng cô bị giam trong 18 tiếng và bị công an đánh đập “có lần sùi cả bọt mép”. Cô gọi vụ bắt bớ đó “giống như cuộc bách đạo người Công giáo.”

Chùn bước hay dấn thân?

Mặc dù nhiều người đã lên tiếng về những hành động mà họ gọi là “mất nhân tính” và “không còn tình người” của công an trên Facebook trong những ngày qua, nhưng người phụ nữ không muốn nêu danh tính nói cô và nhiều người “bị giằng xé giữa trách nhiệm nói lên sự thật và sự an toàn cho người thân của mình.”

Cô cho biết: “Hiện tại chúng tôi không một ai che chở. Chịu mọi sự rình rập khắp nơi. Bất kỳ lúc nào tai họa cũng có thể đổ lên đầu chúng tôi.”

Nhưng Nguyễn Tín cho biết những gì công an đã làm đối với anh và với 200 người ngày 17/6 càng làm cho anh thêm quyết tâm “lên tiếng trước những bất công của nhà cầm quyền.” Anh nói anh đã lường trước những khả năng sẽ “bị đánh đập, bị tra tấn, bị bắt hoặc bị đi tù” nhưng sẽ “dấn thân cho đến khi nào không còn thể làm được nữa thì thôi.”

“(Nhà cầm quyền) vi phạm nhân quyền trầm trọng và những người như Tín sẽ tiếp tục đấu tranh cho việc đó và xem những việc đó là cần phải mang ra cho quốc tế để họ lên tiếng cho (tình trạng) nhân quyền ở Việt Nam.”

Facebooker Nguyễn Ngọc Lụa đã nhắc tới một người phụ nữ dù bị công an đánh nhưng không chịu khuất phục. Theo chị Lụa, “người phụ nữ bị an ninh đánh nhiều, đánh gẫy răng (chỉ vì dám yêu nước, dám thực hiện quyền công dân, không khuất phụ bạo quyền) nhưng chị đã nuốt răng và máu vào trong.”

Luật sư Lê Công Định gọi những hành động dùng vũ lực, đánh đập và bắt giữ người biểu tình và tình nghi biểu tình” của công an và lực lượng an ninh ngày 17/6 là “hành động vi phạm luật pháp nghiêm trọng của cơ quan an ninh.”

Nói trong một video được đăng tải trên trang Facebook Nhật ký biểu tình, luật sư từng chịu án 5 năm tù giam tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” cho rằng “việc làm của cơ quan an ninh ngày 17/6 cho thấy nhà cầm quyền tự vi phạm luật pháp của chính mình.”

Các nhóm nhân quyền và tôn giáo hôm 26/6 đã lên tiếng phản đối gay gắt vụ bắt người và đánh đập của công an hôm 17/6. Các tổ chức này “yêu cầu nhà cầm quyền phải khởi tố điều tra và xét xử những kẻ ra lệnh trực tiếp bắt, tra tấn, đánh đập, hạ nhục người dân vô tội.” Họ cũng yêu cầu chính quyền phải xin lỗi những nạn nhân này.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.